Trẻ ngủ nghiến răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Chỉnh Nha

Nhiều ba mẹ bối rối khi thấy trẻ ngủ nghiến răng và phát ra tiếng kêu ken két, vì không biết nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không? Để có lời giải đáp và cách chữa nghiến răng ở trẻ, mời phụ huynh cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.

1. Nghiến răng khi ngủ ở trẻ là gì?

Nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng siết chặt vào nhau, từ đó tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Đây là hiện tượng phổ biến ở các bé trong độ tuổi 3 – 5, thường xảy ra khi ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

trẻ nghiến răng khi ngủ
Theo thống kê, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ mắc phải tật nghiến răng khi ngủ.

2. Đặc điểm nhận biết trẻ bị nghiến răng khi ngủ

Ngoại trừ âm thanh trẻ phát ra khi đang ngủ, ba mẹ có thể nhận biết hiện tượng nghiến răng qua những biểu hiện như:

  • Răng của trẻ có dấu hiệu bị mòn, sứt mẻ.
  • Trẻ bị đau hàm mỗi lúc nhai, dẫn đến ăn uống khó khăn.
  • Trẻ thường kêu đau âm ỉ ở trán, tai, đôi khi là toàn thân.

3. Nguyên nhân trẻ nghiến răng lúc ngủ

Tình trạng trẻ ngủ nghiến răng có thể xảy ra do các yếu tố chủ quan và khách quan, bao gồm:

3.1 Trẻ có khớp cắn sai lệch

Nhiều nghiên cứu cho biết, tình trạng sai lệch khớp cắn và nghiến răng có mối quan hệ mật thiết, khoảng 12,75% trẻ mắc phải cả hai vấn đề này. Bởi nếu khớp cắn bị lệch, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu mỗi khi cơ hàm khép lại. Lúc này, 2 hàm của bé sẽ siết chặt nhau để tạo cảm giác dễ chịu, từ đó dần dần hình thành thói quen nghiến răng.

trẻ ngủ nghiến răng
Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo lệch khớp cắn, ba mẹ không nên chủ quan.

3.2 Trẻ đang trong quá trình mọc răng

Các bé trong độ tuổi mọc răng thường có xu hướng nghiến chặt 2 hàm với nhau khi ngủ. Bởi  hoạt động này có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn khi răng mọc.

Xem thêm:  Trẻ mấy tháng mọc răng sữa? Cha mẹ cần lưu ý gì?

Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên đi cùng với quá trình mọc răng ở trẻ là nhiều dấu hiệu khó chịu như sốt, quấy khóc, phát ban,... khiến nhiều phụ huynh trở nên lúng túng. Bài viết…

3.3 Thiếu hụt canxi

Tình trạng ngủ nghiến răng vào ban đêm ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt canxi. Theo đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi nhẹ thì gây ra triệu chứng nghiến răng, nặng có thể gây ra những cơn co giật nghiêm trọng.

3.4 Do tâm lý lo lắng, căng thẳng

Trẻ em rất dễ thay đổi cảm xúc và trở nên căng thẳng, lo lắng vì một lý do đơn giản nào đó. Chính sự thay đổi tâm lý đột ngột này đã gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ – như một cơ chế để trẻ đối phó với những cảm xúc thất thường của mình.

3.5 Tác dụng phụ từ một số loại thuốc

Việc trẻ ngủ nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm…

3.6 Một số nguyên nhân khác

  • Bị nhiễm giun kim: Giun kim khi ký sinh trong cơ thể người sẽ tiết ra độc tố khiến bé cảm thấy căng thẳng, từ đó hình thành thói quen nghiến răng.
  • Trẻ bị dị ứng: Bé có cơ địa dễ dị ứng thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, nên có xu hướng nghiến răng nhằm giảm cảm giác khó chịu trên cơ thể.
  • Ảnh hưởng của các chứng rối loạn khác: Một số trường hợp trẻ ngủ nghiến răng có thể là biểu hiện xuất phát từ hội chứng rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ), tăng động, thiếu tập trung…

4. Trẻ hay ngủ nghiến răng có sao không? 

Trong quá trình theo dõi, nhiều phụ huynh khá thắc mắc trẻ nghiến răng khi ngủ kéo dài bao lâu? Nghiến răng thường xuyên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không?

