Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em thế nào? Giải đáp từ bác sĩ

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Với trẻ em, tình trạng khớp cắn ngược không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn gây cản trở khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng sau này. Vậy điều trị khớp cắn ở trẻ em như thế nào để tránh những biến chứng nguy hiểm? Sau đây, bác sĩ Elite Dental sẽ giải đáp thắc mắc này của nhiều phụ huynh nhằm giúp trẻ có nụ cười khỏe đẹp khi trưởng thành nhé!

1. Khớp cắn ngược ở trẻ em là gì và làm sao nhận biết?

Khớp cắn ngược (hay còn gọi là móm) là hiện tượng hai hàm răng không có tương quan khớp cắn chuẩn, phần lớn xuất hiện rõ ràng ở giai đoạn trẻ thay răng. Dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Ba Mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy dấu hiệu răng cửa hàm dưới của con phủ ngoài răng cửa hàm trên hay hàm trên thì lại nằm bên trong hàm dưới.
  • Khi trẻ cười, sẽ không lộ răng cửa hàm trên mà chỉ nhìn thấy cung răng dưới.
  • Khớp cắn ngược càng nặng thì khoảng cách giữa răng cửa và răng nanh càng xa.
  • Trán, mũi, cằm không cân đối, khiến cằm bị nhô ra, mặt bị gãy hoặc bị lệch (trái hoặc phải).
  • Có biểu hiện bị viêm nướu, ăn nhai khó khăn,…

điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Hình ảnh mô tả khớp cắn ngược ở trẻ em với dấu hiệu hàm trên nằm thụt vào bên trong so với hàm dưới.

2. Nguyên nhân gây khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Trẻ bị khớp cắn ngược có thể do một số nguyên nhân như sau:

2.1 Bé bị khớp cắn ngược do răng

Thời gian mọc răng khác nhau giữa các răng là nguyên nhân khiến trẻ bị khớp cắn ngược. Cụ thể hơn, bố mẹ có thể thấy răng cửa hàm trên của con mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới. Từ đó làm cản trở sự phát triển của răng hàm trên, dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược khiến khuôn mặt bị gãy hoặc lõm gây mất thẩm mỹ.

Xem thêm:  Trẻ mọc răng không đúng thứ tự do đâu và có sao không?

Mọc răng là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nên các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Theo đó, nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi phát hiện trẻ mọc răng không đúng thứ tự. Liệu điều này có sao không? Có ảnh…

2.2 Khớp cắn ngược ở trẻ do xương hàm

Khớp cắn ngược ở trẻ cũng có thể do hiện tượng xương hàm dưới tăng trưởng quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển. Vì kích thước xương hàm trên (theo chiều ngang và chiều trước, sau) bị hạn hẹp khiến răng cửa hàm trên nằm phía trong răng cửa hàm dưới, gây mất thẩm mỹ và cản trở quá trình ăn nhai. Tình trạng này thường gặp ở trẻ bị dị tật khe hở vòm miệng.

2.3 Một số yếu tố khác

Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác gây ra tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như:

  • Các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương hàm như ngậm núm vú giả, mút tay, ngủ nằm nghiêng trong thời gian dài,…
  • Chấn thương hoặc bị ảnh hưởng từ các khối u.
  • Có người thân trong gia đình cũng gặp phải tình trạng khớp cắn ngược.

3. Trẻ bị khớp cắn ngược có nguy hiểm không?

Khớp cắn ngược là dạng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị. Cụ thể như sau:

Gây mất thẩm mỹ

Khớp cắn ngược răng sữa nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng tương tự ở răng vĩnh viễn. Đặc biệt, khi trẻ càng lớn thì xương hàm càng rộng hơn, từ đó khiến khuôn mặt bị mất cân đối, ảnh hưởng đến tâm lý của con khi giao tiếp.

Ảnh hưởng đến việc ăn nhai

Khi bị khớp cắn ngược, hai hàm răng của con không cắn khít. Lúc này, chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, thức ăn không được nghiền nát đúng cách.

