Trám răng có hết sâu răng không, có bị sâu lại không là các thắc mắc chung của nhiều khách hàng bị sâu răng, sắp tới được bác sĩ chỉ định trám răng. Nhìn chung, nếu thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thì tỷ lệ răng bị sâu lại không cao, hơn nữa còn đảm bảo tính thẩm mỹ, ăn nhai như bình thường. Để biết câu trả lời chi tiết hơn, mời bạn cùng Elite Dental tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Giải đáp: Trám răng rồi có bị sâu lại không?
Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là thủ thuật nha khoa xâm lấn mô răng thật tối thiểu nhưng có thể giúp tiêu diệt ổ sâu triệt để bằng cách sử dụng vật liệu nhân tạo chuyên dụng lấp đầy vị trí răng bị thiếu/hư hỏng. Ngoài ra, phương pháp cũng khôi phục lại hình dáng và chức năng ăn nhai của răng như ban đầu.
Tuy nhiên, đáp án cho thắc mắc hàn răng xong có bị sâu lại không là có thể. Bởi, thực tế, vẫn có một số trường hợp răng trám xong nhưng chất lượng vật liệu trám không đảm bảo, kỹ thuật hàn răng không chuẩn, cách chăm sóc răng miệng tại nhà chưa đúng,… khiến cho răng trám tiếp tục sâu lại.
2. Điểm danh các nguyên nhân khiến răng đã trám bị sâu lại
Có rất nhiều tác nhân khiến răng trám bị sâu lại, nhưng thường gặp nhất là:
2.1 Tay nghề trám răng của bác sĩ
Bác sĩ làm sạch ổ sâu không kỹ, trộn vật liệu trám sai cách hoặc hàn lại không kỹ đều dẫn đến hở, nứt, vỡ,… lớp trám. Từ đó, thức ăn dễ dắt lại, gây ra tình trạng sâu lại sau khi trám răng.
2.2 Không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Dù đã trám nhưng khả năng bị sâu lại rất cao nếu bạn không chăm sóc răng miệng cẩn thận. Cụ thể, không đánh răng hàng ngày, không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, không súc miệng với nước muối,… đều tạo điều kiện cho mảng bám dính trên bề mặt răng, vi khuẩn gây sâu răng sinh trưởng nhanh, sau đó hình thành vết sâu.
2.3 Chế độ ăn uống không lành mạnh
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit (như sữa chua, bưởi, chanh,…) hoặc đồ ngọt (như bánh, kẹo,…) thì cũng có khả năng dẫn tới mòn, gãy,… miếng trám. Điều này góp phần gia tăng nguy cơ sâu răng.
3. Cách khắc phục khi trám răng rồi vẫn bị sâu
Tùy theo mức độ sâu răng mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những phương pháp xử trí bên dưới:
3.1 Trám lại răng
Nếu ổ sâu răng chỉ mới chớm, chưa ảnh hưởng đến men răng hay tủy, hoặc vết trám chỉ bị hở,… thì bác sĩ sẽ trám răng lại. Cụ thể, bác sĩ tháo bỏ lớp trám cũ, vệ sinh lại ổ sâu kỹ càng rồi trám lớp trám mới.
3.2 Bọc răng sứ
Khi răng trám bị sâu nghiêm trọng khiến chân răng yếu, tủy tổn thương,… thì bác sĩ chỉ định bọc răng sứ. Qua đó giúp bạn vừa bảo tồn chân răng thật tối đa, hạn chế xâm lấn; vừa loại bỏ ổ sâu triệt để, duy trì chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Theo đó, cách bọc sứ rất đơn giản là bác sĩ làm sạch lớp trám cũ, vệ sinh ổ răng sâu, rồi mài răng thật và lắp mão sứ kích thước phù hợp lên trên.