Theo đó, đa phần trẻ em sẽ ngừng nghiến răng khi đã thay toàn bộ răng sữa, hoặc khi mọc đủ răng vĩnh viễn, nên ba mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ không thể tự từ bỏ thói quen này sẽ cần nhờ đến sự giúp đỡ hay can thiệp của ba mẹ và bác sĩ.

Bởi nếu nghiến răng kéo dài, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn về sau do nghiến răng thường xuyên khiến răng bị xô lệch, gây biến đổi trật tự.
  • Nghiến răng nhiều khiến răng của trẻ bị mòn, hỏng men răng và có xu hướng nhạy cảm hơn với nhiệt độ.
  • Lực nghiến răng lâu ngày gây căng, đau nhức xương hàm và vùng đầu.
  • Tăng nguy cơ mắc phải hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau khớp mỗi khi nhai, há miệng lớn hoặc ngáp.
bé ngủ nghiến răng có sao không
Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ nếu không được chữa trị có thể làm răng bị xô lệch, ảnh hưởng tới chất lượng men răng…
Xem thêm:
> Trẻ chậm mọc răng có sao không?
> Trẻ mọc răng sớm có sao không? 

5. Cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ nghiến răng hiệu quả

Để giúp trẻ nhanh chóng chữa khỏi chứng nghiến răng, phụ huynh nên dựa vào nguyên nhân để có cách can thiệp phù hợp. Cụ thể:

5.1 Niềng răng chỉnh khớp cắn lệch

Ngay khi phát hiện răng của trẻ có vấn đề về khớp cắn, ba mẹ nên đưa con đi khám và chỉnh nha sớm để tránh ảnh hưởng tới việc nhai. Bác sĩ sẽ khuyến cáo niềng răng để bảo vệ răng miệng, nướu và tuỷ răng tốt hơn. Đặc biệt, nếu thực hiện niềng răng cho trẻ trong độ tuổi “vàng” từ 6 – 12 tuổi thì càng tốt và càng có hiệu quả cao.

Quan trọng là ba mẹ cần chọn được phòng khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao để trẻ được tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp.

Hiện nay, Elite Dental tự tin là Trung tâm nha khoa trẻ em chuyên sâu với các điều trị tổng quát, chỉnh nha cho trẻ trong độ tuổi răng sữa và thay răng vĩnh viễn bởi sở hữu nhiều yếu tố nổi bật:

  • Bác sĩ giỏi, dày dạn kinh nghiệm, hiểu rõ về quá trình thay răng, sự phát triển của răng và xương hàm của trẻ trong từng giai đoạn, từ đó giúp chẩn đoán chính xác và khắc phục hoàn toàn sai lệch răng, xương hàm mà trẻ đang gặp phải. Hơn nữa, bác sĩ còn thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, giúp con hợp tác tốt và có trải nghiệm niềng răng thật thoải mái.
  • Khí cụ chỉnh nha chính hãng chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Kết hợp với trang thiết bị hiện đại, tân tiến hỗ trợ quá trình chỉnh nha diễn ra an toàn, đạt hiệu quả tối ưu.
  • Elite Dental sở hữu kho dữ kiện với hàng ngàn ca lâm sàng được điều trị thành công, giúp cha mẹ có thể xem trước trường hợp răng tương tự với con để thêm an tâm.
  • Có các khu điều trị riêng biệt gồm phòng điều trị răng và khu vui chơi nhiều màu sắc giúp trẻ có cảm giác vui vẻ mỗi khi đến thăm khám.
mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em
Bác sĩ lẫn trợ tá Elite rất thân thiện, luôn gần gũi và động viên trẻ hợp tác để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
trẻ ngủ hay nghiến răng
Đến chỉnh nha tại Elite Dental, trẻ không chỉ mang về nụ cười khỏe đẹp, mà còn lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ, thoải mái.

