Trám răng sữa cho trẻ: Có nên thực hiện và có đau không?

Trẻ nhỏ bị sâu răng luôn là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Vậy khi đó, có nên trám răng sữa cho trẻ không? Phương pháp này có gây đau cho bé không? Để tháo gỡ những băn khoăn này, Elite Dental sẽ giải đáp tường tận với hy vọng đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong hành trình chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp cho con yêu.

1. Răng sữa bị sâu có nên trám không?

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng răng sữa chỉ mọc tạm thời nên không chú trọng việc chăm sóc hay điều trị khi răng bị sâu. Tuy nhiên, răng sữa bị sâu nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình mọc răng vĩnh viễn và sức khỏe của trẻ:

  • Răng sâu gây đau nhức, khiến bé biếng ăn dẫn đến chậm phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tình trạng sâu răng nặng hơn, có thể cần phải chữa tủy hoặc nhổ bỏ răng. Nếu răng sữa mất sớm có thể làm chậm quá trình phát triển của xương hàm, dẫn đến sự khác biệt trong kích thước răng vĩnh viễn so với kích thước xương hàm, khả năng cao gây chen chúc, xô lệch răng. Ngoài ra, thiếu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.

Để tránh những hệ lụy trên, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định mức độ sâu răng và đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ trám răng cho con. Kỹ thuật này vô cùng đơn giản, an toàn cho con yêu.

trám răng sữa
Khi thấy con bị sâu răng sữa, cha mẹ không nên chủ quan mà nên cho con thăm khám để có giải pháp điều trị phù hợp.

2. Trẻ ở độ tuổi nào có thể trám răng sữa?

Tùy tính chất răng trẻ ở từng độ tuổi khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có nên trám răng sữa hay không. Cụ thể như sau:

  • 1 – 2 tuổi: Độ tuổi này chưa nên trám răng vì răng chưa phát triển hoàn thiện, khả năng kháng khuẩn kém.
  • 3 – 5 tuổi: Độ tuổi này có thể cân nhắc trám răng (theo chỉ định của bác sĩ) nếu bị sâu răng nặng. 
  • 6 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có thể trám răng được.

3. Các phương pháp trám răng sữa cho trẻ

Tùy vào từng trường hợp sâu răng ở trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp trám răng phù hợp. Cùng tham khảo một số phương pháp trám răng sữa cho trẻ sau đây:

3.1 Trám răng ngăn ngừa

Phương pháp trám ngăn ngừa (trám bít hố rãnh) áp dụng cho trường hợp trẻ mọc răng số 6 (6 tuổi), răng số 7 (12 tuổi) có tình trạng sâu nhẹ hoặc nứt, mẻ nhẹ. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng chổi và bột đánh bóng để vệ sinh bề mặt hố rãnh, sau đó dùng dung dịch làm tăng độ bám dính của chất trám bít. Cuối cùng, bác sĩ đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh, sau đó đợi dung dịch này tự đông lại (loại hóa trùng hợp) hoặc chiếu đèn halogen (loại quang trùng hợp). 

Xem thêm: Trám răng phòng ngừa sâu răng
răng sữa có trám được không
Mục đích của phương pháp trám răng ngăn ngừa là để bảo vệ răng sữa của trẻ khỏi các vi khuẩn có thể tấn công gây sâu răng.

3.2 Trám răng điều trị

Đối với tình trạng trẻ bị sâu răng nặng và ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ thường chỉ định trám răng điều trị. Để thực hiện, bác sĩ sẽ làm sạch các lỗ răng sâu với trường hợp viêm tủy. Sau đó, bác sĩ dùng vật liệu trám composite hoặc amalgam để trám bít các vị trí răng bị sâu hoặc nứt vỡ. Nhờ đó ngăn chặn vi khuẩn tấn công các vùng răng lân cận, giúp trẻ hết đau buốt và ăn nhai tốt hơn.

4. Trám răng sữa có đau không?

Phương pháp trám răng thực hiện đơn giản, không gây đau đớn và chỉ mất khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên, với trẻ em thì thường lo sợ và dễ khóc, không hợp tác khi điều trị răng. Do vậy, phụ huynh cần giải thích và trấn an bé khi đi trám răng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ hiểu tâm lý trẻ em để quá trình điều trị nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. 

5. Nên trám răng cho trẻ em ở đâu thì uy tín?

Với hành trình đồng hành cùng rất nhiều bậc phụ huynh chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp, rạng ngời cho các bạn nhỏ, Elite Dental tự hào là địa chỉ chăm sóc răng miệng cho trẻ em uy tín. 

Đến với Elite Dental, phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi con được điều trị trực tiếp cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về nha khoa tổng quát, thực hiện trám răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng và chuẩn xác. Với từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn trung thực và đưa ra phương pháp trám răng phù hợp. Đồng thời, các bác sĩ tại Elite Dental luôn hiểu tâm lý và nhẹ nhàng chăm sóc trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hợp tác hơn khi điều trị răng. 

Song song đó, Elite Dental cam kết sử dụng các vật liệu trám răng chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo hiệu quả và an toàn. Cùng với đó là các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ thăm khám và điều trị răng hiệu quả hơn. Đặc biệt, Elite Dental thiết kế mô hình All-in-1 tiện lợi cùng khu vui chơi riêng giúp trẻ có trải nghiệm thăm khám thoải mái, giảm bớt lo lắng.

răng sữa bị sâu có nên trám không
Elite Dental dành riêng một tầng lầu có khu vực vui chơi giúp trẻ thăm khám, điều trị răng miệng với tâm thế thoải mái, vui vẻ hơn.

>> Cha mẹ hãy liên hệ Hotline 0902 661 100 hoặc 0902 559 888 hoặc đặt lịch khám với Elite Dental để chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp cho trẻ – hành trang giúp tuổi trưởng thành của trẻ thêm tươi sáng nhé!

6. Chi phí trám răng sữa là bao nhiêu?

Chi phí trám răng sữa ở mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy vào tình trạng răng, vật liệu trám và địa chỉ nha khoa. Mức giá trám răng hiện nay từ 300.000 đồng/răng. 

Tại Elite Dental, chi phí trám răng dao động trong khoảng 350.000 – 1.200.000 đồng/răng tùy tình trạng răng và vật liệu trám 

Ngoài vấn đề về trám răng sữa, phụ huynh cũng nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ và khi trẻ 6 tuổi thì nên đưa con đi tầm soát chỉnh nha. Đây là việc cần thiết giúp nhanh chóng phát hiện các bất thường, điều trị kịp thời các sai lệch về răng, từ đó cho con cơ hội tốt nhất để có nụ cười đều đẹp khi trưởng thành.

Xem thêm:
> Bảng giá nha khoa tổng quát tại Elite Dental
> Độ tuổi tầm soát chỉnh nha

Có thể thấy, tình trạng răng sữa ảnh hưởng lớn đến hành trình thay răng của trẻ sau này. Vì thế, với trẻ từ 3 – 6 tuổi có dấu hiệu sâu răng, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám nha khoa uy tín để thực hiện trám răng sữa an toàn và hiệu quả nhé.

Xem thêm:
> Cách chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ
> Răng sữa của trẻ rụng lâu rồi mà răng vĩnh viễn chưa mọc?
> Trẻ mấy tháng mọc răng sữa?
> Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?

Bài cùng chuyên mục