Nhiều phụ huynh băn khoăn khi thấy những chiếc răng đầu đời của con nhú lên khá sớm so với những đứa trẻ khác. Vậy trẻ mọc răng sớm có sao không? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này, cũng như có cách chăm sóc con tốt hơn trong giai đoạn mọc răng nhé!
Mục lục
1. Răng mọc sớm ở trẻ là như thế nào?
Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng? Thông thường, trẻ mọc răng sớm là khi răng bắt đầu mọc trước tháng thứ 6, có thể từ tháng thứ 3 – 5.
Xem thêm: Trình tự mọc răng ở trẻ và những lưu ý quan trọng
2. Đặc điểm nhận biết răng trẻ mọc sớm
Mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu trẻ mọc răng sớm như sau:
2.1 Chảy nhiều nước dãi
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy khi trẻ mọc răng sớm là chảy nhiều nước dãi. Vì khi mọc răng, dây thần kinh thứ 5 bị kích thích, trong khi chức năng của tuyến nước bọt của trẻ chưa hoàn thiện và khoang miệng vẫn còn nông nên dẫn đến tình trạng chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
2.2 Nướu sưng đỏ
Khi mẹ thấy phần nướu của con sưng đỏ trước tháng thứ 6, thì đây có thể là dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng. Để giúp con cảm thấy thoải mái hơn, mẹ có thể dùng ngón tay hoặc khăn mềm sạch được làm lạnh xoa nhẹ lên nướu sưng đỏ.
2.3 Hay ngậm ngón tay
Khi có sự xuất hiện của mầm răng, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở phần nướu. Vì thế, con sẽ thường cho tay vào miệng để ngậm mút nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Trẻ hay mút ngón tay và bú bình có ảnh hưởng đến rằn và xương hàm không?
2.4 Nổi mẩn xung quanh miệng và cằm
Đến thời điểm chuẩn bị mọc răng, mẹ có thể nhận thấy tình trạng nổi mẩn xung quanh miệng và cằm của con. Nguyên nhân là vì nước dãi chảy nhiều khiến vùng da quanh miệng và cằm trở nên nhạy cảm hơn và dễ nổi mẩn.
2.5 Mệt mỏi, hay quấy khóc kèm theo sốt nhẹ
Những dấu hiệu răng mọc sớm khiến con cảm thấy khó chịu, đau nhức dẫn đến mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc. Ngoài ra, vì hệ miễn dịch của trẻ thay đổi trong quá trình mọc răng nên con có thể bị sốt nhẹ.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường xuất hiện từ 3 – 5 ngày trước khi răng nhú lên và sẽ tự hết sau đó.
3. Răng trẻ mọc sớm là tốt hay xấu? Có tác động gì ảnh hưởng đến sự phát triển không?
Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn bình thường không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con. Bởi mỗi bé sẽ có một thời điểm mọc răng khác nhau.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý nếu nhận thấy trẻ vừa mới sinh ra đã có những chiếc răng nhỏ xíu trên nướu – gọi là răng sơ sinh (nanh sữa) thì cần đưa đến bác sĩ gắp ra. Vì những chiếc răng này có thể gây cản trở việc bú sữa và ăn uống của trẻ, hoặc có thể bị rơi vào trong vòm họng – khá nguy hiểm nên cần được lấy ra sớm.
Mọc răng là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của trẻ sơ sinh mà nhiều cha mẹ luôn trông đợi. Tuy nhiên, không ít trẻ chậm mọc răng hơn bình thường khiến phụ huynh lo lắng. Vậy, nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm mọc răng là gì và cha mẹ…
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ
Hiện tượng mọc răng sớm ở trẻ thường xảy ra do một số yếu tố như:
- Yếu tố di truyền: Đa phần tình trạng mọc răng sớm ở trẻ là do yếu tố di truyền. Trong gia đình có người thân mọc răng sớm thì nhiều khả năng trẻ cũng như thế.
- Trẻ được cung cấp Canxi quá mức: Canxi là dưỡng chất quan trọng giúp hình thành và nuôi dưỡng hệ răng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ được cung cấp Canxi quá mức có thể dẫn đến tình trạng mọc răng sớm.
