Vì sao trẻ rụng răng sữa lâu rồi mà răng vĩnh viễn chưa mọc?

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Chỉnh Nha

“Bác sĩ ơi, con em rụng răng sữa hơn 3 tháng rồi mà răng mới chưa mọc”.

“Bác sĩ ơi, con em chưa rụng răng sữa nhưng răng vĩnh viễn đã mọc chen phía trong rồi, bây giờ phải làm sao ạ?”.

Đây là một vài thắc mắc về tình trạng trẻ rụng răng sữa lâu mọc cũng như những bất thường trong hành trình thay răng sữa mà Elite Dental đã nhận được trong thời gian qua. Sau đây, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc – Bác sĩ chuyên khoa điều trị Tổng quát – Chỉnh nha của Elite Dental sẽ giải đáp cho bố mẹ vấn đề này. Qua đó, giúp bố mẹ giảm bớt phần nào lo lắng cũng như sớm nhận biết các tình trạng mọc răng bất thường để thăm khám kịp thời.

1. Răng sữa của trẻ rụng bao lâu thì mọc lại?

Rụng răng sữa bao lâu thì mọc răng vĩnh viễn là câu hỏi của khá nhiều phụ huynh, đặc biệt là bố mẹ có con đang trong giai đoạn thay răng. Theo đó, sau khi  răng sữa rụng, thời gian mọc răng vĩnh viễn nhanh hay chậm ở mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, thời gian chuẩn là khoảng từ 6-12 tháng. Nếu bé mọc răng vĩnh viễn lâu hơn thời gian này thì cũng chưa phải là điều đáng lo, tuy nhiên cha mẹ cần đặc biệt theo dõi tình trạng thay răng của con.

Khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ có 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Đến năm 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hành trình thay răng, song song với việc mọc các răng vĩnh viễn. Cụ thể như sau:

  • 6 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ mọc răng cối vĩnh viễn.
  • 7 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ hoàn tất thay răng cửa hàm trên – hàm dưới.
  • 8 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ thay răng cửa bên.
  • 9 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ chuẩn bị mọc răng nanh vĩnh viễn ở hàm dưới.
  • 10 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ hoàn tất mọc răng nanh vĩnh viễn hàm dưới, đồng thời thay răng cối nhỏ (răng cối số 4 và răng cối số 5) và mọc mầm răng 8. 
  • 11 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ thay răng nanh hàm trên.
  • 12 tuổi (+/- 6 tháng): Trẻ mọc răng số 7.
  • 15 tuổi (+/- 6 tháng): Trẻ hoàn tất mọc răng số 7, răng số 8 bắt đầu mọc.

Thời điểm mọc răng vĩnh viễn của trẻ

Thông tin cho phụ huynh:
> Đừng bao giờ vứt răng sữa của con đi! Vì sao?
> Khi trẻ mọc răng, cha mẹ cần lưu ý điều gì?
> Bé lớn rồi vẫn chưa mọc răng có sao không?

2. Những lý do làm trẻ rụng răng sữa nhưng lâu mọc răng vĩnh viễn

Tình trạng trẻ có răng sữa rụng lâu mọc có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

2.1 Răng mọc dư ngầm, mọc lệch 

Đây là tình trạng răng vĩnh viễn không mọc thẳng lên, đúng tại vị trí răng sữa đã rụng, mà lại mọc đâm vào răng bên cạnh. Điều này có thể khiến thời gian mọc răng vĩnh viễn của trẻ diễn ra lâu hơn.

Xem thêm:
> Giải pháp điều trị răng mọc lệch
Răng số 11 mọc ngầm
Vị trí chiếc răng 11 mọc ngầm không mọc được trên cung hàm, làm ảnh hưởng đến các răng khác.

Ngay khi nhận thấy răng của con mọc ngầm, mọc lệch, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám tại nha khoa uy tín để có giải pháp khắc phục kịp thời, tránh gây xô lệch các răng kế cận.

Xem thêm:  Răng mọc thừa là gì? Có sao không và điều trị thế nào?

“Bác sĩ ơi sao răng cửa trên của bé nhà tôi rụng lâu rồi mà không thấy mọc lại” “Bác sĩ ơi bé 8 tuổi rồi mà mãi mới chỉ mọc 1 răng cửa, có một chỗ hở khá to” Đây là những câu hỏi quen thuộc Elite nhận được…

2.2 Thiếu mầm răng 

Nguyên nhân trẻ rụng răng lâu mọc có thể do bẩm sinh, trẻ bị thiếu mầm răng từ trong phôi thai. Bên cạnh đó, khi mầm răng của trẻ bị tổn thương (do trẻ vô tình va đập khi vui chơi, chạy nhảy,…) cũng là yếu tố làm cho răng vĩnh viễn lâu mọc. Đây là khiếm khuyết về răng cần được thăm khám sớm để có hướng xử lý kịp thời. 

