Nguyên nhân bị chảy máu chân răng là gì? Có chữa được không?

anh-bac-si-hung
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Bùi Mạnh Hưng
Bác sĩ điều trị Phục hình thẩm mỹ

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp gây nhiều lo lắng cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân bị chảy máu chân răng là gì và tình trạng này có chữa được không? Ngay sau đây, Elite Dental sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng phần lợi, nướu răng bị chảy máu khi đánh răng. Theo đó, dấu hiệu chảy máu chân răng có thể cảnh báo bệnh viêm lợi (nướu), viêm nha chu và một số vấn đề sức khỏe khác như thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,…

đánh răng chảy máu
Chảy máu chân răng là hiện tượng chảy máu ở phần lợi, nướu răng khi đánh răng.

2. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Hiện tượng chảy máu chân răng có thể do các nguyên nhân sau đây:

2.1 Do răng mọc lệch, khấp khểnh, chen chúc

Răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, mọc chen chúc lộn xộn làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Từ đó, thức ăn bị mắc lại ở các kẽ răng dễ gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng.

2.2 Bệnh về răng miệng

Một số bệnh về răng miệng có thể gây chảy máu chân răng như:

Viêm nha chu

Tình trạng viêm nướu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách gây ra viêm nha chu. Theo đó, viêm nha chu là bệnh lý do vi khuẩn bám trên bề mặt răng và ở các túi xung quanh răng. Các triệu chứng của bệnh lý này bao gồm nướu răng sưng đỏ, chân răng bị chảy máu khi đánh răng, hôi miệng, tụt nướu,…

Viêm nướu

Viêm nướu chảy máu chân răng là bệnh nha khoa phổ biến do vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến mảng bám tích tụ ở đường viền nướu răng. Lúc này, phần nướu răng có dấu hiệu sưng đỏ, gây chảy máu ở chân răng.

Áp xe răng

Tình trạng chảy máu chân răng có thể do áp xe răng – hiện tượng tích tụ dịch mủ bên trong răng do vi khuẩn gây ra. Áp xe răng xảy ra ở những khu vực gần răng như đầu chân răng, nướu, mô quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe răng có thể dẫn đến vỡ, thủng răng.

2.3 Chăm sóc răng sai cách

Tình trạng thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng là do bệnh nhân vệ sinh răng không đúng cách làm nướu bị tổn thương và chảy máu. Cụ thể như sau:

  • Dùng bàn chải đánh răng lông cứng: Các loại bàn chải có lông cứng có thể khiến nướu bị sưng đỏ và làm hỏng men răng.
  • Do kỹ thuật dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng. Tuy nhiên, nếu thao tác dùng chỉ nha khoa không nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật có thể làm làm chân răng và nướu răng bị chảy máu.

2.4 Ăn uống không lành mạnh gây thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu 2 dưỡng chất quan trọng là vitamin C và vitamin K có thể gây chảy máu nướu răng. Vì vitamin C đóng vai trò hỗ trợ chữa lành vết thương, nuôi dưỡng hệ xương răng, trong khi vitamin K giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.

2.5 Tác dụng phụ của thuốc

Với trường hợp chảy máu chân răng do tác dụng phụ của thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc trị viêm và ngăn ngừa chảy máu. Đồng thời, bệnh nhân nên kết hợp thực hiện lấy vôi răng để cải thiện tình trạng nướu.

2.6 Thay đổi nội tiết tố giai đoạn mang thai/mãn kinh

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn mang thai (tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ), mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai thường gặp phải tình trạng thay đổi nội tiết tố. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng lượng máu đến nướu, gây ra hiện tượng nướu sưng đỏ, chân răng bị chảy máu.

2.7 Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, tình trạng chảy máu chân răng cũng có thể do:

  • Bị sốt xuất huyết.
  • Ung thư khoang miệng
  • Các tác động mạnh gây tổn thương răng.
  • Mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu, ung thư vú,…
chảy máu chân răng
Tình trạng chảy máu ở chân răng cũng có thể do các nguyên nhân khác như bị sốt xuất huyết, ung thư khoang miệng, tác động vật lý gây tổn thương răng,…

3. Hay bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Nếu không tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời, việc hay chảy máu chân răng nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ tụt lợi mất răng, mà có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: Thường xuyên chảy máu ở chân răng gây ra nhiễm trùng ngược lên các mạch máu, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.
  • Tác động xấu đến sức khỏe phụ nữ mang thai:Theo nhiều nghiên cứu, vi khuẩn gây viêm nướu có thể xâm nhập vào đường máu, từ đó ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai nhi nhẹ cân.

4. Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả

Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, trước tiên, người bệnh nên đến các địa chỉ nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như sau:

4.1 Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Để điều trị tình trạng chân răng chảy máu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc như Metronidazol, Amoxicillin,… Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

4.2 Điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng

Nếu bị chảy máu chân răng có liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng, bệnh nhân cần chú ý:

  • Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương lợi.
  • Đánh răng nhẹ nhàng dọc theo chân răng, không đánh ngang hoặc chà xát mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc.
  • Khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần để tránh mảng bám, cao răng hình thành gây viêm nướu và các bệnh về răng miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm 3 – 4 lần/ngày giúp giảm vi khuẩn và cầm máu.

