Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều khách hàng lựa chọn khi muốn khắc phục các khuyết điểm như răng bị mẻ/nứt/vỡ, nhiễm màu, hình dáng không đều… nhanh chóng. Tuy nhiên, sau một thời gian, một số người nhận thấy vị trí răng bọc sứ bị đau nhức, mức độ khó chịu càng ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng đó là gì, cách xử trí thế nào? Hãy để bài viết bên dưới giải đáp cặn kẽ vấn đề trên!
Mục lục
1. Nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau
Sau khi bọc răng sứ, bạn thường cảm thấy hơi buốt nhưng sẽ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Nếu răng bọc sứ lâu năm bỗng nhiên bị đau nhức thì có thể do các nguyên nhân:
1.1 Không điều trị bệnh lý răng miệng triệt để
Bạn bắt buộc điều trị dứt điểm mọi vấn đề nha chu hiện tại và làm sạch khoang miệng (như loại bỏ mảng bám, cạo vôi răng…) kỹ càng trước khi thực hiện để không ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ nha khoa sau đó. Nếu không, khi tình trạng bệnh lý răng miệng diễn tiến nghiêm trọng hơn sẽ khiến bạn bị đau nhức khó chịu.
1.2 Do bác sĩ mài răng sai kỹ thuật
Một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lắp răng sứ bị đau khác là bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, tay nghề kém. Bác sĩ tính toán tỷ lệ mài răng không chuẩn xác khiến xâm lấn men răng thật quá nhiều (xâm phạm khoảng sinh học của răng) sẽ sẽ gây đau buốt (nhất là khi dùng thực phẩm quá nóng hay quá lạnh), viêm kéo dài.
1.3 Lắp mão sứ bị sai lệch từ ban đầu
Đặt mão lên răng không đúng vị trí, lệch lạc so với các răng xung quanh là một trong các nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị đau khi nhai. Bởi lẽ, răng nằm sai chỗ không thể đảm bảo khả năng ăn nhai khỏe như bình thường, tạo áp lực lớn lên khung hàm, nướu… nên tạo ra cảm giác đau.
1.4 Vật liệu răng sứ kém chất lượng
Bệnh nhân không may chọn phải loại răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể làm giảm độ bền của răng. Hơn thế nữa, chất liệu không đảm bảo an toàn có khả năng gây kích ứng cho nướu, gây khó chịu về lâu dài.
1.5 Keo nha khoa bị chảy, rò rỉ
Khi lắp mão răng sứ, bắt buộc phải sử dụng keo chuyên dụng để cố định mão chắc chắn vào chân răng thật. Nếu chất lượng keo dán không đạt chuẩn và không được làm khô đúng kỹ thuật thì sẽ hóa lỏng theo thời gian, nên keo bị chảy hoặc rò rỉ ra ngoài. Điều đó khiến người bệnh bọc răng sứ bị đau nhức, khó chịu do nướu ê buốt và nghiêm trọng hơn là bung hẳn mão sứ ra ngoài.
1.6 Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng sai cách
Bọc răng sứ về bị đau có thể đến từ cách ăn uống, chăm sóc răng miệng tại nhà. Khi vừa lắp sứ xong, răng và nướu cực kỳ nhạy cảm nên người bệnh đánh răng quá mạnh, chọn sai loại bàn chải, ăn thực phẩm quá cứng/quá lạnh/quá nóng… đều gây ra đau, buốt.
1.7 Thói quen nghiến răng
Nghiến răng là một trong các thói quen tai hại, ảnh hưởng đến chất lượng răng sứ lẫn khả năng ăn nhai. Nhưng vì hành động diễn ra trong vô thức (khi ngủ say) nên nhiều người bệnh không hề hay biết. Nếu cả hai hàm răng liên tục cọ xát vào nhau, răng sẽ chịu một lực rất lớn và dồn nén liên tục và về lâu dài gây ra đau đớn.
2. Nên làm gì khi bọc răng sứ bị đau nhức?
Điều đầu tiên bạn nên làm khi thấy răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức là đi thăm khám, kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa và tìm cách xử lý kịp thời. Nếu chưa thể đến nha khoa ngay thì bạn có thể liên hệ tư vấn trực tuyến để được hướng dẫn chườm đá và kê thuốc uống giảm đau tạm thời.
