Răng lung lay khi niềng là nỗi lo lắng của nhiều người, vì không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không? Nếu có thì làm sao để khắc phục tình trạng niềng răng bị lung lay? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này, cùng đọc tiếp nhé.
Mục lục
1. Dấu hiệu răng lung lay khi niềng
Để nhận biết răng có bị lung lay khi niềng không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau: Tình trạng răng không ổn định, có thể bị xô lệch, xuất hiện khe hở giữa các răng. Ngoài ra, người niềng răng bị lung lay có thể kèm theo dấu hiệu ê buốt, đau nhức khó chịu mỗi khi ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
2. Nguyên nhân khiến răng lung lay sau khi niềng
Tình trạng răng bị lung lay khi niềng chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây:
– Do nền răng yếu sẵn:
Đây là một trong những nguyên nhân khách quan khiến răng lung lay khi niềng mà bác sĩ cũng không lường trước được. Theo đó, với những khách hàng có nền răng yếu mà vẫn tiến hành niềng răng thì nguy cơ răng bị lung lay là rất cao.
– Không điều trị bệnh lý răng miệng dứt điểm trước khi niềng:
Các bệnh lý răng miệng như viêm chân răng, viêm nha chu… chưa điều trị dứt điểm trước khi niềng chẳng những làm răng bị yếu đi, mà còn ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha sau cùng.
– Lộ trình niềng răng không phù hợp:
Một số trường hợp niềng răng khiến răng bị lung lay là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, lên phác đồ điều trị không chính xác. Cụ thể:
- Bác sĩ điều chỉnh lực siết răng quá mạnh gây tiêu xương và tụt lợi khiến răng lung lay.
- Bác sĩ chẩn đoán không đúng, tháo niềng quá sớm khi răng và xương hàm chưa ổn định dẫn đến răng gặp tình trạng lung lay.
- Bác sĩ không có kinh nghiệm kiểm soát các bệnh lý như viêm nha chu trong quá trình niềng răng.
Niềng răng là phương pháp giúp cải thiện khuyết điểm của răng và xương hàm, mang lại nụ cười đẹp, thẩm mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có trường hợp niềng răng hỏng do yếu tố khác nhau gây ra. Cùng Elite Dental nhận biết dấu hiệu chỉnh nha…
– Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách:
Răng lung lay nhẹ khi niềng cũng có thể xảy ra do vệ sinh không kỹ lưỡng, đánh răng với lực mạnh hoặc sử dụng bàn chải quá cứng.
Xem thêm: Cách vệ sinh răng niềng hiệu quả
3. Răng lung lay khi niềng có nguy hiểm không?
Răng lung lay sau khi niềng nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Có thể dẫn đến mất răng, tụt nướu:
Răng bị lung lay kéo dài có thể gây rụng răng sớm, từ đó dẫn đến tiêu xương hàm, tụt nướu khi niềng răng.
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha tối ưu hiện nay, giúp khắc phục hiệu quả tình trạng thưa, móm, lệch lạc, mang lại nụ cười tự tin và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu răng vừa khấp khểnh vừa bị tụt lợi thì có niềng răng được…
Ảnh hưởng chức năng ăn nhai:
Nếu không can thiệp sớm, răng lung lay sẽ gây sai khớp cắn, đồng thời lực nhai yếu khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa.
Vệ sinh răng miệng khó khăn, nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng:
Niềng răng bị lung lay có thể khiến bạn gặp khó khăn khi chăm sóc răng miệng, từ đó tạo cơ hội cho mảnh vụn thức ăn dính lại ở kẽ răng và khí cụ chỉnh nha. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng…
Ảnh hưởng thẩm mỹ, gây mất tự tin:
Biến chứng mất răng do răng lung lay quá nhiều, nhất là ở vị trí răng cửa và răng nanh, làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt, khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp.
4. Răng lung lay khi niềng phải làm sao?
Nhiều người băn khoăn không biết răng lung lay có niềng được không? Nếu có thì phải làm gì? Theo đó, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm kể trên và giữ được kết quả niềng răng như mong muốn, khi gặp phải tình trạng răng lung lay bạn nên:
– Nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh kịp thời: Nếu răng bị lung lay do khí cụ siết quá mạnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực tác động với mức độ phù hợp hơn. Hoặc tháo niềng để điều trị bệnh lý răng miệng triệt để, sau đó mới thực hiện niềng răng lại.
– Bên cạnh đó, cần chăm sóc răng miệng theo chỉ định bác sĩ: Để tránh nguy cơ viêm nhiễm, bạn nên đánh răng tối thiểu 2 – 3 lần/ngày sau bữa ăn chính, chọn loại bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa Fluoride. Đồng thời, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp loại bỏ tốt mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở các kẽ răng.
– Về vấn đề răng lung lay khi niềng có cần nhổ không, bác sĩ cần thăm khám kỹ càng và cân nhắc tùy vào tình trạng răng miệng hiện tại. Nếu chiếc răng đó không ảnh hưởng đến sức khỏe như răng số 4 hay răng khôn, bác sĩ có thể chỉ định nhổ để quá trình niềng răng dịch chuyển dễ dàng và thuận lợi hơn trên cung hàm.
5. Cách để hạn chế tình trạng răng lung lay khi niềng
Để ngăn ngừa răng lung lay trong khi niềng hiệu quả, ngoài việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách, quan trọng nhất là bạn cần chọn đúng địa chỉ niềng răng uy tín và điều trị bởi bác sĩ giỏi, dày dạn kinh nghiệm.
Với hành trình 12 năm thực chiến điều trị niềng răng cho hàng ngàn khách hàng, Elite Dental tự hào là địa chỉ chỉnh nha đáng tin cậy, mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng – thành công mỹ mãn. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi đến với Elite bởi:
- Phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên môn giỏi, có bề dày nhiều năm kinh nghiệm thực hành chỉnh nha mắc cài và trong suốt Invisalign, hiểu rõ về sự phát triển của xương hàm. Qua đó bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch niềng răng tối ưu, chuẩn xác, bảo tồn tối đa răng thật của khách hàng; đồng thời luôn theo sát tiến trình điều trị, kịp thời xử lý các vấn đề bất thường để đảm bảo răng dịch chuyển đúng kế hoạch.
- Các bác sĩ còn hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tận tình, hạn chế các bệnh lý răng miệng gây tái diễn tình trạng rung lung lay và giữ răng chắc khỏe, vững ổn.
- Sở hữu “ngân hàng” ca niềng răng thành công với nụ cười thẩm mỹ, khỏe mạnh, được Elite lưu trữ cẩn thận và sẵn sàng chia sẻ để khách hàng hình dung trước kết quả của mình.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được nguyên nhân, tác hại răng lung lay khi niềng và cách khắc phục. Tốt nhất, để có quá trình chỉnh nha suôn sẻ và an tâm sở hữu nụ cười mới hoàn hảo, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín, chuyên sâu như Elite Dental. Liên hệ TẠI ĐÂY để đặt hẹn thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu!
Xem thêm: > Răng bị lung lay phải làm sao để khắc phục > Niềng răng có làm răng yếu không? > Răng yếu có niềng được không?