Mọc răng là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của trẻ sơ sinh mà nhiều cha mẹ luôn trông đợi. Tuy nhiên, không ít trẻ chậm mọc răng hơn bình thường khiến phụ huynh lo lắng. Vậy, nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm mọc răng là gì và cha mẹ nên làm gì để khắc phục hiệu quả?
Mục lục
1. Như thế nào là trẻ chậm mọc răng?
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi và mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa khi được 2 tuổi rưỡi.
Cụ thể, thứ tự mọc răng sữa của trẻ ở mỗi độ tuổi như sau:
>> Để tìm hiểu rõ hơn về thứ tự mọc răng ở bé sơ sinh, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY!
Theo đó, nếu trẻ đã ngoài 13 – 14 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào thì đây chính là dấu hiệu khẳng định tình trạng trẻ chậm mọc răng.
Hỏi Em có một bé trai gần 13 tháng nhưng vẫn chưa mọc răng. Nay bé được 10,5 kg, cao 83 cm, phát triển thể chất đồng đều. Khi kiểm tra nướu răng bé, em thấy dưới nướu răng đã cứng. Vậy có phải nướu răng bé có vấn đề?…
2. Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng muộn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé mọc răng chậm như:
2.1 Trẻ sinh non, thiếu tháng
Cơ thể trẻ sinh non, sinh thiếu tháng có thể chưa được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển xương – răng một cách tốt nhất. Do vậy, trẻ có khả năng mọc răng chậm hơn những trẻ sinh đủ tháng.
2.2 Trẻ bị thiếu Canxi
Canxi là khoáng chất quan trọng với sự phát triển xương và răng của trẻ sơ sinh, nhưng thực chất trẻ chậm mọc răng có phải thiếu Canxi không? Câu trả lời là CÓ THỂ, vì nếu hàm lượng Canxi trong bị thiếu hụt, không đủ cung cấp cho quá trình phát triển răng sữa thì trẻ sẽ mọc răng muộn hơn bình thường.
2.3 Do bệnh lý răng miệng
Nếu bé không được vệ sinh răng miệng đúng cách thì có nguy cơ dẫn đến những bệnh lý về răng miệng phổ biến như viêm nướu, nhiễm khuẩn khoang miệng… làm ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng sữa ở trẻ.
2.4 Ảnh hưởng của bệnh lý khác
Không chỉ có các bệnh lý về răng miệng, trẻ bị suy tuyến giáp hoặc hội chứng Down cũng có thể bị mọc răng sữa muộn. Thậm chí là đi kèm nhiều biểu hiện bất thường như chậm nói, vận động kém, thừa cân…
2.5 Mô lợi quá cứng
Một số trẻ gặp tình trạng mô lợi cứng bẩm sinh, khiến phần nướu không tự nứt ra được. Điều này làm cho răng sữa khó “xé” nướu để mọc lên, gây ra hiện tượng trẻ mọc răng muộn.
2.6 Chế độ ăn không cân đối, thiếu dưỡng chất
Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chưa khoa học (như nhiều chất béo, ít chất xơ, không có đủ 4 nhóm chất cơ bản…) thì quá trình mọc răng sữa sẽ không thuận lợi. Ngoài ra, việc thiếu chất còn dẫn tới nhiều biến chứng không mong muốn khác ở trẻ như chậm phát triển, còi xương, kém hấp thu…
2.7 Yếu tố di truyền
Trẻ chậm mọc răng hơn bạn bè đồng trang lứa có thể là vì di truyền. Cụ thể, nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình của bé từng bị mọc răng chậm thì trẻ cũng có khả năng chậm mọc răng.
2.8 Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, không thể không kể đến các nguyên nhân thường gặp khác như:
- Thiếu hụt vitamin D: Cơ thể thiếu vitamin D sẽ cản trở quá trình hấp thu Canxi, từ đó tác động không tốt đến việc xây dựng cấu trúc xương răng sau này.
- Thiếu hụt MK7: Nếu cơ thể không có đủ hàm lượng MK7 (hay vitamin K2) thì khoáng chất Canxi không thể đi từ máu vào xương và răng thuận lợi. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng sữa.
- Cơ thể trẻ hấp thụ Photpho quá mức: Mặc dù Photpho là khoáng chất giúp tăng hấp thu Canxi vào máu nhưng nếu bổ sung quá nhiều thì lại gây rối loạn quá trình chuyển hóa. Từ đó dẫn tới vô số tổn thương không mong muốn cho bé như kém hấp thu Canxi và vitamin D, tổn thương phổi, rối loạn chức năng hồng cầu…
3. Trẻ chậm mọc răng có sao không?
Thời điểm mọc răng sữa như đã đề cập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo vì tốc độ phát triển xương răng ở mỗi bé không giống nhau. Cụ thể, có những bé khi được 4 – 5 tháng đã bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên, nhưng cũng có trường hợp đến khoảng 1 tuổi trẻ mới xuất hiện răng trên cung hàm. Do vậy, nếu quá trình trẻ mọc răng muộn chỉ xảy ra trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn được coi là phát triển bình thường.
Tuy nhiên, không vì thế mà phụ huynh chủ quan vì nếu để tình trạng trẻ chậm mọc răng quá lâu thì có thể dẫn đến các biến chứng không tốt về sau. Chẳng hạn:
- Răng vĩnh viễn mọc lệch.
- Răng vĩnh viễn mọc cùng lúc với răng sữa mọc chậm, gây ra tình trạng “hàm răng đôi”.
