Viêm nha chu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Mai Thị Ngọc Diệp
Bác sĩ điều trị Phục hình trên Implant, Bác sĩ phục hình thẩm mỹ

Viêm nha chu là bệnh về răng miệng rất phổ biến ở người Việt Nam, và được biết đến là một trong những nguyên nhân gây mất răng. Theo Deltadental.com thống kê, bệnh lý viêm nha chu chiếm đến 80% tỉ lệ mất răng ở người từ 35 tuổi trở lên nhưng chỉ có khoảng 40% người biết về bệnh. Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay Elite Dental sẽ chia sẻ các thông tin bệnh viêm nha chu để mỗi người chủ động phòng ngừa, nâng cao sức khỏe răng miệng tốt nhất.

1. Bệnh nha chu là gì?

Viêm nha chu (hay còn gọi là bệnh nha chu) là bệnh nhiễm trùng nướu cấp độ nặng, làm tổn thương mô mềm và phá hủy các tổ chức xương xung quanh răng. Các túi nha chu hình thành khiến nướu bị viêm, sưng, tiêu xương ổ răng, lâu dần gây răng lung lay, rụng răng.

2. Tìm hiểu các giai đoạn viêm nha chu

Bệnh nha chu thường tiến triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Khi bệnh nhân không vệ sinh răng miệng kỹ càng thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ thành mảng bám ở kẽ răng và cổ răng viền lợi, từ đó hình thành nên vôi răng và cao răng gây kích thích nướu dẫn đến tình trạng viêm lợi.

Xem thêm: Lấy cao răng định kỳ

Giai đoạn 2

Viêm lợi sẽ gây sưng đỏ và dễ chảy máu khi nhai thức ăn hoặc chải răng.

Giai đoạn 3

Nếu không phát hiện và điều trị viêm lợi kịp thời, lâu dần nướu bị mềm và không còn ôm chắc lấy răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh, dẫn đến viêm nha chu nhẹ – xuất hiện những ổ vi khuẩn có chứa mủ ở nướu.

Giai đoạn 4

Viêm nha chu tiến triển gây phá hủy khung xương ổ răng, làm tụt lợi và răng lung lay, dễ rơi rụng.

Viêm nha chu
Hình ảnh viêm nha chu tiến triển gây tụt lợi, răng lung lay, nhiều mảng bám ở cổ chân răng…

3. Nhận biết dấu hiệu viêm nha chu

Các triệu chứng của bệnh viêm nha chu là:

  • Nướu sưng, đỏ, dễ chảy máu.
  • Xuất hiện tình trạng chảy dịch/mủ giữa các khe nướu.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Răng bị viêm nha chu hay lung lay, cảm giác đau khi nhai.
  • Bề mặt răng nhiều mảng bám, cao răng, nhất là vùng cổ răng.

Khi gặp phải những triệu chứng viêm nha chu kể trên, bạn cần đến ngay các nha khoa uy tín để thăm khám và chữa trị. Bởi nếu viêm nha chu nặng sẽ càng gây nên những hậu quả khó lường và nghiêm trọng nhất là mất răng, tiêu xương.

4. Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu là gì?

Sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám là “thủ phạm” chính gây ra bệnh lý viêm nha chu. Theo đó, vi khuẩn bắt đầu hình thành và sinh sôi khi chúng ta ăn. Khi đó thức ăn dính vào răng tạo thành mảng bám và nếu không được làm sạch, mảng bám lâu ngày sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng.

Mảng bám và vôi răng càng nhiều thì vi khuẩn càng có điều kiện thuận lợi để phát triển và tấn công nướu răng. Khi không được kiểm soát, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, có thể gây ra mất bám dính ngày càng trầm trọng tạo nên túi nha chu và tiêu xương ổ răng nâng đỡ răng mất.

Ngoài ra, viêm nha chu có thể xảy ra do một số yếu tố nguy cơ.

