Nhiều người gặp phiền toái khi bị mẻ răng cửa, trong đó vấn đề lớn nhất là gây mất thẩm mỹ, khiến họ vô cùng tự ti khi giao tiếp. Nếu bạn cũng gặp trường hợp tương tự, bạn nên làm gì? Khi răng cửa bị mẻ nên trám hay bọc sứ là tốt nhất? Hoặc còn có cách nào tốt hơn không? Mời bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
1. Răng cửa bị mẻ do đâu?
Mẻ răng cửa là tình trạng răng cửa bị mất một phần cấu trúc răng, có thể ở phần đỉnh hoặc vùng cạnh cắn khiến răng trở nên sắc nhọn. Tình trạng này thường là hậu quả của những nguyên nhân dưới đây:
Chấn thương
Té ngã, va đập mạnh hoặc dùng lực quá mạnh khi ăn uống (cắn vật cứng,…) khiến răng cửa bị sứt mẻ, kèm theo ê buốt, khó chịu.
Thiếu khoáng chất
Nếu không được bổ sung đầy đủ canxi, men răng sẽ mỏng và dễ vỡ hơn bình thường.
Do một số thói quen
Ngủ nghiến răng, thường xuyên ăn thực phẩm chua,… có thể gây hại men răng, khiến răng dễ bị nứt hoặc vỡ.
Bạn cảm thấy ê buốt, khó chịu mỗi khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh? Đó có thể là do men răng bị mòn. Tuy có chức năng quan trọng là bảo vệ phần răng bên trong nhưng men răng lại rất dễ bị tổn thương nếu chăm sóc không…
2. Mẻ răng cửa có sao không?
Răng cửa bị mẻ trong thời gian dài có thể để lại nhiều vấn đề:
Mất thẩm mỹ gương mặt
Đây là ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất. Đa số những người bị mẻ răng cửa đều thấy mất tự tin khi nói, cười.
Lực nhai yếu đi
Răng cửa có chức năng cắn, xé thức ăn. Tuy nhiên, nếu răng cửa bị mẻ thì lực nhai yếu đi, khiến nhiều người không nhai được đồ cứng và dai, không chỉ cản trở quá trình ăn nhai mà còn ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Răng cửa nhạy cảm hơn
Mẻ răng cửa làm ảnh hưởng men răng, có thể làm lộ phần ngà răng, ống thần kinh sẽ bị tác động trực tiếp nên dễ dẫn đến cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn uống đồ quá lạnh hoặc quá chua.
Tăng nguy cơ bệnh lý răng miệng
Nhiều người gặp tình trạng răng bị mẻ lớn, lâu ngày gây sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… Lý do là vì những vết nứt hoặc mẻ răng đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng bên trong.
Ảnh hưởng các bộ phận khác trong khoang miệng
Cạnh răng cửa bị mẻ khá sắc nhọn nên có thể gây cảm giác cộm cắn. Nếu không cẩn thận sẽ làm tổn thương lưỡi hoặc má, gây đau rát và khó chịu.
Xem thêm: Gãy răng cửa phải làm sao?
3. Cách xử trí khi răng cửa bị mẻ
Nếu phát hiện dấu hiệu mẻ răng cửa, điều bạn cần làm như sau:
- Khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài nhanh chóng, không để mảnh vỡ sắc nhọn gây tổn thương khoang miệng hoặc trôi xuống cơ quan tiêu hóa.
- Giữ lại mảnh răng bị vỡ trong hộp kín và mang theo khi đi khám. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể hàn lại mảnh vỡ vào răng cho bạn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để hạn chế nhiễm trùng, đồng thời ăn nhai cẩn thận để tránh chạm vào gờ răng bị mẻ.
- Sau đó đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả.
4. Các phương pháp điều trị mẻ răng cửa
Với mỗi tình trạng sứt mẻ răng cửa, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Trám răng trong trường hợp răng bị mẻ ở mức độ nhẹ
Với trường hợp miếng vỡ nhỏ hơn 2mm, hoặc không ảnh hưởng đến tủy thì có thể trám răng với thời gian thực hiện nhanh, chi phí hợp lý. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu nhân tạo bổ sung vào phần mô răng cửa bị thiếu. Vật liệu trám răng có thể là nhựa Composite (vật liệu trám giống màu răng tự nhiên).