Nhìn chung, trẻ mọc răng sớm không phải là vấn đề cha mẹ lo lắng, điều quan trọng là cha mẹ cần lưu ý quan tâm đến việc chăm sóc và dinh dưỡng để răng trẻ mọc đầy đủ, hạn chế gây khó chịu cho con và không bị dị dạng răng.
5. Chăm sóc trẻ đúng cách trong giai đoạn mọc răng
Để con có quá trình mọc răng thuận lợi, giảm bớt khó chịu, đau nhức, mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc sau đây:
5.1 Theo dõi sức khỏe của trẻ
Trong giai đoạn trẻ mọc răng, mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt trên 38.5 độ C thì mẹ có thể cho con dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
5.2 Cho trẻ ngậm ti giả để giảm sự khó chịu
Để giảm bớt sự khó chịu cho con, mẹ có thể cho trẻ ngậm ti giả. Tuy nhiên, ti giả cần được làm sạch kỹ lưỡng trước khi cho trẻ sử dụng.
5.3 Vệ sinh răng miệng trẻ kỹ càng
Mẹ nên vệ sinh lau sạch nước dãi chảy quanh nướu và miệng của con, nhất là sau khi bú và ăn. Cụ thể, mẹ dùng khăn mềm, gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ để lau nhẹ nhàng cho con.
Xem thêm: Phương pháp chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho bé
5.4 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Khi trẻ mọc răng sớm, mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, cũng như bổ sung các loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ trẻ ăn ngon như vitamin A, B, C, D, E, K, sắt, iot, canxi, kẽm. Ngoài ra, với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng và tránh các món quá nóng hoặc quá lạnh.
5.5 Đưa trẻ đi khám nha khoa
Mẹ nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra tình trạng răng miệng khi có bất kỳ lo lắng nào và phát hiện các vấn đề bất thường nếu có. Vì việc xử lý vấn đề răng miệng ở trẻ càng sớm càng hiệu quả và ít tốn kém hơn. Đồng thời, điều trị cùng bác sĩ giỏi sẽ giúp quá trình thay răng sữa của trẻ diễn ra thuận lợi và tốt đẹp.
Nếu mẹ đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín đồng hành cùng con yêu trong hành trình chăm dưỡng hàm răng khỏe đẹp thì Elite Dental là lựa chọn đáng tin cậy nhận được nhiều sự tin tưởng từ Quý phụ huynh.
Tại Elite Dental có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu với nhiều năm kinh nghiệm điều trị nha khoa cho trẻ em, hiểu rõ về quá trình thay răng, sự phát triển của răng và xương hàm trong từng giai đoạn. Qua đó, các bác sĩ nắm rõ các nguyên nhân sai lệch, cũng như có giải pháp kiểm soát và loại bỏ các thói quen có hại giúp các răng của trẻ phát triển thuận lợi.
Quy trình khám và khắc phục vấn đề về răng trẻ em ứng dụng nhiều máy móc kỹ thuật số hiện đại, an toàn. Điển hình là hệ thống máy chụp phim Sirona Dentsply Panoramic tân tiến với lượng bức xạ giảm 40% so với máy chụp phim X-quang truyền thống.
Ngoài ra, Elite còn có khu vui chơi được thiết kế dành riêng cho các khách hàng nhí, giúp tạo nên trải nghiệm thăm khám thoải mái và vui vẻ.
>> Cha mẹ hãy đặt lịch khám với Elite Dental ngay hôm nay để cùng bé yêu chăm dưỡng nụ cười sáng ngời, tự tin nhé!
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ mọc răng sớm. Hy vọng có thể giúp Quý phụ huynh có cách chăm sóc con phù hợp trong giai đoạn mọc răng, cũng như đồng hành cùng trẻ trong hành trình chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp nhé!
Xem thêm: > Tại sao bé lớn rồi mà vẫn chưa mọc răng? > Trẻ mấy tháng mọc răng sữa? Cha mẹ nên chú ý > Trẻ chậm mọc răng có sao không?