Sức khỏe răng miệng gặp vấn đề

Khớp cắn ngược khiến lực tác động lên răng và xương hàm phân bổ không đều. Từ đó dẫn đến rối loạn chuyển động của xương hàm dưới, khớp hàm thái dương và các bệnh lý về thái dương hàm.

Tìm hiểu: Viêm đau khớp thái dương hàm là bệnh gì?

Ảnh hưởng đến phát âm của trẻ

Khi cấu trúc hàm bị ngược, về lâu dài trẻ có thể bị nói lắp, nói ngọng, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.

Vì thế, việc điều chỉnh khớp cắn ngược răng sữa ở trẻ em cần thực hiện ngay từ sớm. Nếu để tình trạng này diễn biến càng lâu thì việc điều trị càng khó khăn và tốn nhiều thời gian, thậm chí phải phẫu thuật đối với các trường hợp khớp cắn ngược do xương mức độ nặng.

khớp cắn ngược răng sữa
Khi nhận thấy con có dấu hiệu bị khớp cắn ngược, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám để có giải pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm:
> Vì sao trẻ bị móm nên được niềng răng đúng thời điểm?
> Lý do phụ huynh nên cho trẻ gặp bác sĩ chỉnh nha sớm

4. Cách điều trị khớp cắn ngược cho trẻ em hiệu quả

Về khoa học, sự tăng trưởng của xương hàm trên sẽ kết thúc ở giai đoạn dậy thì 11 – 13 tuổi. Trong khi đó, xương hàm dưới hoàn tất việc phát triển muộn hơn khi trẻ được 15 – 18 tuổi. 50% các trường hợp móm xương là do xương hàm trên kém phát triển hơn xương hàm dưới. Sự điều chỉnh về vị trí của xương hàm trên chỉ có thể thực hiện trước tuổi dậy thì. Vì thế, nếu xương hàm trên được điều chỉnh trong giai đoạn trẻ từ 6 – 11 tuổi (trước giai đoạn dậy thì) sẽ giúp sai hình móm được khắc phục hoàn toàn. Trong giai đoạn này, Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chuyên biệt dùng chỉnh xương móm để đưa xương hàm trên ra trước xương hàm dưới. Tùy vào tình trạng của trẻ và độ tuổi mà trẻ đến thăm khám điều trị móm mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tối ưu. Cụ thể như sau:

4.1 Khí cụ Facemask

Đây là loại hàm chức năng giúp điều chỉnh xương hàm móm rất hiệu quả cho các trường hợp trẻ em có hàm trên kém phát triển, hàm dưới lại phát triển quá mức, hay còn gọi là móm xương. Khí cụ này có tác dụng trong độ tuổi “vàng” phát triển của xương hàm, từ 5 – 12 tuổi.

Theo đó, Facemask được thiết kế nhằm mục đích tạo lực kéo tựa vào trán và cằm để dịch chuyển xương hàm trên về phía trước, cũng như điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của xương hàm dưới. Đồng thời, giải pháp này giúp hạn chế nguy cơ xương tụt lợi tại vùng răng cửa hàm dưới, cũng như điều chỉnh tương quan xương, cải thiện thẩm mỹ toàn gương mặt, khắc phục tình trạng móm hoàn toàn.

4.2 Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài kết hợp cung Meaw là một trong các phương pháp tối ưu giúp khắc phục hiệu quả tình trạng khớp cắn ngược cho các bạn nhỏ đã qua 12 tuổi mới bắt đầu điều trị móm. Phương pháp này sử dụng bộ khí cụ nha khoa chuyên dụng tạo lực siết răng vừa đủ nhằm dịch chuyển các khớp cắn sai lệch về đúng vị trí. Nhờ vậy, tình trạng móm được khắc phục tối ưu giúp trẻ lấy lại nụ cười chuẩn khớp cắn, khỏe đẹp, tự tin. 

Theo đó, với trẻ dưới 12 tuổi, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp niềng răng mắc cài bình thường và sử dụng Facemask. Với người trẻ từ 13 tuổi trở lên, có thể phối hợp chỉnh nha và áp dụng cung Meaw chỉnh móm.