4. Biện pháp phòng ngừa răng trám bị sâu lại hiệu quả
Nhằm hạn chế trường hợp sâu răng lại sau trám, bạn nên chủ động phòng tránh ngay từ đầu bằng cách:
4.1 Nên trám răng tại nha khoa uy tín ngay từ đầu
Vào thời điểm mới phát hiện ổ sâu, bạn hãy sớm liên hệ nha khoa tin cậy với đội ngũ chuyên môn giỏi, có máy móc tân tiến để loại bỏ sâu toàn diện, trám răng kỹ càng. Bên cạnh đó, nếu phát hiện thêm vấn đề răng miệng khác thì bác sĩ cũng kịp thời hỗ trợ điều trị.
Định hướng hoạt động theo phương châm ‘xâm lấn tối thiểu – bảo tồn tối đa’ và mong muốn tạo trải nghiệm chăm sóc răng miệng all-in-1-clinic thoải mái, nha khoa Elite tự tin có thể khắc phục sâu răng hiệu quả, không để lại biến chứng cho tất cả khách hàng.
Đến với Elite Dental, khách hàng được bác sĩ chuyên sâu về nội nha, nha khoa tổng quát giàu kinh nghiệm thăm khám, nhận định vấn đề chính xác từ đầu. Sau đó, bác sĩ thiết kế lộ trình kỹ càng, trám răng đúng kỹ thuật và hướng dẫn chăm sóc tại nhà chi tiết nhằm đảm bảo kết quả khách hàng nhận được là một hàm răng đẹp tự nhiên, chắc khỏe, ăn nhai thoải mái.
Cùng với đó, tất cả trang thiết bị đều cực kỳ hiện đại, cập nhật và đổi mới liên tục giúp bạn vệ sinh ổ sâu, trám răng và lấy tủy (nếu có) không đau, không chảy máu. Kèm theo quy trình thực hiện chuẩn y khoa đảm bảo vô trùng, hạn chế lây nhiễm chéo và vật liệu trám chất lượng, chính hãng, có tuổi thọ và độ bền cao.
Hơn cả, phòng khám hoạt động theo mô hình “ALL IN 1 CLINIC” giúp khách hàng thực hiện các bước như thăm khám, xét nghiệm, điều trị ở cùng một cơ sở duy nhất mà không cần di chuyển nhiều.
>> Hãy đặt hẹn đến phòng khám Elite Dental để bác sĩ hỗ trợ xử lý mọi vấn đề về răng miệng hiệu quả nhé!
4.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Dù hàn răng có tỉ mỉ đến đâu nhưng bạn không chăm sóc, gìn giữ cẩn thận thì nguy cơ sâu lại rất cao. Do đó, bạn hãy đánh răng kỹ càng tối thiểu 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có flour, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước làm sạch kẽ răng, súc miệng với nước muối/nước súc miệng chuyên dụng,… Nhờ vậy, không chỉ có hơi thở thơm mát mà răng của bạn còn chắc, khỏe, không còn mảng bám gây hại.
4.3 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Kết hợp với cách chăm sóc răng miệng hàng ngày, bạn đừng quên duy trì chế độ ăn uống khoa học. Trong đó, bạn ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu canxi (như sữa, phô mai, cá béo,…) và hạn chế đồ ngọt, đồ có tính axit,… giúp men răng khỏe mạnh hơn.
4.4 Hạn chế những thói quen xấu
Một số thói quen không tốt như cắn móng tay, nghiến răng, ăn đồ cứng (như kẹo cứng, đá viên,…) hoặc đồ dẻo (như kẹo dẻo, nếp,…) đều ảnh hưởng không tốt đến chất lượng men răng, có thể khiến răng dễ nứt, gãy, vỡ,… Vì vậy, bạn hãy chủ động tập bỏ những thói quen đó để hạn chế tác động xấu đến răng miệng.
4.5 Tái khám kiểm tra miếng trám định kỳ
Bạn hãy trở lại phòng khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra miếng trám có bong tróc hay không. Đồng thời, đây là cơ hội tầm soát nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng sớm giúp kịp thời phát hiện, xử lý (nếu có).
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho thắc mắc răng đã trám có bị sâu lại không, cùng với những gợi ý phòng tránh sâu răng hiệu quả. Bạn hãy lưu lại ngay để áp dụng hàng ngày nhằm bảo vệ răng miệng khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây hại tối đa nhé!