Răng bị nứt có sao không? Cách xử trí và khắc phục

Bác sĩ Đức Anh
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Phạm Hùng Đức Anh
Bác sĩ phẫu thuật Implant

Răng bị nứt có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương, lão hóa, thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,… Vậy răng bị nứt có sao không và cách xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!

1. Nhận biết dấu hiệu răng bị nứt

Khi răng bị nứt, bệnh nhân có thể nhìn thấy một số dấu hiệu như: 

  • Xuất hiện những đường trầy xước bên ngoài men răng.
  • Răng bị nứt dọc thân răng hoặc ở đỉnh răng.
  • Răng bị chẻ ra làm 2 phần do có vết nứt từ dưới chân răng đến đỉnh răng.
  • Khu vực nướu xung quanh răng bị nứt có hiện tượng sưng đỏ.
răng bị nứt dọc
Khi răng bị nứt, bệnh nhân có thể nhận thấy bằng mắt vết nứt xuất hiện dọc thân răng.

Đồng thời, người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu, ê buốt khi cắn, nhai thức ăn cứng, đồ ngọt, đồ chua cay. Cơn đau có thể diễn ra trong một thời gian nhất định, tái diễn nhiều lần trong ngày hoặc tăng dần mức độ đau theo thời gian.

2. Nguyên nhân nào khiến răng bị nứt?

Răng có dấu hiệu bị nứt do các nguyên nhân sau đây:

Thói quen nghiến răng:

Đây không chỉ là thói quen gây mất ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì khi người bệnh nghiến răng, hai hàm răng sẽ siết chặt lại, tạo áp lực trên răng, từ đó dẫn đến tình trạng nứt gãy răng.

Xem thêm:
> Nguyên nhân trẻ ngủ nghiến răng
> Gãy răng gây hậu quả gì?

Thói quen ăn đồ quá cứng:

Nhiều người có thói quen ăn đồ quá cứng như đá, kẹo cứng, các loại hạt,… Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ răng bị nứt, mẻ.

Do chấn thương, va đập:

Răng có thể bị chấn thương, va đập mạnh do tai nạn giao thông, chơi thể thao,… từ đó gây ra tình trạng răng bị nứt gãy.

Thay đổi nhiệt độ trong miệng đột ngột:

Khi đang ăn một thực phẩm nóng, bạn liền uống vội một ly nước lạnh, dẫn đến tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng dễ bị nứt gãy.

Các nguyên nhân khác:

Người cao tuổi thường gặp tình trạng răng bị lão hóa, trở nên yếu đi và dễ gãy nứt. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi cũng làm tăng nguy cơ răng bị nứt, vỡ.

3. Răng bị nứt có tự lành được không?

Khi có dấu hiệu nứt vỡ, răng không thể tự lành lại như ban đầu được. Tuy nhiên, nha khoa hiện đại vẫn có các biện pháp khắc phục, điều trị tình trạng răng bị gãy nứt.

4. Nứt răng có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng nứt răng không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng như:

Gây bệnh lý răng miệng:

Thức ăn dễ mắc vào vết nứt trên răng, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng, tấn công vào men răng, từ đó có thể gây ra một số bệnh lý (như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…).

Xem thêm:  13 bệnh về răng miệng thường gặp, cần đặc biệt lưu ý

Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung. Dù vậy, hầu hết các bệnh răng miệng có thể phòng ngừa nếu…

Ảnh hưởng thẩm mỹ:

Với trường hợp nứt răng cửa, không chỉ có hại cho sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười và toàn gương mặt.

Tiềm ẩn nguy cơ mất răng:

Các vết nứt có thể lan rộng và ăn sâu vào thân răng, dần dần răng bị suy yếu, lung lay và tăng nguy cơ mất răng.

nứt răng
Tình trạng nứt răng nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng mất răng.

5. Chẩn đoán răng bị nứt

Bệnh nhân nên thăm khám tại nha khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng răng nứt vỡ. Theo đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán răng nứt vỡ bằng các dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt thường kết hợp với phương pháp chụp phim X-quang.

6. Điều trị răng bị nứt bằng cách nào?

Tùy theo tình trạng răng nứt gãy, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

6.1 Trám răng

Răng bị nứt có trám được không? Câu trả lời là CÓ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trám răng bằng vật liệu sứ hoặc composite. Cụ thể, bác sĩ tiến hành vệ sinh răng để loại bỏ vi khuẩn, sau đó tạo hình chất trám và hóa cứng bằng tia Laser chuyên dụng. Nhờ vậy, răng sẽ được phục hồi hình dáng và chức năng ăn nhai. 