Xem thêm:  Chỉnh nha trường hợp thiếu răng bẩm sinh sẽ như thế nào?

Juliette Gaudin đến Elite khi 10 tuổi với than phiền lớn nhất là khe thưa và tình trạng chìa vùng răng cửa. Tuy nhiên sau thăm khám với bác sĩ chỉnh nha và thực hiện đầy đủ các dữ kiện hình ảnh phim chụp x-quang, thực tế tình trạng răng…

Hình chụp x-quang tình trạng thiếu mầm răng cửa số 22
Phim chụp của một bạn nhỏ 10 tuổi cho thấy bạn thiếu mầm răng cửa 22. Những bất thường này chỉ có thể phát hiện qua phim chụp x-quang, vì vậy ba mẹ nên cho bé đi khám tầm soát thay răng từ khi lên 6 tuổi.

2.3 Thường xuyên thực hiện thói quen xấu 

Các thói quen xấu như mút tay, dùng lưỡi đẩy răng,… có thể tác động xấu đến mầm răng và khiến răng vĩnh viễn của trẻ mọc chậm hơn. Bên cạnh đó, những thói quen này còn là một trong những yếu tố gây ra các sai lệch về răng miệng ở trẻ. Chẳng hạn như, thói quen mút tay kéo dài sẽ gây ra tình trạng sai khớp cắn; đẩy lưỡi gây ra cắn hở răng trước, làm cho răng bị lệch lạc,…

Xem thêm:  Đặc điểm nhận biết khớp cắn hở, và cách điều trị hiệu quả

Khớp cắn hở là một trong những dạng sai khớp cắn phổ biến, không chỉ tác động đến thẩm mỹ gương mặt mà còn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai, phát âm… Tuy nhiên, có rất ít người biết thông tin về…

2.4 Trẻ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn còn có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Theo đó, nếu khẩu phần ăn uống của trẻ nghèo nàn, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là canxi, vitamin D,… có thể làm cho mầm răng yếu đi, kém phát triển, từ đó dẫn đến thời gian mọc răng vĩnh viễn lâu hơn so với trẻ ăn uống đầy đủ. 

2.5 Nướu của trẻ bị xơ hóa

Tình trạng lớp nướu răng bị xơ hóa, trở nên dày hơn có thể ngăn cản răng vĩnh viễn mọc lên, khiến quá trình thay răng diễn ra chậm.

2.6 Răng vĩnh viễn bị cứng khớp

Răng vĩnh viễn bị cứng khớp là hiện tượng chân răng dính chặt vào xương hàm và không thể mọc lên được. Khi xảy ra tình trạng này, quá trình thay răng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng vì đây là một trường hợp khá hiếm gặp.

Nên cho trẻ đi thăm khám răng
Bố mẹ cần theo dõi để xác định nguyên nhân khiến quá trình mọc răng sữa của trẻ chậm trễ.

3. Trẻ thay răng sữa lâu mọc lại có sao không?

Trường hợp trẻ đã rụng răng sữa khá lâu nhưng răng vĩnh viễn không mọc lên có thể dẫn đến một số biến chứng gây tổn thương đến sức khỏe răng miệng:

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch có thể làm xô lệch các răng kế cận cũng như có thể gây tổn thương nướu, gây viêm nhiễm.
  • Khi răng sữa rụng đi sẽ để lại trên cung hàm một khoảng trống. Về lâu dài nếu không có tác động lên xương hàm tại vị trí mất răng, có thể làm cho xương hàm bị tiêu biến. Điều này sẽ gây ra hiện tượng các răng kế cận bị xô lệch, khiến trẻ bị , móm, mất thẩm mỹ.
  • Vị trí răng sữa mất không có răng vĩnh viễn mới mọc lên gây mất thẩm mỹ, khiến trẻ trở nên nhút nhát, tự ti khi nói cười.
  • Răng vĩnh viễn lâu mọc lại còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của trẻ.

4. Răng vĩnh viễn của trẻ lâu mọc phải làm sao?

Trẻ thay răng

Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thời gian thay răng sữa ở trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường và đưa bé đến Bác sĩ thăm khám nhanh chóng. Để có biện pháp điều trị phù hợp, cần xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Theo đó, Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân bằng cách khám và thực hiện chụp phim răng.

Tùy theo nguyên nhân được xác định, Bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau:

  • Nếu trẻ có răng dư ngầm, Bác sĩ sẽ nhổ bỏ chiếc răng này nhằm mở đường cho răng vĩnh viễn mọc thuận lợi. 
  • Nếu trẻ thiếu mầm răng cần can thiệp chỉnh nha để giữ khoảng hoặc kéo khít răng lại.
Tham khảo ca điều trị thực tế:
> Chỉnh nha trường hợp thiếu răng bẩm sinh sẽ như thế nào?
> Niềng răng tình trạng thiếu răng, thưa răng, lệch đường giữa

Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám để có kết quả điều trị tối ưu? Nếu trẻ thay răng không đúng vị trí hoặc đã trên 12 tháng răng chưa mọc thì bố mẹ nên đưa con thăm khám tại nha khoa uy tín. 