5.2 Chườm ấm 

Đối với trẻ nghiến răng do mọc răng gây ngứa nướu, ba mẹ hãy thử chườm một túi nước ấm lên má của con. Việc này sẽ giúp trẻ giảm được cảm giác đau nhức, khó chịu trong thời gian mọc răng, từ đó không bị nghiến răng khi ngủ nữa.

5.3 Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie

Trường hợp trẻ ngủ nghiến răng liên quan đến dinh dưỡng kém, phụ huynh nên thêm sữa, phô mai, hải sản, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, óc chó…), các loại rau có màu xanh đậm (súp lơ xanh, cải xoăn, bắp cải, rau ngót…)… vào chế độ dinh dưỡng của con. Những thực phẩm này rất giàu canxi và magie – chất có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp trẻ giảm tình trạng nghiến răng.

5.4 Cùng bé trò chuyện và tham gia các hoạt động giải trí

Nếu nguyên nhân trẻ hay nghiến răng khi ngủ là do có vấn đề liên quan đến học tập, bạn bè, ba mẹ hãy nhẹ nhàng trò chuyện để hỗ trợ con giải quyết vấn đề này. Hoặc nếu do tâm lý tiêu cực, hay lo lắng, căng thẳng, bạn nên giúp trẻ giải tỏa cảm xúc bằng cách cùng chơi một vài trò chơi nhỏ, hát cho bé nghe, đọc truyện… Ngoài ra, phụ huynh nên hạn chế thời gian trẻ dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ, đồng thời đảm bảo phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, thông thoáng để con ngủ ngon hơn.

5.5 Dùng khay/máng chống nghiến răng

Cho con đeo khay/máng là mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em ba mẹ có thể tham khảo. Loại khay này có tác dụng làm giảm đi lực ma sát giữa hai hàm, giúp cơ hàm được thư giãn khi ngủ, dần dần sẽ xóa bỏ thói quen của cơ và răng ở vị trí nghiến. Tuy nhiên, trước khi trẻ sử dụng khay/máng này, cần có chỉ định của bác sĩ để được hướng dẫn thời gian đeo phù hợp.

lý do trẻ nghiến răng khi ngủ
Việc cho trẻ đeo máng chống nghiến giúp ngăn cản sự tiếp xúc răng giữa 2 hàm, từ đó bảo vệ răng khỏi mài mòn, gãy hoặc mẻ răng.

6. Mẹo phòng tránh trẻ nghiến răng khi ngủ

Ba mẹ có thể giúp trẻ tránh bị nghiến răng khi ngủ bằng những cách đơn giản như:

  • Đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ, để sớm phát hiện các bất thường dẫn đến tình trạng nghiến răng.
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng và kẹo cao su dễ gây đau nhức hàm.
  • Cho trẻ thực hiện một số hoạt động thư giãn trước khi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe vài bản nhạc nhẹ nhàng…
  • Tạo thói quen tập thể dục cho trẻ, nhằm kích thích cơ thể sản xuất hormone endorphin có tác dụng giảm căng thẳng.
  • Theo Quỹ giấc ngủ quốc gia Mỹ, nghiến răng cũng có liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế, ba mẹ nên tránh cho trẻ dùng thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi ngủ, đồng thời đảm bảo phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, thông thoáng để con ngủ ngon hơn.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, phụ huynh đã biết được hiện tượng trẻ ngủ nghiến răng là như thế nào và cách xử trí phù hợp. Nếu nhận thấy con có dấu hiệu lệch khớp cắn, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến Elite Dental để được bác sĩ thăm khám và kịp thời điều chỉnh sai lệch, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng trong tương lai.

Xem thêm:
> Răng sữa trẻ mọc lệch có sao không?
> Nguyên nhân gây ra mòn men răng
> Cách chăm sóc răng sữa cho bé

TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ VÀ CHỈNH NHA ELITE DENTAL

Bài Viết Liên Quan