Xem thêm:  Trám phòng ngừa sâu răng

Trám phòng ngừa sâu răng là phương pháp dùng chất trám bít (nhựa composite hay glassionormer) hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm. Dưới đây là những thông tin hữu ích giải thích vì…

6.2 Dán sứ veneer

Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp dán sứ veneer để khắc phục khuyết điểm răng bị nứt nhẹ  (mẻ khoảng ⅓ răng). Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán sứ mỏng dán cố định vào vị trí răng bị nứt bằng keo dán chuyên dụng. 

Xem thêm:
> Dán răng sứ veneer giá bao nhiêu tiền?
> Răng sứ Veneer có tốt không?
> Quy trình dán răng sứ veneer hoàn chỉnh

6.3 Bọc răng sứ

Để bọc răng sứ che đi vết nứt trên răng, bác sĩ tiến hành mài lớp men răng bên ngoài để tạo cùi răng. Sau đó, bác sĩ dùng mão răng sứ giả chụp lên cùi răng nhằm phục hồi hình dáng, chức năng và tính thẩm mỹ cho răng. 

Xem thêm:  Quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ gồm mấy bước?

Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình trong nha khoa, giúp tái tạo thẩm mỹ và chức năng của răng, qua đó mang đến nụ cười mới rạng ngời. Tuy nhiên, để làm răng sứ đạt hiệu quả cao thì yêu cầu Bác sĩ phải thực hiện theo quy…

6.4 Nhổ răng

Với trường hợp răng bị nứt mẻ nghiêm trọng, lan đến tủy răng và dây thần kinh không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên cấy ghép Implant để tránh tiêu xương hàm, ăn nhai thoải mái, đạt hiệu quả lâu dài.

Tham khảo: Nhổ răng bao lâu thì có thể cấy ghép Implant?
răng bị nứt
Với trường hợp phải nhổ bỏ răng bị nứt, bệnh nhân có thể chọn phương pháp cấy ghép Implant để phục hồi hình dáng, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng.

7. Cách phòng tránh bị nứt răng

Sau đây là một số cách phòng tránh tình trạng răng bị nứt mẻ:

Chăm sóc răng miệng hàng ngày:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đồng thời nên sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa flour để bảo vệ men răng.

Tránh thói quen có hại:

Nên tránh thói quen nghiến răng khi ngủ, cũng như hạn chế nhai thực phẩm cứng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Kiểm tra răng miệng định kỳ:

Kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng răng, kịp thời có giải pháp xử lý khi răng bị nứt.

Xem thêm: Lấy cao răng định kỳ

Elite Dental – Địa chỉ điều trị nứt răng hiệu quả, thẩm mỹ nụ cười uy tín

Với hơn 11 năm theo đuổi sứ mệnh lan tỏa nụ cười bền vững đến cộng đồng, Elite Dental tự hào là địa chỉ nha khoa uy tín, chuyên sâu và cao cấp. Với đầy đủ các dịch vụ điều trị bệnh lý răng miệng thường gặp, Elite Dental đã có cơ hội đồng hành cùng hàng ngàn khách hàng trong hành trình chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp.

Tại Elite có đầy đủ dịch vụ Nha khoa tổng quát (như nhổ răng, trám răng,…), phục hình thẩm mỹ (bọc răng sứ, dán veneer,…) và đặc biệt là cấy ghép Implant đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp phục hình răng toàn diện. Nhờ vậy, Elite Dental có thể giải quyết tất cả trường hợp răng có vết nứt nhẹ đến nặng, giúp quý khách lấy lại sức khỏe răng miệng ổn định, khả năng ăn nhai tốt và thẩm mỹ nụ cười.

Đặc biệt, tất cả các bước thăm khám và điều trị tại Elite Dental hoạt động theo mô hình All-in-1 với quy trình khép kín gồm: Chụp hình, xét nghiệm, tiểu phẫu và nghỉ ngơi. Nhờ vậy, khách hàng không phải di chuyển nhiều, có trải nghiệm thăm khám thuận tiện, thoải mái.

răng có vết nứt nhẹ
Khách hàng có trải nghiệm mô hình All-in-1 với quy trình khép kín từ chụp hình, xét nghiệm, tiểu phẫu đến nghỉ ngơi ngay tại Elite Dental.

Không chỉ vậy, quý khách hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ tại Elite Dental giỏi chuyên môn, tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm. Kết hợp với hệ thống thiết bị hiện đại giúp hoàn thiện răng chỉ trong 1 ngày, tiết kiệm thời gian tối đa cho khách hàng.

>> Đặt lịch khám với Elite Dental để chăm dưỡng, bảo vệ nụ cười khỏe đẹp, tự tin bạn nhé!

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc răng bị nứt có sao không và giải pháp điều trị phù hợp. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm, ngay khi nhận thấy dấu hiệu răng bị nứt, bệnh nhân nên thăm khám nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách nhé!

Xem thêm:
> Răng bị mẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục
> Răng bị lung lay có giữ được không?
> Mẻ răng cửa có sao không?

Bài cùng chuyên mục