Mất răng dù chỉ một hoặc vài chiếc là điều rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm sự tự tin trong giao tiếp mà còn gây trở ngại trong ăn nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Elite Dental tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả mất răng và cách khắc phục tối ưu khi gặp phải tình trạng này nhé.
Mục lục
1. Đâu là nguyên nhân gây mất răng?
Tình trạng mất răng có thể xuất phát từ nhiều lý do, cụ thể như:
Chăm sóc răng không tốt: Lười đánh răng, không làm sạch cẩn thận kẽ răng với chỉ nha khoa, không lấy cao răng định kỳ,… đều có thể khiến răng bị vi khuẩn tấn công và có nguy cơ mất răng.
Các bệnh lý răng miệng: Viêm nha chu, sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy,… là những bệnh lý về răng miệng nếu không điều trị sớm có thể gây mất răng.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn quá nhiều đồ ngọt, không bổ sung đủ chất canxi, kali,… khiến răng trở nên yếu dần và dễ bị mất răng.
Tai nạn, chấn thương: Lực tác động lớn từ những va chạm có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ răng, gây sứt mẻ hoặc mất răng.
Mắc bệnh nền: Những người có bệnh nền như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… thường răng sẽ yếu hơn nên dễ xảy ra tình trạng mất răng.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Các thói quen như hút thuốc lá, nghiến răng, ăn đồ ăn quá mềm hoặc quá cứng đều là nguyên nhân gây ra mất răng.
Tuổi tác: Mất răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở các cô/chú trung, cao niên do răng bị lão hóa và dần yếu đi, men răng bị bào mòn nên dễ dẫn đến mất răng.
2. Hậu quả khi mất răng: Điểm mặt 7 tác hại ít người biết
Mất răng dù ở bất kỳ vị trí nào cũng gây nên nhiều bất tiện trong ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng nói chung. Dưới đây là 4 hậu quả mất răng mà bạn nên biết:
2.1 Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Mất răng, nhất là ở vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, răng nanh làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt, khiến nhiều người ngại ngùng và không tự tin trong giao tiếp. Hơn nữa, việc mất răng lâu ngày còn có thể khiến má bị hóp, xuất hiện nhiều nếp nhăn,… làm tổng thể gương mặt mất sự cân đối và hài hòa.
2.2 Chức năng ăn nhai suy giảm, ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Mỗi chiếc răng đều giữ một vai trò riêng trong ăn nhai, răng ở cung hàm trước xé nhỏ thức ăn, còn các răng hàm sẽ nhai nghiền thức ăn. Vì thế, mất răng đồng nghĩa với việc suy giảm chức năng ăn nhai, khiến thức ăn không được nghiền nhuyễn, gây ra các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Hơn nữa, khi nhai khó khăn cũng dễ làm cho người bệnh chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.3 Phát âm không rõ ràng
Khoảng trống tại vị trí mất răng sẽ khiến bạn nói chuyện bị thoát hơi nhiều, dẫn đến khó phát âm chính xác, nhất là từ có âm gió. Hơn nữa, nếu bị mất răng cửa còn làm giảm hoặc mất tương quan giữa răng – môi – lưỡi, từ đó khiến bạn dễ nói ngọng, nói đớt, gây mất tự tin khi giao tiếp.
2.4 Hậu quả của việc mất răng gây xô lệch, sai khớp cắn
Ở vị trí răng mất sẽ tạo nên một khoảng trống lớn, khiến các răng bên cạnh không còn sự nâng đỡ. Sau một thời gian, những chiếc răng này có xu hướng đổ dồn về phía răng mất, gây nên tình trạng xô lệch, sai khớp cắn và dẫn đến rối loạn thái dương hàm, đau vùng thái dương,…
2.5 Ảnh hưởng khớp thái dương hàm, gây đau đầu, đau cổ vai
Mất 1, 2 hoặc nhiều răng khiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ và dần bị xô lệch theo chiều ngẫu nhiên. Từ đó làm tăng lực nhai lên răng kề cận, lâu ngày ảnh hưởng lớn đến biên độ dao động tại khớp thái dương hàm làm bạn bị đau đầu, đau cổ vai, gáy,…
2.6 Gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng
Khoảng trống tại vị trí mất răng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Điều này gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng và ảnh hưởng đến các chiếc răng còn lại.
2.7 Nguy cơ cao tiêu xương hàm gây hóp má, lão hóa sớm
Hậu quả mất răng tiếp theo mà bạn nên lưu ý chính là tiêu xương hàm. Vì nếu mất răng thì không còn lực tác động từ việc ăn nhai lên xương hàm, khiến mật độ xương giảm dần và bị tiêu biến. Tiêu xương hàm làm cho cấu trúc gương mặt thay đổi (hô, móm) và gây khó khăn cho việc phục hình răng sau này.
3. Khi mất răng nên làm gì?
Khi bị mất răng, tốt nhất bạn nên đi thăm khám với bác sĩ nha khoa để đánh giá tình trạng răng là mất răng một phần (còn chân răng) hay mất răng toàn bộ. Bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa chuyên sâu cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, vững tay nghề để chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng.
