Khi bầu có nên lấy cao răng được không là băn khoăn của khá nhiều phụ nữ mang thai. Vì có nhiều người cho rằng cơ thể thai phụ thường nhạy cảm, việc thực hiện thủ thuật nha khoa trong thời điểm này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong bài viết dưới đây, nha khoa Elite Dental sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe răng miệng khỏe mạnh hơn.
Mục lục
1. Cao răng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe mẹ bầu?
Cao răng (hay còn gọi là vôi răng) là các mảng bám lâu ngày trên răng đã được vôi hóa bởi calcium phosphate – một hợp chất muối có trong nước bọt. Với phụ nữ mang thai, lượng cao răng tích tụ trong thời gian dài có thể khiến thai phụ bị viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, thậm chí gây ra một số ảnh hưởng đến thai nhi như:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Cao răng tích tụ lâu ngày sẽ gây ra sâu răng cho thai phụ. Tình trạng này có thể khiến trẻ sau sinh có hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, hệ miễn dịch kém và tiềm ẩn nguy cơ bị mắc những bệnh liên quan đến răng miệng.
- Tăng nguy cơ sinh non: Nếu cao răng hình thành quá nhiều dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong máu, nhiễm trùng và tăng hàm lượng hormone prostaglandin – chất có thể kích thích cơn chuyển dạ. Điều này gây ra tình trạng sinh non, khiến trẻ sinh ra sẽ yếu hơn bình thường.
2. Giải đáp: Mẹ bầu có lấy cao răng được không?
Với thắc mắc bà bầu lấy cao răng được không thì câu trả lời là CÓ THỂ. Bởi vì lấy cao răng chỉ là một dịch vụ nha khoa đơn giản, quy trình thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa, quá trình lấy vôi răng không cần sử dụng các loại thuốc gây tê, gây mê, thuốc giảm đau nên không gây ra ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi.
3. Thời điểm lấy cao răng phù hợp cho mẹ bầu
Thời gian an toàn để lấy cao răng là 3 tháng giữa của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất). Ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển ổn định và tình trạng nghén của thai phụ cũng cải thiện. Nếu mẹ có cao vôi răng thì có thể can thiệp ở thời điểm này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ trước khi tiền hành lấy cao răng.
Còn giai đoạn đầu và cuối thai kỳ mẹ bầu không nên lấy cao răng, bởi vì:
- 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ hai): Đây là giai đoạn mẹ bầu phải đối diện với những cơn ốm nghén – một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề răng miệng. Tuy nhiên, thai nhi 3 tháng đầu còn rất yếu và cơ thể mẹ cũng nhạy cảm. Nếu áp dụng lấy vôi răng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- 3 tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba): Giai đoạn này thai nhi đã lớn, việc nằm trên ghế nha khoa có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Do đó, thai phụ cũng không nên thực hiện lấy cao răng ở 3 tháng cuối thai kỳ.
4. Những lưu ý phụ nữ mang thai cần biết khi lấy cao răng
Sau khi biết có bầu có lấy cao răng được không, thai phụ nên tìm hiểu các lưu ý để duy trì hàm răng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
4.1 Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé là lựa chọn địa chỉ lấy cao răng uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và trang thiết bị tân tiến. Điều này đảm bảo quy trình lấy cao răng an toàn, hạn chế tối đa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Điều trị nha khoa tại Elite Dental, mẹ có thể an tâm với dịch vụ thảm khám, chẩn đoán và điều trị nha khoa chuyên sâu, được nhiều khách hàng tin chọn. Nha khoa tuân thủ 4 tiêu chí trong quá trình cạo vôi răng cho phụ nữ mang thai gồm:
(1) Không sử dụng thuốc tê: Sử dụng thuốc tê là điều không cho phép khi lấy cao răng cho phụ nữ mang thai. Tại cơ sở nha khoa uy tín như Elite Dental, bác sĩ không sử dụng thuốc tê khi lấy cao răng. Nếu thai phụ bị đau thì bác sĩ chỉ dùng gel gây tê tại chỗ hoặc chườm lạnh để giảm bớt cảm giác ê buốt, khó chịu.