Một trong những nha khoa cho trẻ em được nhiều Quý phụ huynh tin tưởng là Elite Dental. Tại đây có đội ngũ Bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em lâu năm. Nhờ vậy, các Bác sĩ nắm rõ trình tự thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn, sự phát triển của xương hàm, đồng thời hiểu rõ nguyên nhân răng mọc sai lệch. Từ đó, các Bác sĩ có cách kiểm soát và loại bỏ các yếu tố gây hại cho quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ.

Bác sĩ đang tư vấn cho phụ huynh
Với ngân hàng các ca chỉnh nha trẻ em thành công, các Bác sĩ tại Elite Dental sẵn sàng giải thích, tư vấn chi tiết về tình trạng răng của trẻ để bố mẹ hiểu rõ và an tâm cùng con bắt đầu hành trình chăm sóc nụ cười khỏe đẹp.

Đặc biệt, phụ huynh có con trong độ tuổi 6 – 7 cần chú ý đưa bé đi thăm khám chỉnh nha, bắt đầu tầm soát sự thay răng và phát triển xương hàm để sớm phát hiện những bất thường về xương – răng. Nhờ đó có phương án can thiệp đúng thời điểm, giúp con có hành trình thay răng thuận lợi, tăng trưởng xương hàm cân đối – nền tảng quan trọng cho trẻ nụ cười khỏe đẹp khi trưởng thành.

Xem thêm:  Trẻ 6 tuổi - Bố mẹ cần quan tâm gì cho sự phát triển xương và răng?

Khi trẻ 6 tuổi, bắt đầu đến trường, răng cối vĩnh viễn thứ nhất (răng số 6) sẽ mọc. Đó là thời điểm mà tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới được quan sát thấy rõ những thay đổi so với thời thơ ấu trước đó. Sự…

Đồng thời, nếu phát hiện trẻ có vấn đề hô, móm, răng khấp khểnh hoặc mọc lệch, Bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng để khắc phục những sai lệch từ sớm. Đây là kỹ thuật phức tạp và có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ sau này nếu không được thực hiện tại nha khoa uy tín.

Tìm hiểu thêm:
> Niềng răng khấp khểnh có hiệu quả không, mất bao lâu?
> Răng cửa mọc lệch: Phân loại, nguyên nhân và giải pháp

Tin chọn Elite Dental, bố mẹ có thể yên tâm về kết quả chỉnh nha lâu bền. Không chỉ sở hữu đội ngũ Bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu, Elite Dental còn đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp chỉnh nha tối ưu, phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ. Đồng thời, Elite Dental cam kết sử dụng 100% vật liệu niềng răng tốt nhất, có chứng nhận an toàn và hiệu quả đạt chuẩn quốc tế. 

Trang thiết bị cao cấp tại Elite Dental
Quy trình niềng răng cho trẻ em cam kết thực hiện an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với trang thiết bị cao cấp, hiện đại và vật liệu chỉnh nha nhập khẩu chính hãng.

5. Lời khuyên từ Elite giúp bé thay răng đúng thời điểm

Nhằm giúp trẻ thay răng đúng thời điểm, cha mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Nên cho trẻ khám tầm soát thay răng với Bác sĩ chỉnh nha khi lên 6 tuổi. Nhờ đó, trong quá trình thăm khám, Bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim răng để quan sát rõ các mầm răng trong xương hàm và phát hiện bất thường (nếu có).
  • Nhắc nhở trẻ loại bỏ thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay,… để giúp thời gian mọc răng diễn ra nhanh hơn cũng như tránh gây ra các lệch lạc ở răng.
  • Bổ sung cho trẻ các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và quá trình thay răng như Canxi, vitamin A, B, D, kẽm, magie,… có trong các loại rau xanh, cá, trứng, thịt đỏ,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều tinh bột, nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày và sau khi ăn. Ngoài ra, lưu ý cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi.
  • Đưa bé đi thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để Bác sĩ theo dõi thứ tự thay răng, đảm bảo xương – răng phát triển ổn định.
Bài viết tham khảo:
> Thói quen sai lầm cần tránh khi chăm sóc răng miệng
> Nguyên nhân trẻ bị sâu răng sữa và cách khắc phục
> Cách chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ

Trên đây là những thông tin giúp bố mẹ giải đáp vì sao trẻ rụng răng sữa lâu mọc lại và các vấn đề liên quan. Để bắt đầu hành trình chăm sóc và giữ gìn nụ cười của con yêu ngay từ những chiếc răng sữa đầu đời, hãy đặt hẹn với Elite Dental TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0902661100 ngay hôm nay bố mẹ nhé!

Bài Viết Liên Quan