Bạn cảm thấy ê buốt, khó chịu mỗi khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh? Đó có thể là do men răng bị mòn. Tuy có chức năng quan trọng là bảo vệ phần răng bên trong nhưng men răng lại rất dễ bị tổn thương nếu chăm sóc không đúng cách. Vậy mòn men răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
1. Thế nào là mòn men răng?
Men răng là lớp nằm ngoài cùng, bảo vệ ngà răng bên trong. Với đặc tính mỏng và dẻo dai, men răng có thể trụ vững khi răng thực hiện các động tác nhai, gặm, cắn,… trong một thời gian dài.
Thế nhưng, nếu không được chăm sóc cẩn thận, lớp men răng này có thể bị mài mòn, làm cho ngà răng bị hở ra, không còn khả năng bảo vệ tốt cho răng và dẫn đến các cơn đau, ê buốt xung quanh răng. Đây chính là hiện tượng mòn men răng.
Tình trạng mòn men răng có thể được chia thành 4 nhóm như sau:
Mòn răng sinh lý:
Đây là quá trình mòn men răng tự nhiên do sự ma sát của các răng đối đầu. Thông thường, răng mặt nhai sẽ bị mòn trước, sau đó mới đến các núm răng dưới và núm răng trên.
Mòn răng hóa học:
Tình trạng này là do men răng tiếp xúc với axit từ nước trái cây hoặc dịch vị trong dạ dày. Loại mòn men răng này có thể gây ra các vấn đề răng miệng từ nhẹ như đổi màu răng đến nặng hơn là mất răng.
Mòn răng bệnh lý:
Đây là hiện tượng mất men răng do sự ma sát giữa các răng hoặc các tác động từ bên ngoài như đánh răng quá mạnh, cắn vật cứng,…
Tiêu cổ răng:
Tình trạng mòn men răng này là do chải răng không đúng cách trong thời gian dài, khiến phần lớp men tại cổ răng bị mài mòn.
2. Men răng bị mòn là do đâu?
Mòn men răng có thể đến từ các nguyên nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt, sức khỏe như sau:
2.1 Thói quen sinh hoạt hằng ngày
Chế độ ăn uống và cách sinh hoạt không tốt có thể làm ảnh hưởng đến men răng, cụ thể như:
- Ăn thực phẩm nhiều tinh bột, đường, axit như bánh kẹo, nước có ga, nước trái cây có vị chua,…
- Đánh răng không đúng cách, nghiến răng, dùng răng cắn đồ cứng.
- Không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn.
- Dùng một số loại thuốc có thể gây mòn men răng trong thời gian dài như Aspirin, Histamin,…
- Điều trị răng ở nha khoa kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến lớp men răng khi thao tác.
Xem thêm: > Nguyên nhân trẻ ngủ nghiến răng
2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản có thể làm cho axit trào ngược lên miệng, lâu dần gây mòn răng. Ngoài ra, bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… cũng làm cho vi khuẩn phát triển và bào mòn men răng.
2.3 Yếu tố bên trong cơ thể
Một số yếu tố bên trong cơ thể làm men răng bị mòn như:
- Tuyến nước bọt hoạt động yếu khiến miệng bị khô và không thể trung hòa axit trong thực phẩm bám trên men răng.
- Trẻ sinh non, thiếu hụt dưỡng chất có thể làm cho phần men răng không có cấu tạo hoàn chỉnh.
3. Đặc điểm nhận biết men răng mòn
Để biết được men răng có bị mòn hay không, bạn hãy dựa vào 5 dấu hiệu sau:
Răng bị đổi màu:
Răng chuyển sang màu ngà hơi vàng, đây là màu của ngà răng khi bị lộ ra ngoài. Chưa kể, răng còn có thể bị ngả màu, chuyển sang ố vàng kém thẩm mỹ.
Nhiều bệnh nhân đến với Elite Dental với nỗi trăn trở về tình trạng răng xỉn màu gây mất thẩm mỹ nụ cười, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn…
Tăng nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn:
Khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc quá chua, bạn sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức âm ỉ.
Bề mặt răng nhẵn bóng hoặc bị lõm:
Răng bị mất khoáng chất làm cho bề mặt nhẵn bóng, đồng thời có vết lõm trên mặt nhai.
Có vết nứt, vỡ trên răng:
Răng xuất hiện các vết nứt vỡ, phần cạnh trở nên thô ráp.
Răng bị nứt có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương, lão hóa, thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,... Vậy răng bị nứt có sao không và cách xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình…
Dễ bị sâu răng:
Trên răng xuất hiện các lỗ sâu nhỏ, nếu không sớm điều trị thì lỗ sâu sẽ ngày càng lớn, xâm nhập vào phần ngà răng bên trong.