- Viêm chân răng, thân răng.
- Sâu răng.
- Cản trở quá trình ăn uống bình thường khiến trẻ chán ăn.
- Cản trở giao tiếp, học tập của trẻ.
Vậy, thời gian chậm mọc răng bao lâu thì nên đưa trẻ đi khám? Theo lời khuyên của bác sĩ, nếu nhận thấy trẻ mọc quá muộn sau 18 tháng tuổi, cha mẹ nên chủ động đưa con đến bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và hướng dẫn cách xử trí tốt nhất.
Xem thêm: Trẻ mọc răng sớm có sao không?
4. Cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng
Để tình trạng mọc răng muộn không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường của bé, cha mẹ hãy lưu lại những thông tin hữu ích sau:
4.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho trẻ
Nếu trẻ sơ sinh còn bú mẹ, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và vitamin – khoáng chất) với hàm lượng cân đối. Còn nếu trẻ đã chuyển sang ăn dặm, mẹ ưu tiên bổ sung Canxi cho trẻ chậm mọc răng (có trong sữa chua, cải xoăn, đậu phụ, rau lá xanh…) cũng như thực phẩm giàu vitamin K2 (như lòng đỏ trứng, gan động vật…) và vitamin D (như cá hồi, nấm, sữa, hải sản có vỏ…).
Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho con tiêu thụ những thực phẩm chứa hàm lượng Photpho cao như nội tạng động vật, hải sản, thịt lợn…
4.2 Chú ý vệ sinh răng miệng bé sạch sẽ
Cha mẹ đừng quên giúp con vệ sinh răng miệng kỹ càng tối thiểu 2 lần/ngày. Vì điều này không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn ở nướu và lưỡi, tránh ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng sữa; mà còn góp phần tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé sau này.
Theo đó, cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đơn giản như sau:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch tay với xà phòng và chuẩn bị nước muối sinh lý/nước đun sôi để nguội, gạc rơ lưỡi.
- Bước 2: Mẹ quấn gạc rơ lưỡi quanh ngón tay trỏ và thấm một lượng nước muối/nước ấm vừa phải.
- Bước 3: Mẹ lấy ngón tay chà lưỡi, chà nướu nhẹ nhàng cho con.
Xem thêm: Phương pháp chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho bé
4.3 Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, cha mẹ đừng quên tạo cho con chế độ sinh hoạt lành mạnh. Chẳng hạn ăn uống đủ bữa, đúng giờ; ngủ đủ giấc; tắm nắng vào sáng sớm khoảng 10 – 15 phút hàng ngày; vận động thường xuyên; uống đủ nước… Qua đó, trẻ được tăng cường sức đề kháng tự nhiên để loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý tại khoang miệng.
4.4 Đưa trẻ đến thăm khám nha khoa định kỳ
Theo lời khuyên của nha sĩ, trẻ nhỏ từ 3 tuổi nên được thực hiện khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần nhằm tầm soát sớm những bệnh lý răng miệng thường gặp. Qua đó giúp trẻ có điều kiện sức khỏe tốt nhất để tăng trưởng bắt kịp tiêu chuẩn.
Hy vọng chia sẻ kể trên đã giải đáp thắc mắc vì sao trẻ chậm mọc răng của hầu hết phụ huynh, đồng thời đề ra các hướng xử lý tương ứng thích hợp. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng những cách trên chỉ là giải pháp tạm thời, có thể không mang lại hiệu quả lâu dài. Tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, kiểm tra giúp xác định chính xác nguyên nhân trẻ mọc răng muộn và gợi ý hướng cải thiện kịp thời
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ tin chọn Trung tâm Nha khoa Elite Dental, chuyên sâu dịch vụ Nha khoa Trẻ em chất lượng cao. Bởi, phòng khám sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như:
- Đội ngũ Bác sĩ nha khoa chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em lâu năm, am hiểu sâu trình tự thay răng sữa, quá trình mọc răng vĩnh viễn và sự phát triển của xương hàm. Nhờ vậy, phụ huynh có thể an tâm đưa con đến khám vì bác sĩ sẽ phát hiện vấn đề kịp thời, đưa ra hướng xử trí tốt nhất giúp xương hàm và các răng của trẻ phát triển thuận lợi.
- Quy trình khám và khắc phục vấn đề về răng trẻ em ứng dụng nhiều máy móc kỹ thuật số hiện đại, an toàn. Điển hình là hệ thống máy chụp phim Sirona Dentsply Panoramic tân tiến với lượng bức xạ giảm 40% so với máy chụp phim X-quang truyền thống.
- Đặc biệt, nha khoa Elite thiết kế thêm không gian vui chơi nhiều màu sắc, giúp tạo cảm giác thoải mái cho bé trước và sau buổi khám. Nhờ đó, quá trình khám chữa diễn ra suôn sẻ, mang lại hiệu quả cao nhất.
> Nếu cha mẹ có trẻ chậm mọc răng hoặc đang gặp phải các vấn đề răng miệng khác, đừng ngần ngại liên hệ Elite Dental qua số Hotline 0902 661 100 hoặc đặt lịch khám với Elite Dental nhé!
Xem thêm: > Răng sữa trẻ mọc lệch có sao không? > Tại sao răng sữa của trẻ rụng lâu rồi mà răng vĩnh viễn chưa mọc? > Những lưu ý khi trẻ thay răng