Tại Elite Dental, bác sĩ luôn ưu tiên bảo tồn răng thật tối đa, giữ gìn răng tự nhiên của khách hàng. Khi thăm khám, nếu mất răng nhưng chân răng vẫn còn tốt thì bác sĩ sẽ tìm cách phục hình bảo tồn để tránh nhổ răng thật. Nếu mất răng toàn bộ hoặc chân răng không thể giữ lại, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hình tốt nhất.
4. Đâu là giải pháp phục hình răng mất an toàn và bền vững lâu dài?
Khi bị mất răng, người bệnh nên phục hình răng càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tối đa những tác hại kể trên. Hiện nay, có 3 phương pháp phục hồi răng mất được áp dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
4.1. Hàm giả tháo lắp
Răng giả được đeo dính vào hàm nhờ vào các móc kim loại hoặc các mô nướu bằng nhựa đeo cố định vào những răng thật.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian điều trị nhanh, chi phí thấp. Tuy nhiên, các răng giả thường không chắc chắn, dễ rơi rớt khi sử dụng làm ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt. Đồng thời, hàm giả tháo lắp còn gây tiêu xương nhanh chóng nên không thể sử dụng trong thời gian dài.
4.2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp mà bác sĩ sẽ mài 2 chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh răng mất để làm trụ cho chiếc cầu răng. Phương pháp này có thời gian điều trị ngắn với chi phí vừa phải. Tuổi thọ của cầu răng sứ thường kéo dài trong khoảng 10 năm.
Tuy nhiên thẩm mỹ sau khi hoàn thành không đạt được sự tự nhiên, tinh tế và tình trạng tiêu xương vẫn diễn ra do cầu răng sứ không tạo được chân răng thay thế răng đã mất. Theo thời gian, nướu sẽ bị teo lại, để lộ khoảng trống giữa răng và nướu. Thêm vào đó, việc mài 2 răng bên cạnh để làm trụ, chịu toàn bộ sức nhai sẽ khiến răng trụ này dần yếu đi. Để đảm bảo ăn nhai chắc chắn và tính thẩm mỹ thì bệnh nhân buộc phải tốn thời gian và chi phí làm lại.
4.3. Cấy ghép Implant
Implant là các trụ được làm từ vật liệu titanium cao cấp, có khả năng tương thích sinh học cao, giúp thay thế hoàn hảo chân răng bị mất, nhờ đó ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. Cấy ghép Implant lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1965 bởi GS BraneMark. Sau hơn 40 năm, răng cấy ghép đó vẫn còn tồn tại và ăn nhai tốt dù nhiều răng thật đã bị rụng đi do tuổi tác. Tại Việt Nam, Implant đầu tiên được đặt tại Viện Răng Hàm Mặt Trung ương (TP.Hồ Chí Minh) vào năm 1994 và cho đến nay vẫn còn sử dụng tốt.
Vì thế, phương pháp trồng răng Implant được xem là giải pháp phục hồi răng mất tân tiến hiện nay, khắc phục tốt các nhược điểm của hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ nên ngày càng được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
Thực tế đã chứng minh, trụ Implant có thể dùng vĩnh viễn và khôi phục được khả năng ăn nhai đến hơn 90% cùng độ thẩm mỹ hoàn hảo. Xét về chi phí, điều trị cấy ghép Implant có mức giá cao hơn 2 phương pháp còn lại. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là sự lựa chọn tiết kiệm và tối ưu vì tránh được những biến chứng và có thể sử dụng được lâu dài.
Elite Dental – Địa chỉ trồng Implant, phục hồi mất răng an toàn và nhanh chóng Trong hành trình hơn 12 năm, Elite Dental luôn mang đến dịch vụ cấy ghép Implant chất lượng, đồng hành và điều trị thành công từ những ca đơn giản đến phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao. Trồng răng Implant 1 răng, Implant một vài răng tại Elite Dental, khách hàng an tâm sở hữu bộ răng mới chắc khỏe để tự tin nở nụ cười và thoải mái ăn uống những món mình thích, bởi Elite có những thế mạnh ưu việt sau:
>> Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu để khôi phục lại răng mới, cho người mất răng tự tin nở nụ cười rạng rỡ và ăn uống thoải mái, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám cùng với bác sĩ, vui lòng liên hệ ngay với Elite Dental nhé! |
- Cách phòng ngừa mất răng
Để phòng ngừa mất răng, bạn có thể áp dụng các biện pháp gợi ý sau đây:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 1 lần/ngày và sau khi ăn 30 phút.
- Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau bữa ăn giúp làm sạch mảng bám thức ăn trong các kẽ răng, đồng thời giảm thiểu tình trạng răng chảy máu do sử dụng tăm lâu ngày.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời điều trị các bệnh lý răng miệng, ngăn chặn nguy cơ mất răng.
- Xử lý sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, áp xe quanh răng,… Hạn chế để bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm tủy răng và mất răng.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ những hậu quả mất răng gây ra. Đừng để mất răng gây cản trở đến cuộc sống của bạn. Elite Dental luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho mọi tình trạng răng, liên hệ ngay TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline (+84) 28 7306 3838 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.