Trám răng là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn khi muốn khắc phục tình trạng răng sâu, mẻ/nứt/vỡ,… nhanh chóng. Tuy nhiên, một số người nhận thấy trám răng xong bị nhức. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, cách xử lý như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề trên.
Mục lục
1. Các biểu hiện thường gặp sau khi trám răng
Trong quá trình trám răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào mô nướu để ức chế cảm giác đau của bệnh nhân. Do tác dụng phụ của thuốc tê nên vài giờ sau khi trám răng có thể xuất hiện các biểu hiện như mặt vẫn có thể cảm thấy hơi tê, ngứa ran hoặc sưng húp. Hiện tượng này gây khó khăn cho việc ăn, nuốt, nói và cử động của người bệnh. Ngoài ra, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì bệnh nhân có thể cảm thấy răng hơi nhạy cảm và nướu bị ê.
2. Răng trám bị nhức và đau khó chịu: Nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng đau nhức sau khi trám răng có thể do các nguyên nhân sau:
2.1. Đau răng sau khi trám xong
Như đã đề cập, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì bệnh nhân có thể cảm thấy răng hơi nhạy cảm và ê buốt ở phần nướu. Đồng thời, lúc này vật liệu trám chưa ổn định và chưa tương thích với răng nên khi ăn nhai, đặc biệt là với những món ăn quá nóng, lạnh, cay,… nên xảy ra hiện tượng ê buốt khó chịu ở răng.
Do ngưỡng chịu đau ở mỗi người là khác nhau nên một số người sẽ cảm thấy bị đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng này tự thuyên giảm sau 1 – 2 tuần sau khi trám răng.
2.2. Răng trám lâu ngày bị nhức
Nếu trám răng lâu năm bỗng nhiên bị đau nhức thì có thể do các nguyên nhân dưới đây:
- Miếng trám nằm quá cao: Nếu miếng trám quá cao so với răng thì có thể tăng áp lực khi cắn. Điều này khiến người bệnh bị đau và ê buốt sau khi trám kéo dài.
- Dị ứng với vật liệu trám: Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng với vật liệu trám, đặc biệt là amalgam. Khi đó, người bệnh không chỉ bị đau nhức răng mà còn sưng và viêm mô nướu.
- Viêm tủy: Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm sâu bên trong răng, gây cảm giác đau nhức và ê buốt. Hiện tượng này ít gặp khi vết trám nhỏ, nhưng có thể gặp phải khi trám răng bị nứt/gãy, lỗ sâu răng lớn, răng đã trám nhiều lần hoặc thực hiện thủ thuật khác.
- Miếng trám bị vỡ: Trám răng thường tồn tại nhiều năm nhưng không mãi mãi. Sau thời gian dài trám răng, miếng trám có thể bị vỡ khiến người bệnh bị đau nhức và ê buốt.
- Dây thần kinh bị kích thích: Lớp men răng có tác dụng bảo vệ dây thần kinh của răng. Tuy nhiên, miếng trám (đặc biệt là miếng trám sâu) có thể chạm đến các đầu dây thần kinh và gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
3. Trám răng xong bị nhức nên làm gì?
Tùy vào thời gian đau nhức sau khi trám răng mà bạn áp dụng cách xử lý phù hợp, cụ thể:
3.1. Đau ngay sau khi trám răng xong
Nếu cơn đau xuất hiện khi mới trám răng xong, bạn không nên quá lo lắng. Lúc này, bạn nên chăm sóc răng theo hướng dẫn của bác sĩ. Gợi ý một số cách giảm đau răng sau khi trám răng mà bạn có thể tham khảo:
- Dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid, chẳng hạn như ibuprofen để giảm đau nhức.
- Hạn chế ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh, thực phẩm có tính axit (cam quýt, dứa, sữa chua…).
- Sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông mềm mại, ít gây kích thích răng.
- Đánh răng nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc, tránh chà xát mạnh lên răng và nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để tránh tổn thương nướu và răng.
- Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
- Súc miệng bằng nước sau khi ăn hoặc uống món nước có tính axit hay cà phê và trái cây để không làm mòn men răng.
Đau sau khi trám răng khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Bạn hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và điều trị khi gặp các triệu chứng đau răng sau:
- Hàn răng xong bị nhức dữ dội, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
- Khuôn mặt và hàm bị sưng đỏ.
- Sốt, ớn lạnh hoặc xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng (lợi mưng mủ, sưng, nổi hạch trong miệng,…).
3.2. Răng trám lâu ngày bị nhức
Nếu trám răng lâu ngày bị đau nhức thì nên đi thăm khám, kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục phù hợp.
- Trường hợp miếng trám nằm quá cao: Bác sĩ sẽ tiến hành mài điểm cao của miếng trám để vừa khít với khớp cắn, từ đó loại bỏ cảm giác đau nhức.
- Trường hợp dị ứng với vật liệu trám: Bệnh nhân được chỉ định trám lại răng với vật liệu an toàn, chất lượng cao, phù hợp với cơ địa.
- Trường hợp viêm tủy: Bác sĩ thường xử lý tình trạng viêm tủy bằng miếng trám mới hoặc lấy tủy răng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần dùng thuốc được kê đơn để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Trường hợp miếng trám bị vỡ: Bác sĩ chỉ định bệnh nhân trám lại răng để khắc phục tình trạng vỡ.
- Trường hợp dây thần kinh bị kích thích: Cảm giác đau nhức khi dây thần kinh bị kích thích sau khi trám răng sẽ biến mất sau một thời gian (từ 2 – 4 tuần). Nên sau thời gian này tình trạng đau vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để giảm đau.