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu trám răng không được thực hiện đúng quy trình, thao tác không chính xác có thể gây kém thẩm mỹ hoặc miếng trám dễ bong tróc. Vì vậy, lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là điều vô cùng cần thiết.
Xem thêm: Trám răng thẩm mỹ là gì?
Bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ có được không?
Được. Bọc sứ có thể áp dụng trong trường hợp răng bị mẻ lớn, răng bị suy yếu. Bác sĩ sẽ dùng mão răng sứ chụp lên cùi răng thật để phục hồi.
Ưu điểm của bọc răng sứ là thời gian điều trị khá nhanh (chỉ 3-5 buổi hẹn), giúp bạn lấy lại khả năng ăn nhai tốt, đảm bảo thẩm mỹ cao, không khác gì răng thật. Tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn khá nhiều, vì bác sĩ phải mài phần lớn mô răng thật của răng cửa, tiềm ẩn nguy cơ đau nhức, mất răng sau này. Chưa kể nếu kỹ thuật mài không chính xác, xâm phạm khoảng sinh học, chỉ cần sai lệch vài mm là có thể gây hỏng răng thật.
Dán sứ veneer điều trị tối ưu răng cửa bị mẻ, thẩm mỹ cao
Với trường hợp răng cửa bị thưa ở mức độ nhẹ, men răng mòn dần, nhu cầu thẩm mỹ cao thì bạn có thể chọn dán sứ veneer. Bác sĩ sẽ mài một lớp mỏng trên răng, sau đó dán mặt sứ veneer siêu mỏng (độ dày khoảng 0,2-0,5mm) lên bề mặt ngoài của răng để che đi khiếm khuyết sứt mẻ ban đầu.
Thời gian gần đây, dán sứ veneer dần trở thành xu hướng mới trong phục hình thẩm mỹ hiện đại. Lý do là vì ai cũng yêu thích tính thẩm mỹ cao, sở hữu nụ cười trắng sáng, tự nhiên và bảo tồn được răng thật tối đa.
Thế nhưng, dán sứ veneer là kỹ thuật nha khoa phức tạp, do đó có giá cao hơn và cần thực hiện bởi bác sĩ thành thạo.
Xem thêm: > Dán răng sứ veneer giá bao nhiêu tiền? > Răng sứ Veneer có tốt không? > Quy trình dán răng sứ veneer hoàn chỉnh
Hơn thập kỷ qua, Trung tâm Nha khoa Elite Dental tự hào là địa chỉ đáng tin cậy để lấy lại nụ cười rạng rỡ và tự tin. Trong ngân hàng dữ liệu của Elite đã điều trị cho rất nhiều khách hàng bị tổn thương răng cửa.
Điển hình như trường hợp bạn T. gặp vấn đề ở 2 răng cửa sau tai nạn, trong đó có 1 răng bị gãy ngang, 1 răng bị mẻ. Bác sĩ Elite đã thăm khám cẩn thận và quyết định dán sứ veneer với răng bị mẻ và bọc mão toàn sứ với răng gãy ngang. Theo đó, bác sĩ cũng thực hiện thử tủy răng và nhận thấy đáp ứng tủy trong ngưỡng bình thường nên quyết định không cần lấy tủy. Kết thúc điều trị, T. vô cùng tự tin với diện mạo mới của răng, cả hình dáng và màu sắc trông tự nhiên như thật. Điều T. hài lòng nhất là nhờ sự xâm lấn tối thiểu nên vẫn duy trì được sự sống cho răng.
Qua đó có thể thấy rằng, đội ngũ bác sĩ tại Elite luôn điều trị theo triết lý bảo tồn răng thật tối đa, kết quả cuối cùng không chỉ đạt thẩm mỹ theo mong muốn, mà răng miệng cũng phải khỏe mạnh dài lâu.
Còn bạn, nếu đang gặp tình trạng mẻ răng cửa và băn khoăn không biết làm sao, hãy đến ngay Elite Dental nhé! Các bác sĩ giỏi sẽ tư vấn phương pháp nào phù hợp để mang đến kết quả tối ưu. Liên hệ TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trước.
Xem thêm: > Răng bị mẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục > Răng cửa mọc lệch: Nguyên nhân và cách chữa > Răng bị nứt có sao không?