  • Răng chen chúc, phục hình răng sai quy cách, giải phẫu chân răng sai cách…
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học.
  • Thường xuyên hút thuốc lá, stress.
  • Suy giảm sức đề kháng do bệnh lý toàn thân (ung thư máu, HIV/AIDS).
  • Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai hoặc mãn kinh.
  • Mắc một số bệnh như đái tháo đường, béo phì, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, cơ thể bị nhiễm trùng…
Nguyên nhân bệnh viêm nha chu
Tình trạng răng mọc chen chúc gây khó vệ sinh, khiến vi khuẩn, mảng bám tích tụ lại về lâu dài dẫn đến viêm nha chu.

5. Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Khi xương quanh răng bị phá huỷ sẽ khiến răng lung lay và rơi rụng từ từ, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp của bệnh nhân. Ăn uống kém trong thời gian dài còn dẫn đến các bệnh về tiêu hoá, đồng thời suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu của người bệnh gây ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân của bạn như: bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, nhiễm trùng tâm nội mạc, sinh non thiếu cân, các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày.

Bệnh viêm nha chu có lây không?

Có, vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu dễ lây lan qua đường nước bọt nếu bạn hôn, uống chung ly hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh trong thời gian dài.

6. Cách điều trị viêm nha chu hiệu quả

Trong quá trình tìm hiểu về bệnh lý răng miệng, nhiều người khá thắc mắc viêm nha chu có chữa được không? Nếu có thì chữa bằng cách nào? 

Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn là viêm lợi và viêm nha chu. Khi được điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏe hẳn. Tuy nhiên, nếu chủ quan để kéo dài thì việc điều trị nha chu trở nên phức tạp hơn và có thể liên quan đến các phẫu thuật.

Điều trị viêm nha chu
Bác sĩ cần thăm khám trực tiếp tình trạng răng miệng của bệnh nhân và kết hợp chụp phim để có những chẩn đoán nha chu chính xác nhất.

Theo đó, tùy vào mức độ và tình trạng viêm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị nha chu phù hợp.

6.1 Điều trị khẩn cấp viêm nha chu

Bác sĩ chỉ định điều trị khẩn cấp viêm nha chu khi ở vùng nướu hoặc niêm mạc sưng đỏ, có ổ mủ (áp xe), sờ vào thấy đau (có thể nhiều hoặc ít). Cách điều trị thường là dùng thuốc kháng sinh, chống viêm nhằm xoa dịu triệu chứng. Lưu ý, đây chỉ là phương án tạm thời, bệnh nha chu có thể tiến triển thành mạn tính và tái phát cấp tính theo chu kỳ.

6.2 Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

Với những người bị viêm nha chu nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề xuất các phương án điều trị không phẫu thuật như:

  • Bôi thuốc sát khuẩn và chống viêm để xử lý vùng lợi, nướu đang bị sưng, viêm.
  • Lấy vôi răng, cao răng.
  • Kiểm tra các miếng trám răng và chỉnh sửa (hoặc thay thế) nếu cần thiết.
  • Cố định lại những răng đang bị lung lay.
  • Đối với những răng không thể giữ được nữa thì bắt buộc phải nhổ.

6.3 Điều trị phẫu thuật nha chu

Trường hợp viêm nha chu không đáp ứng với các biện pháp điều trị kể trên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đề kịp thời khắc phục bệnh. Gồm các kỹ thuật sau:

  • Phẫu thuật bỏ túi nha chu, nhằm giảm kích thước của túi nha chu để làm sạch mảng bám, vi khuẩn trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo mô và xương nha chu.
  • Phẫu thuật ghép mô được thực hiện để hạn chế tình trạng tụt nướu và phục hồi tổ chức quanh răng. Phẫu thuật này có thể thực hiện ở một hoặc nhiều răng, giúp giảm ê buốt và đảm bảo thẩm mỹ viền nướu.

6.4 Điều trị duy trì bệnh viêm nha chu

Khi tình trạng viêm nha chu đã được xử lý hoàn thiện và ổn định, người bệnh đừng quên khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Việc này rất cần thiết để bác sĩ theo dõi tình trạng và ngăn chặn kịp thời nguy cơ viêm nha chu tái phát.