4. Cách phòng ngừa đau răng sau khi trám
Để tránh tình trạng trám răng xong bị nhức kéo dài, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
– Lưu ý trước trám răng:
- Chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm để trám răng chính xác, kiểm soát và xử lý tốt các vấn đề răng miệng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Áp dụng phương pháp trám răng phù hợp, duy trì hiệu quả thẩm mỹ và chức năng răng dài lâu, điển hình như trám răng bằng sứ (Inlay, Onlay).
- Trước khi trám răng, bệnh nhân cần vệ sinh răng kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn thừa. Qua đó giúp bác sĩ kiểm tra, hàn răng dễ dàng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Trước khi điều trị răng bị sâu, mẻ,… bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ cứng, dai để không làm tổn thương tiến triển nghiêm trọng, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
– Lưu ý sau trám răng:
- Sau khi trám răng, bệnh nhân nên kiêng ăn trong 2 giờ đầu và không ăn đồ dai, dính hoặc cứng trong 2 ngày.
- Bệnh nhân nên uống nước ấm, không uống nước quá nóng hay quá lạnh.
- Người bệnh cần vệ sinh vùng trám với bàn chải mềm, kem đánh răng cho răng nhạy cảm. Đồng thời, động tác đánh răng nhẹ nhàng để tránh gây mòn hoặc bong miếng trám.
- Người bệnh kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các vấn đề về răng (miếng trám bong tróc, không đúng vị trí,…) giữ cho răng miệng khỏe mạnh, trắng sáng.
Quan trọng nhất là bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Bởi tại đây có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn tiến hành chẩn đoán trực tiếp, tư vấn vật liệu trám phù hợp và thực hiện trám răng đúng kỹ thuật. Đảm bảo mang đến bệnh nhân kết quả trám răng như mong muốn, hạn chế cơn đau sau điều trị tối đa.
Hiện nay, Elite Dental là địa chỉ trám răng uy tín được hàng nghìn khách hàng tin chọn đồng hành trong hành trình tìm lại nụ cười khỏe đẹp. Lựa chọn trám răng tại Elite Dental, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm bởi:
- Đội ngũ bác sĩ Elite Dental có nhiều năm tu nghiệp ở nước ngoài, được đào tạo chuyên sâu về nội nha, nha khoa tổng quát. Đảm bảo trám răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng và chuẩn xác. Nhờ đó kết quả sau trám răng toàn diện về thẩm mỹ lần ăn nhai và sức khỏe răng miệng lâu dài.
- Quy trình trám răng tại Elite Dental được thực hiện đúng chuẩn y khoa, tuân thủ nguyên tắc vô trùng, khử khuẩn đạt chuẩn quốc tế. Đảm bảo khách hàng có trải nghiệm trám răng khắc phục sâu răng, răng mẻ vỡ,… an toàn tối đa.
- Elite Dental sử dụng vật liệu trám răng toàn sứ Emax CAD chính hãng của Ivoclar danh tiếng đến từ Thụy Sỹ. Đây là loại sứ này có khả năng chịu lực lớn tạo cảm giác ăn nhai thoải mái, không lo sứt mẻ. Hơn nữa, miếng trám sứ tại Elite còn có đa dạng tông màu tự nhiên, mang đến độ thẩm mỹ tinh tế cho nụ cười của khách hàng.
- Với dịch vụ trám răng Inlay,Onlay, Elite sử dụng công nghệ CAD/CAM chế tác miếng trám chỉ trong 1 buổi hẹn. Qua đó giúp khách hàng khắc phục tình trạng sâu răng, mẻ vỡ răng nhanh chóng, hiệu quả mỹ mãn.
- Chọn trám răng tại Elite Dental, nhiều khách hàng có trải nghiệm hài lòng tuyệt đối. Bởi bác sĩ còn luôn theo sát quá trình điều trị, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo mang đến kết quả trám răng sau cùng an toàn, mỹ mãn và bền vững.
>> Đừng ngần ngại liên hệ Elite Dental để được thăm khám và tư vấn dịch vụ trám răng sâu, răng mẻ,… chuẩn y khoa, hiệu quả và an toàn ngay!
5. Câu hỏi thường gặp
Mời bạn cùng xem qua một số câu hỏi thường gặp và thông tin giải đáp để hiểu rõ hơn về tình trạng trám răng xong bị nhức:
5.1 Miếng trám răng quá sâu có gây đau nhức không?
Câu trả lời là Có. Việc trám răng quá sâu có thể chạm đến dây thần kinh và gây đau nhức. Tình trạng đau này sẽ tự lành sau khoảng 2 – 4 tuần. Nếu sau thời gian này mà bạn vẫn bị đau răng thì cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
5.2 Miếng trám răng quá nông có gây đau nhức, khó chịu?
Nếu trám răng quá nông thì miếng trám có nguy cơ bị lỏng hoặc mẻ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… khiến bệnh nhân bị đau nhức.
5.3 Đau khó chịu sau trám răng bao lâu thì thuyên giảm?
Cảm giác đau, khó chịu ngay sau khi trám răng sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần. Trong thời gian này, bạn nên chăm sóc vết trám theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh bong miếng trám, duy trì kết quả phục hình răng dài lâu.
Trên đây là những thông tin giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng trám răng xong bị nhức. Nhìn chung, nhức răng ngay sau khi trám là hiện tượng bình thường và sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu cảm giác nhức dữ dội, kèm theo sưng mặt, sốt,… hoặc trám răng lâu ngày bị đau thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay.
Xem thêm: >> Trám răng xong bị nhức: Lý do và cách Xử lý >> Trám răng Composite là gì, có bền không? Những điều cần lưu ý >> Răng trám bị bể, vỡ phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục