Những điều bạn cần lưu ý khi niềng răng

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Bạn cần lưu ý gì khi niềng răng? Khác với nhiều phương pháp thẩm mỹ nụ cười thường được sử dụng cho kết quả rất nhanh trong thời gian khá ngắn. Niềng răng cần một khoảng thời gian từ 1,5-2,5 năm. Do vậy trước khi quyết định chỉnh hình răng bằng phương pháp này, bạn cần hiểu rõ những điều sau đây.

Những điều bạn cần lưu ý khi niềng răng như sau:

1. Chọn loại mắc cài

Hiện nay có khá nhiều chọn lựa mắc cài cho người niềng răng và hầu hết, chúng ta luôn có thể chủ động chọn cho mình loại mắc cài phù hợp, tùy theo nhu cầu và điều kiện. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn để bạn có sự chọn lựa chính xác nhất.

1.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại có ưu điểm bền, ít gãy vỡ, cho kết quả nhanh, giá thành lại kinh tế. Đây thường là chọn lựa của bậc cha mẹ dành cho con cái bởi ở độ tuổi thanh thiếu niên, chúng chưa có nhiều nhu cầu về mặt thẩm mỹ, giao tiếp. Thậm chí, đôi lúc các bạn trẻ lại còn cảm thấy rất thú vị khi dùng mắc cài kim loại kết hợp với những sợi thun nhiều màu sắc.

1.2. Mắc cài sứ

Theo quan sát, mắc cài sứ được người trưởng thành chọn lựa nhiều hơn do yêu cầu thẩm mỹ. Tuy nhiên, với những nụ cười với khoảng cách trên 20cm dù chọn loại niềng nào vẫn sẽ ít bị “phát hiện” là bạn đang niềng răng.

Xem thêm:  Nên niềng răng mắc cài sứ hay kim loại là tốt nhất?

Nhiều khách hàng có thắc mắc gửi về cho Elite Dental là niềng răng mắc cài sứ và mắc cài kim loại có gì khác biệt, đồng thời nên lựa chọn loại nào tốt nhất hiện nay? Trung tâm nha khoa Elite sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi với…

1.3. Mắc cài tự đóng

Những năm gần đây, mắc cài tự khóa xuất hiện nhiều hơn với các ưu điểm như không cần mắc thun, buộc kẽm, mắc cài tự đóng lại và giữ dậy bằng clip hoặc các rãnh trượt tự khóa… Sự lựa chọn này phù hợp cho những ca răng chen chúc nhiều, bệnh nhân muốn giảm số lần hẹn đến thay thun, buộc kẽm.

Ngoài ra còn có niềng răng mặt trong, mắc cài vô hình… nhưng chỉ định điều trị của các mắc cài này còn nhiều hạn chế, chưa thể đạt kết quả tối ưu với các ca điều trị phức tạp như mất răng, sai khớp cắn, răng mọc lệch nhiều… Vì thế bác sĩ thường phải khám răng kĩ càng trước khi kết luận bạn có sử dụng chúng được hay không.

Tìm hiểu thêm:
> Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
> Nên niềng răng mắc cài thường hay mắc cài tự buộc?

2. Niềng răng có giới hạn tuổi?

Ngày nay, việc niềng răng không còn là “độc quyền” của trẻ em và những người trẻ tuổi nữa. Bạn có thể niềng răng bất cứ độ tuổi nào, chỉ cần bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị và các hướng dẫn chăm sóc, chắc chắn bạn sẽ có được hàm răng khỏe đẹp toàn diện, đúng như ước mơ thuở nhỏ của mình.

Xem ngay:
> Độ tuổi niềng răng ở trẻ tốt nhất là khi nào?
> Niềng răng cho người lớn có hiệu quả không?

3. Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng?

Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mất răng của bạn. Trong vài trường hợp, mất răng có thể dẫn đến việc tăng thời gian chỉnh nha (nhưng không đáng kể) hoặc bạn phải nhổ thêm răng để cân chỉnh số lượng răng cần làm thẳng. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều. Cùng tham khảo giải pháp niềng răng cho người bị mất răng XEM NGAY.

Xem thêm:  Niềng răng có phải nhổ răng không? Ai không nhổ răng khi niềng?

Niềng răng có phải nhổ răng không là nỗi lo của không ít người chuẩn bị niềng răng, vì sợ sẽ gây ra nhiều vấn đề như đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Elite Dental tìm hiểu trong…

4. Niềng răng có gây đau, khó chịu không?

Có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời chính xác nhất khi đặt câu hỏi này với người đang niềng răng. Theo bệnh nhân Khánh Hạ, 29 tuổi đang điều trị chỉnh nha tại Elite Dental: “Niềng răng cho cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2-3 tháng đầu tiên, chủ yếu là do có khí cụ lạ trong miệng. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian, cho đến lúc bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn… Lúc này, mọi thứ khác đều không còn là trở ngại”. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY.

Bài viết không thể bỏ qua: Niềng răng có giúp thay đổi khuôn mặt không?

5. Việc thăm khám răng định kì với bác sĩ

Đối với người đang niềng răng, thăm khám răng định kì với bác sĩ là một yêu cầu bắt buộc. Bởi trong những lần hẹn này, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng, kịp thời phát hiện ra những bệnh lý răng miệng bất thường (nếu có). Thường các buổi hẹn này không kéo dài quá 1 giờ, trung bình từ 1-2 tháng/lần.

6. Ăn uống trong khi niềng răng

Bạn nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai vì chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng.

Xem thêm:
> Người mới niềng nên ăn và kiêng gì?
> Thực đơn cho người niềng răng
> Tam giác đen khi niềng răng và cách khắc phục

7. Vệ sinh và chăm sóc răng niềng

Khi niềng răng, dĩ nhiên việc vệ sinh răng niềng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy tuân thủ lịch chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bản chải thường kết hợp bàn chải kẽ, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.

8. Tuân thủ các lời dặn của bác sĩ

Trong quá trình niềng răng, có những giai đoạn, bác sĩ sẽ cần sự hỗ trợ của bạn như đeo thun tại nhà hoặc đeo các khí cụ mặt ngoài… nhằm tăng lực kéo của dây cung. Bạn nên nghiêm túc thực hiện để ca điều trị của mình nhanh có kết quả.

Ngoài ra, những thói quen xấu có hại như cắn bút, mút ngón tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng… bạn cũng nên loại bỏ vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi niềng răng bạn nhé!

Xem thêm: Những dấu hiệu khi mới niềng răng và khi nào là bất thường?

Tham khảo:
> Vì sao phải đeo hàm duy trì sau quá trình chỉnh nha?
> Niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu tiền?
> Niềng răng có hôn được không?
> Niềng răng xong bị móm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bài cùng chuyên mục