Trẻ mấy tháng mọc răng sữa? Cha mẹ cần lưu ý gì?

Tư vấn chuyên môn bài viết Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Tổng quát - Chỉnh nha
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên đi cùng với quá trình mọc răng ở trẻ là nhiều dấu hiệu khó chịu như sốt, quấy khóc, phát ban,… khiến nhiều phụ huynh trở nên lúng túng. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ trẻ mấy tháng mọc răng và cách nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng để xử trí cho đúng.

1. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào 6 tháng tuổi và hoàn tất 20 chiếc răng sữa trước 3 tuổi.

Tuy nhiên vẫn có một số bé mọc răng sớm hoặc muộn hơn, phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc người thân của bé mọc răng sớm thì khả năng cao bé cũng mọc răng sớm hơn những đứa trẻ khác.
  • Dinh dưỡng: Nếu bé bị thiếu hụt vitamin D và canxi thì có thể mọc răng chậm hơn.

2. Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ

Sau đây là trình tự mọc răng của bé mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Từ 6 – 10 tháng: Trẻ mọc 2 răng cửa hàm dưới.
  • Từ 8 – 12 tháng: Trẻ mọc 2 răng cửa hàm trên.
  • Từ 9 – 13 tháng: Trẻ mọc 2 răng cửa bên hàm trên.
  • Từ 10 – 16 tháng: Trẻ mọc 2 răng cửa bên hàm dưới.
  • Từ 13 – 19 tháng: Trẻ mọc răng cối sữa thứ nhất.
  • Từ 17 – 23 tháng: Trẻ mọc các răng nanh hàm trên và hàm dưới.
  • Từ 23 – 33 tháng: Trẻ mọc 4 răng cối sữa thứ hai.
trẻ mấy tháng mọc răng
Trình tự mọc răng của hầu hết các bé đều giống nhau, nhưng thời điểm mọc từng cái răng có thể khác nhau ở từng bé.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường gặp các dấu hiệu sau đây:

Chảy nước dãi:

Quá trình mọc răng có thể kích thích dây thần kinh, khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn. Hơn nữa, ở giai đoạn này, khoang miệng của trẻ còn khá nông, trẻ cũng chưa hoàn thiện kỹ năng nuốt nước bọt nên càng dễ xảy ra tình trạng chảy nước dãi ra ngoài.

Phát ban, da nổi mẩn:

Khi nước dãi tiếp xúc với da của trẻ có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban quanh miệng, cằm, cổ hoặc ngực.

Ho:

Nước dãi tiết ra nhiều trong khoang miệng có thể khiến bé ho liên tục, hoặc bị ọc sữa.

Thích nhai cắn:

Khi những mầm răng nhú lên khỏi nướu khiến trẻ rất khó chịu, do đó trẻ sẽ có xu hướng thích nhai hoặc cắn những đồ vật xung quanh.

Quấy khóc, khó chịu:

Khi mầm răng nhú lên, một số trẻ bị đau nhức, khó chịu và quấy khóc trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.

Lười bú, chán ăn:

Việc ngậm ti, nhai hoặc cắn mạnh lên vùng nướu đang mọc răng có thể khiến trẻ thêm đau, từ đó trẻ không còn hứng thú với việc bú sữa hay ăn uống.

Sốt:

Một số trẻ khi mọc răng thường bị sốt, có thể sốt nhẹ 37.8 – 38 độ C, hoặc sốt cao đến 39 độ C. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác khiến trẻ sốt không phải do mọc răng, mà có thể do nhiễm trùng. Bởi vì khi trẻ ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi – trùng với thời điểm mọc răng, trẻ mất dần các kháng thể mà mẹ đã truyền trong thai kỳ nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Ngoài ra ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu thích khám phá thế giới xung quanh nên thường đưa đồ vật bên ngoài vào miệng, khiến trẻ dễ tiếp xúc với các mầm bệnh, và cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể – đó là sốt.

trẻ mọc răng
Một số bạn nhỏ quấy khóc không ngừng trong thời gian mọc răng.

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng?