Sâu răng trẻ em là tình trạng đáng báo động hiện nay, với số liệu ghi nhận có đến 80% trẻ trong độ tuổi 4 - 8 tuổi bị sâu răng. Tác hại của sâu răng ở trẻ em không đơn thuần ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, mà…
4. Cách phục hồi men răng chắc khỏe tốt nhất
Các triệu chứng mòn men răng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Mặt khác, vì cơ thể không có khả năng tái tạo lại lớp men bảo vệ đã mất nên bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Elite Dental – Địa chỉ chăm sóc răng được nhiều khách hàng tin chọn
Elite Dental là một trong những nha khoa chất lượng, sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tư vấn và điều trị đúng vấn đề răng miệng, cho hiệu quả toàn diện và ổn định lâu dài. Kết hợp cùng các loại máy móc công nghệ kỹ thuật số hiện đại giúp khách hàng có trải nghiệm điều trị thoải mái và không đau.
Theo đó, tùy tình trạng mòn men răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để tránh mòn răng tái phát. Ngoài ra, trong quá trình điều trị đều sẽ đảm bảo vô khuẩn để hạn chế hiện tượng lây nhiễm chéo nên khách hàng có thể yên tâm khi đến Elite Dental.
Để được tư vấn cách điều trị mòn men răng phù hợp, khách hàng hãy liên hệ với Elite Dental TẠI ĐÂY hoặc qua hotline 028 7306 3838 nhé!
Song song đó, mỗi người cũng nên chủ động điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa mòn men răng bằng các cách sau:
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách: Duy trì đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng, không chải răng quá mạnh và nên đánh răng theo vòng tròn.
Bổ sung thêm khoáng chất cho răng: Để răng thêm chắc khỏe, bạn nên bổ sung vitamin D, canxi thông qua các thực phẩm tự nhiên hoặc viên uống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế thức ăn quá dai, cứng và bánh kẹo, trái cây chứa axit như cam quýt,…
Thường xuyên đến nha khoa làm sạch răng: Bạn nên đến nha khoa khám răng và lấy cao răng 6 tháng/lần. Điều này giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề của răng và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng men răng bị mất mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một số phương pháp khắc phục như:
- Quét fluoride: Cách này giúp giảm tình trạng mất men răng, ngăn ngừa sâu răng và kéo dài thời gian tác dụng của các vật liệu phục hình răng khác.
- Trám răng: Phương pháp này giúp khắc phục các lỗ sâu răng, hạn chế vi khuẩn tác động sâu hơn đến ngà răng.
- Dán veneer sứ: Đây là phương pháp dán sứ trên bề mặt răng, che đi các vết lõm hay nứt mẻ và ngăn ngừa men răng bị mòn.
- Bọc răng sứ: Nếu men răng mất nhiều và sâu, bọc răng sứ sẽ là phương pháp phù hợp giúp hạn chế răng mất thêm men và xuất hiện sâu răng.
5. Giải pháp ngăn ngừa mòn men răng
Ngoài những nguyên nhân về thói quen sinh hoạt và bệnh lý, quá trình mòn men răng tự nhiên vẫn diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, để hạn chế tối đa men răng bị ăn mòn thì bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Chọn kem đánh răng chứa fluoride.
- Nếu ăn uống đồ có chứa axit, bạn chờ khoảng 1 tiếng rồi mới đánh răng. Điều này giúp răng có thời gian tái hình thành lượng chất khoáng bên trong.
- Dùng ống hút với đồ uống chứa axit và nên súc miệng sau khi ăn uống thực phẩm chứa axit.
- Uống nhiều nước hơn nếu bị giảm tiết nước bọt hoặc khô miệng.
- Chỉ nên ăn vặt khi có thể súc miệng sau đó.
- Nên nhai kẹo cao su không đường giữa các bữa ăn.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Nhìn chung, mòn men răng là tình trạng rất dễ gặp phải, chủ yếu là do ăn uống và sinh hoạt không đúng cách. Vì thế, bạn đừng quên chú ý hơn trong việc chăm sóc răng miệng và đến nha khoa khám răng định kỳ nhé. Trường hợp đã có dấu hiệu men răng bị mòn thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị thích hợp.
Xem thêm: > Nguyên nhân bị chảy máu chân răng là gì? > Áp xe răng:Dấu hiệu và cách điều trị > Răng có vết đen: Nguyên nhân và cách điều trị