Cách chữa viêm nha chu răng tại nhà

Bên cạnh việc điều trị theo phương pháp của bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số cách chữa viêm nha chu tại nhà, nhằm kiểm soát sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Cụ thể:

  • Sử dụng kem đánh răng có flour và đánh răng 2 phút/2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm.
  • Không dùng chung bàn chải với bất kỳ ai. Nên thay bàn chải ít nhất 3 – 4 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị xơ, sờn.
  • Kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như ăn nhiều trái cây, uống đủ nước, hạn chế uống rượu, bỏ thuốc lá…

Lưu ý: Không tự ý áp dụng chữa viêm nha chu bằng phương pháp dân gian (nước cốt chanh pha muối, tinh dầu đinh hương, mật ong, gừng…) có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng.

7. Điều trị viêm nha chu ở đâu tốt?

Điều trị bệnh lý viêm nha chu không chỉ đòi hỏi chuyên môn của Bác sĩ mà còn cần sự tỉ mỉ, chính xác và kinh nghiệm, đặc biệt là các trường hợp nặng cần ghép xương. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trang thiết bị cũng góp phần đem đến kết quả tối ưu cùng trải nghiệm điều trị thoải mái, nhẹ nhàng.

Kể từ khi thành lập, Elite Dental luôn cập nhật những công nghệ điều trị mới nhất cùng máy móc tiên tiến để không ngừng nâng cao chất lượng và kết quả điều trị cho khách hàng. Máy chụp phim Elite sử dụng được nhập khẩu từ Sirona – tập đoàn máy móc nha khoa nổi tiếng ở Châu Âu – cho hình ảnh chính xác, rõ nét, hỗ trợ đắc lực cho Bác sĩ trong việc thu thập dữ liệu, khảo sát tình trạng răng. Ghế máy tại Elite Dental cũng nhập từ hãng Sirona với nhiều công năng tiện lợi và mang đến sự thoải mái cho khách hàng khi điều trị.

Bên cạnh đó, Elite còn tự hào là ngôi nhà của những chuyên gia với đội ngũ Bác sĩ tốt nghiệp chính quy tại các trường đại học Y danh tiếng trong và ngoài nước. Bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm thực hành lâu năm, tôn trọng trải nghiệm, cảm xúc của bệnh nhân và luôn đưa ra những chỉ định đúng, bảo tồn răng thật tối đa, duy trì sức khỏe lâu dài của răng.

điều trị nha chu
Các bác sĩ tại Elite Dental rất dày dặn kinh nghiệm, tư vấn trung thực, chỉ định đúng – đủ giúp điều trị triệt để viêm nha chu mà vẫn bảo tồn tối đa mô răng thật.

Tại Elite Dental, các mức giá điều trị bệnh dao động theo bảng giá:

DỊCH VỤ CHI PHÍ (VND)
Cạo vôi răng 400.000 – 800.000
Trám răng * Liên hệ phòng khám
Nhổ răng khôn 1.000.000 – 6.000.000
Trám răng thẩm mỹ * Liên hệ phòng khám
Nội nha chữa tủy * Liên hệ phòng khám

100% khách hàng khi điều trị viêm nha chu tại Elite đều đạt được kết quả như ý và vô cùng hài lòng với những trải nghiệm trong suốt quá trình thăm, khám, chữa trị. Đến với Elite Dental, bạn sẽ không còn băn khoăn chữa viêm nha chu ở đâu tốt.

8. Mẹo phòng ngừa viêm nha chu

Bệnh nha chu có thể được ngăn ngừa bằng cách chủ động chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách. 

  • Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để hạn chế thức ăn tích tụ trên răng.
  • Thay vì dùng tăm, hãy sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám ở kẽ răng tốt hơn.
  • Thăm khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần, giúp hạn chế cao răng hình thành – yếu tố gây viêm nướu và bệnh nha chu.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm nha chu. Bệnh không phân biệt lứa tuổi hay giới tính, nên ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không ý thức tốt việc chăm sóc răng hàng ngày. Vì thế, bạn cần chú ý các dấu hiệu viêm nha chu để kịp thời điều trị, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển và biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:
> Viêm nha chu có trồng răng Implant được không?
> Tạm biệt bệnh lý nha chu với niềng răng trong suốt Invisalign
> Nguyên nhân bị chảy máu chân răng là gì?

Bài Viết Liên Quan