Dưới đây là cách xử trí dành cho các bậc phụ huynh khi có con nhỏ đang mọc răng sữa:

  • Cho bé dùng núm vú giả hoặc đồ chơi mềm để đỡ ngứa. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị sẵn những mảnh khăn sạch được nhúng nước mát hoặc đồ ăn mát để trẻ gặm.
  • Dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho con sạch sẽ, đặc biệt là sau khi con ăn, hoặc sau khi thức dậy.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong quá trình mọc răng ở trẻ. Nếu phát hiện con bị sốt cao không hạ, nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám.
  • Dùng tay để massage nhẹ nhàng nướu răng cho bé đỡ khó chịu. Nhưng mẹ nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi làm nhé.
  • Cho con ăn các thức ăn mềm như sữa, cháo, kem mát… Ưu tiên chọn thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D và kẽm trong bữa ăn của con. Đồng thời, mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi món ăn và trang trí bắt mắt để kích thích bé ăn.
  • Quan sát bé và ngăn chặn những thói quen xấu ở bé như mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả, thở bằng miệng… vì chúng có thể làm cho răng bé bị mọc không thẳng hàng, bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt sau này.
trẻ sốt mọc răng
Cho bé dùng ti giả để đỡ ngứa nướu trong quá trình mọc răng.

5. Trẻ mọc răng khi nào cần đi khám?

Nếu nhận thấy con có những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ mọc răng quá muộn (sau 18 tháng tuổi) nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra.
  • Trẻ vừa sinh ra đã có răng sơ sinh (nanh sữa) cần được gặp bác sĩ để nhổ bỏ, vì những chiếc răng này có thể cản trở việc ăn và bú, hoặc rơi vào họng của con.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, hoặc trẻ hơn 3 tháng tuổi sốt từ 39 độ C trở lên.
  • Sốt cao liên tục kèm theo dấu hiệu co giật, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban,…
  • Quấy khóc không ngừng, cha mẹ không thể dỗ được trẻ.
  • Trẻ bị giảm cân đáng kể (giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể trước khi con mọc răng).

Hy vọng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh có thể nắm rõ trẻ mấy tháng mọc răng, dấu hiệu và những lưu ý cần thiết. Nhìn chung, trong những năm đầu đời, cha mẹ là nha sĩ tốt nhất của trẻ. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu về tầm quan trọng của bộ răng sữa. Ngoài ra khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện tình trạng răng bất thường, xử trí và chăm sóc bộ răng cho trẻ tốt nhất. 

Đưa trẻ đến khám răng tại Elite Dental – Cha mẹ an tâm về chất lượng dịch vụ

Hơn 11 năm qua, Elite Dental tự tin là Trung tâm Nha khoa trẻ em chuyên sâu với các điều trị tổng quát, chỉnh nha cho trẻ từ 6 tuổi.

Điều khác biệt ở Elite là sở hữu 100% đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng, có cái nhìn toàn diện từ trình tự thay răng sữa – mọc răng vĩnh viễn, đến sự phát triển của xương hàm. Qua đó, bác sĩ có thể hiểu rõ nguyên nhân sai lệch, kiểm soát và loại bỏ các thói quen có hại trong quá trình điều trị giúp xương hàm và các răng của trẻ phát triển thuận lợi.

Đặc biệt đối với “khách hàng nhí”, các bác sĩ Elite còn ân cần, nhẹ nhàng trao đổi để các bé hiểu và có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng.

mọc răng ở trẻ
Quý phụ huynh an tâm khi đưa trẻ đến khám răng miệng tại Elite Dental: Bác sĩ giỏi, dịch vụ tận tâm.

Ngoài ra, cha mẹ có thể an tâm hơn bởi Elite hoạt động với mô hình All-in-1, triển khai tất cả dịch vụ chẩn đoán và điều trị đều được thực hiện tại một phòng khám mà không phải di chuyển nhiều nơi, mang lại sự thuận tiện tối đa. Chưa kể, Elite còn xây dựng hẳn khu vui chơi nhiều màu sắc và nhiều trò chơi để các bạn nhỏ có trải nghiệm thăm khám nha khoa thoải mái.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan vấn đề đến sức khỏe răng miệng cho trẻ trong độ tuổi răng sữa và thay răng vĩnh viễn, cha mẹ vui lòng liên hệ Elite TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết nhé!

Có thể bạn quan tâm:
> Bé lớn rồi nhưng chưa mọc răng lí do vì sao?
> Trẻ mấy tháng mọc răng sữa? 
> Tìm hiểu quy trình thay răng của trẻ
> Những lưu ý khi trẻ thay răng

Bài cùng chuyên mục