4.3 Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Để hỗ trợ điều trị, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, rau diếp,… Ngoài ra, bạn cũng cần bổ thực phẩm cung cấp vitamin K như bông cải xoăn, rau bồ công anh thô, bắp cải nấu chín,… để tránh tình trạng chảy máu nhiều.

Ngưng hút thuốc lá

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo hút thuốc có thể dẫn đến bệnh nướu răng (một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng). Vì hút thuốc lá khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, không có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn bám vào nướu răng. Ngoài ra, khi nướu răng bị tổn thương, hút thuốc làm cản trở quá trình làm lành hệ mô.

4.4 Phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng do răng lệch bằng phương pháp niềng

Trong một số trường hợp răng không đều (mọc lệch, khấp khểnh, mọc chen chúc) hoặc sai khớp cắn khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn, dẫn đến viêm nha chu, gây chảy máu chân răng. Để phòng ngừa hoặc khắc phục triệt để tình trạng này, người bệnh nên cân nhắc đến việc niềng răng càng sớm càng tốt, giúp dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, khớp cắn đúng nên mô nha chu nhận được lực sinh lý phù hợp hơn, tránh biến chứng về sau.

Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ có thể đề xuất giải pháp niềng răng mọc lệch để khắc phục tình trạng, đảm bảo sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Trong đó, niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign là 2 giải pháp chỉnh nha hiện nay. Cụ thể như sau:

Niềng răng mắc cài

Đây là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài (bằng kim loại hoặc sứ) giúp tạo lực di chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm. Niềng răng mắc cài có ưu điểm mang đến hiệu quả tốt cho hầu hết các trường hợp răng mọc chen chúc với mức giá trung bình.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign là giải pháp nha khoa hiện đại với ưu điểm sử dụng khay niềng răng trong suốt với thiết kế cá nhân hóa ôm sát cung răng tạo lực để di chuyển răng về vị trí mong muốn. Đồng thời, bệnh nhân có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Nhờ vậy, bạn có trải nghiệm niềng răng “vô hình” đảm bảo tính thẩm mỹ cao và vô cùng tiện lợi.

hay chảy máu chân răng
Niềng răng trong suốt Invisalign hiện đang là xu hướng chỉnh nha được nhiều người lựa chọn.

Để biết nên lựa chọn phương pháp chỉnh nha nào phù hợp, bạn cần đến nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm đảm bảo mang đến kết quả chỉnh nha mỹ mãn, lấy lại nụ cười tự tin – chuẩn khớp cắn. Đồng thời, điều trị tại nha khoa uy tín cũng giúp giảm nguy cơ bị chảy máu chân răng do bệnh răng miệng.

Elite Dental tự hào là địa chỉ nha khoa đã đồng hành cùng rất nhiều khách hàng trong hành trình chăm sóc nụ cười khỏe – đẹp – tự tin. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng về chỉnh nha, sở hữu bề dày 12 năm kinh nghiệm hoàn thành rất nhiều ca chỉnh nha từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, các bác sĩ luôn tư vấn trung thực về tình trạng răng giúp khách hàng lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện tài chính và sẵn sàng chia sẻ các ca điều trị trước đó. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tận tình, hạn chế các bệnh lý răng miệng gây tái diễn tình trạng chảy máu chân răng và giữ răng chắc khỏe.

Bên cạnh đó, Elite Dental còn trang bị hệ thống thiết bị tối tân, chuẩn y khoa như máy chụp phim X-quang thế hệ mới, máy scan kỹ thuật số 3D,… giúp quá trình thăm khám và điều trị thuận lợi, hiệu quả. Kết hợp với không gian phòng khám đảm bảo đạt tiêu chuẩn vô trùng, thoáng đãng cùng âm thanh nhạc trị liệu nhẹ nhàng cho khách hàng trải nghiệm điều trị dễ chịu, giảm bớt lo lắng, căng thẳng.

bác sĩ chữa chảy máu chân răng
Elite Dental sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm điều trị thực tế sẵn sàng đồng hành cùng quý khách trong hành trình lấy lại nụ cười đều đẹp, rạng ngời tỏa sáng.

> Đặt lịch khám với Elite Dental ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện nhé!

Bài viết trên đây chia sẻ nguyên nhân chảy máu chân răng và một số cách khắc phục. Ngoài ra, tình trạng chân răng chảy máu cũng là có thể do những bệnh lý khác, vì thế người bệnh cần điều trị để có giải pháp điều trị triệt để.

Xem thêm:
> Viêm chân răng là gì? Có nguy hiểm không?
> Nguyên nhân gây mòn men răng và cách phòng ngừa
> Dấu hiệu viêm tủy răng và cách điều trị 

Bài cùng chuyên mục