(2) Không chụp X-quang: Tia X-quang sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, với quy trình lấy cao răng cho thai phụ thì Elite Dental không chỉ định chụp X-quang để đảm bảo an toàn.
(3) Không lấy cao răng bằng phương pháp truyền thống: Phương pháp lấy cao răng truyền thống sử dụng dụng cụ sắc nhọn có thể gây chảy máu nướu, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Chính vì vậy, khi lấy cao răng cho thai phụ Elite Dental sử dụng máy siêu âm hoặc máy rung để hạn chế tối đa tổn thương nướu, đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
(4) Trang thiết bị, dụng cụ vô trùng kỹ lưỡng: Việc sử dụng dụng cụ nha khoa không được vô trùng đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Do đó, Elite Dental đảm bảo quy trình lấy cao răng vô trùng tuyệt đối an toàn đạt chuẩn Y khoa.
Tại Elite Dental, thai phụ an tâm quy trình lấy cao răng được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm thực hiện lấy vôi răng kỹ lưỡng, nhẹ nhàng và nhanh chóng trong 30 – 45 phút. Hơn nữa, bác sĩ dùng dụng cụ cạo vôi siêu âm hiện đại, kết hợp công nghệ thổi cát răng tiên tiến. Đảm bảo thổi bay hết các mảng bám, mảnh vụn ở kẽ răng, hố rãnh sâu, từ đó làm sạch và đánh bóng răng hiệu quả.
Hơn nữa, Elite Dental có phòng điều trị riêng tư, kết hợp với âm nhạc thư giãn mang đến trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho khách hàng. Sau khi điều trị, bác sĩ hướng dẫn mẹ bầu chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà giúp giữ răng luôn trắng sáng, sạch mảng bám ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,… Đặc biệt, dịch vụ chăm sóc 24/7 sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc giúp mẹ an tâm khi điều trị tại Elite Dental.
>> Đặt lịch hẹn tại Elite Dental ngay hôm nay, mẹ bầu được tư vấn chi tiết phương pháp lấy cao răng bởi các bác sĩ chuyên khoa.
4.2 Chăm sóc răng đúng cách sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, răng thường rất nhạy cảm nên cần vệ sinh răng đúng cách như sau:
- Đánh răng nhẹ nhàng, đều đặn 2 lần/ngày. Sau khi chải răng thì súc miệng lại bằng nước muối sinh lý.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh để vệ sinh răng miệng.
- Chải răng từ trên xuống dưới hoặc theo hình tròn để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Không đánh răng quá 2 phút để tránh làm mòn men răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng.
4.3 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống khoa học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe hàm răng. Do đó, sau khi lấy cao răng mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học như sau:
- Ăn uống đầy đủ các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây,… để củng cố sự chắc khỏe của hàm răng.
- Sử dụng sữa tươi hoặc sữa chua để cân bằng môi trường vi sinh vaath, tăng số lượng lợi khuẩn trong khoang miệng.
- Uống đủ nước lọc, đồng thời uống thêm các loại nước trái cây, sinh tố trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể.
4.4 Loại bỏ các thói quen xấu
Sau khi lấy cao răng, bạn nên tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Một số thói quen xấu bạn nên hạn chế như: Ăn uống thường xuyên nhưng không đánh răng; nôn ói trong quá trình mang thai nhưng không súc miệng; đánh răng không đúng cách;…
4.4 Tái khám răng định kỳ
Phụ nữ mang thai nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại cơ sở y tế hoặc nha khoa uy tín để đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Đồng thời, quá trình thăm khám còn giúp bác sĩ phát hiện và tư vấn điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có.
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc mẹ bầu có lấy cao răng được không cùng các lưu ý cụ thể. Theo đó, trong trường hợp cần lấy cao răng, mẹ bầu nên chọn các phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Và Elite Dental là địa chỉ đồng hành đáng tin cậy dành cho các mẹ trong hành trình duy trì hàm răng chắc khỏe.
Bài viết xem thêm: >> Cách làm sạch mảng bám đen trên răng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn >> Có nên lấy cao răng định kỳ không, bao nhiêu lâu có thể lấy 1 lần?