3. Răng sứ bị nhức phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả tại nha khoa
Tùy vào nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Cụ thể:
- Trường hợp các vấn đề như mão sứ bị dịch chuyển, lệch lạc, không còn ôm sát vào nướu hay bị rò rỉ keo dán, bác sĩ sẽ xử lý lại ngay nhằm giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng, đảm bảo khả năng ăn nhai của răng sứ.
- Trường hợp răng sứ bị viêm tủy, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện điều trị tủy lại sau đó lắp một mão răng sứ mới lên.
- Trường hợp răng sứ vi phạm khoảng sinh học, gây nên viêm nướu. Bác sĩ sẽ tháo mão răng cũ, làm sạch và răng răng tạm để chờ cho nướu lành thương. Sau đó sẽ chế tác một răng sứ mới.
- Hoặc với các răng sâu bọc sứ bị đau, bác sĩ cân nhắc loại bỏ chỗ sâu, lắp lại mão mới.
- Nếu bị đau do chế độ ăn uống, vệ sinh thì bác sĩ sẵn sàng hướng dẫn cho bạn các chế độ phù hợp một cách chi tiết. Chẳng hạn như đánh răng thế nào, chọn bàn chải và kem đánh răng ra sao, nên ăn gì, nên kiêng gì…
- Còn nếu bạn đau răng vì thói quen nghiến răng khi ngủ, bác sĩ cân nhắc sử dụng máng chống nghiến.
Tốt nhất, bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại để có phương pháp xử lý tình trạng an toàn, tránh tái phát.
Với kinh nghiệm bọc sứ dày dặn, đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Elite có thể nhìn nhận nguyên nhân răng bọc sứ bị đau chuẩn xác và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả, loại bỏ tình trạng khó chịu nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu lựa chọn bọc sứ thẩm mỹ tại Elite ngay từ đầu, khách hàng có thể an tâm rằng các bác sĩ đều được đào tạo chuyên sâu về phục hình răng nên tỷ lệ mài răng luôn được tính toán chuẩn xác, giúp bảo tồn răng thật tối đa cùng thao tác bọc sứ đúng kỹ thuật, chuẩn Y khoa. Nhờ thế kết quả sau bọc sứ toàn diện về thẩm mỹ lẫn ăn nhai và sức khỏe răng miệng lâu dài.
Bên cạnh đó, dịch vụ bọc răng sứ của Elite Dental cam kết mang lại trải nghiệm chăm sóc, làm đẹp răng miệng thoải mái, nhẹ nhàng và tận tâm với tất cả ưu điểm nổi bật như:
- Suốt quá trình trước và sau điều trị, bệnh nhân được bác sĩ đồng hành theo sát tình hình, giải đáp mọi thắc mắc và kịp thời xử lý cơn đau bất thường nhằm mang lại kết quả mỹ mãn nhất.
- Vật liệu làm răng sứ chất lượng cao, nhập khẩu chính hãng, cho răng sứ bền chắc, sử dụng tốt như răng thật.
- Trang bị máy móc hiện đại như kỹ thuật lấy dấu 3D, phục hình răng kỹ thuật số CAD/CAM, lò nướng EP3010, máy quét PrimeScan… giúp chế tác răng sứ và mài răng thật chính xác, nhanh chóng.
- Được hướng dẫn chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà giúp giữ răng chắc khỏe lâu bền.
>> Đặt hẹn bọc răng sứ cùng đội ngũ chuyên gia Elite Dental ngay hôm nay để “kiến tạo” nụ cười đẹp, tự nhiên nhé!
4. Lưu ý khi chăm sóc giúp răng sứ chắc khỏe, không đau
Nắm rõ cách chăm sóc răng miệng đúng cách giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ đau nhức về sau. Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bạn nên biết:
- Tái khám tại nha khoa theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra tình hình răng ổn định hay chưa và xử trí mọi phát sinh bất thường kịp lúc.
- Nên ăn thức ăn mềm, không dai, không cứng nhằm hạn chế tác động lực quá mức lên răng sứ trong những ngày đầu tiên.
- Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm 2 lần/ngày kết hợp dùng nước súc miệng, tăm nước… giúp loại bỏ hết thức ăn thừa, mảng bám…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm ngọt hoặc sậm màu (như trà, cà phê…) vì sẽ khiến răng dễ bị sẫm màu.
- Tránh ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng để không làm giảm tuổi thọ của răng.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức. Ngay khi phát hiện dấu hiệu khác lạ, hãy chủ động đến bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến những răng còn lại nhé.