4.3 Niềng răng trong suốt

Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại sử dụng khay niềng trong suốt được thiết kế cá nhân hóa, ôm sát cung răng. Không chỉ sở hữu ưu điểm đảm bảo tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp khi ăn uống, vệ sinh răng, niềng răng trong suốt còn hỗ trợ tạo lực di chuyển răng tối ưu.

Với sai lệch móm xương – là một sai lệch khớp cắn nặng, Elite không khuyến khích sử dụng niềng răng khay trong suốt trong giai đoạn đầu chỉnh xương. Trẻ cần được chỉnh xương với khí cụ chuyên dụng cho móm – Facemask ở độ tuổi vàng. Khi xương móm đã được khắc phục hoàn toàn ở độ tuổi 12 – 13, lúc này khay niềng trong suốt mới có thể ứng dụng. Tuy nhiên, sử dụng khay niềng hay mắc cài kết hợp cung Meaw ở giai đoạn này sẽ được quyết định bởi bác sĩ chỉnh nha, bởi móm là sai lệch khó và xương hàm dưới còn tăng trưởng cho tới 18 tuổi.

bé bị khớp cắn ngược
Niềng răng Invisalign sử dụng khay niềng được làm từ nhựa y tế trong suốt, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Bài viết liên quan:
> Niềng khớp cắn ngược khắc phục tình trạng móm hiệu quả
> Niềng răng móm bao nhiêu tiền? Phương pháp nào tốt?
> Niềng răng móm mất bao lâu thì răng đều đẹp?

4.4 Cung Meaw

Với trẻ trên 13 tuổi và người lớn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị móm xương bằng phương pháp cung Meaw (có tên khác là cung đa loop phân đoạn). Mục đích của việc sử dụng cung Meaw là giúp xoay hàm dưới về phía sau, đồng thời kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Ưu điểm của cách thức điều trị bằng cung Meaw là không cần can thiệp phẫu thuật mà vẫn có thể khắc phục hầu hết các sai lệch khớp cắn, đặc biệt là móm xương, cắn hở và khớp cắn loại 3.

Để hiểu hơn về phương pháp chỉnh móm ở người trưởng thành khác với trẻ em như thế nào, mời bạn cùng xem qua video clip:

Xem thêm:  Niềng răng cho người lớn có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Niềng răng cho người lớn có thực hiện được không là vấn đề Elite nhận được từ nhiều khách hàng. Khi gặp tình trạng hô, móm, răng chen chúc, khấp khểnh… họ muốn chỉnh nha để khắc phục, nhưng e ngại không biết có đạt hiệu quả như mong muốn,…

Lưu ý: Ngoài lựa chọn phương pháp điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em phù hợp, bạn cũng cần ưu tiên lựa chọn cơ sở chỉnh nha uy tín, có bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu mới có thể can thiệp và điều trị hiệu quả cho sai lệch nặng về khớp cắn này.

Elite Dental – Địa chỉ niềng răng cho trẻ em uy tín, được nhiều phụ huynh đánh giá cao

Elite Dental đã có cơ hội đồng hành cùng rất nhiều phụ huynh và các bạn nhỏ trong hành trình tìm lại nụ cười đều đẹp, tự tin – hành trang cho tuổi trưởng thành thêm tự tin, tỏa sáng.

Tin chọn Elite Dental, phụ huynh có thể yên tâm cho con điều trị cùng đội ngũ bác sĩ có kiến thức sâu rộng về chỉnh nha, hơn 12 năm kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em. Nhờ đó, các bác sĩ hiểu rõ và tính toán chính xác quá trình dịch chuyển của răng, đưa ra kế hoạch điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em và các sai lệch răng miệng một cách tối ưu. Kết hợp theo dõi điều trị cẩn thận, sát sao, đảm bảo mang lại kết quả mỹ mãn, như ý.

Không chỉ vậy, Elite Dental cam kết sử dụng bộ khí cụ chỉnh nha chính hãng chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cùng với mô hình All-in-1 tiện lợi, cơ sở vật chất khang trang và khu vui chơi chuyên biệt làm dịu tâm trạng căng thẳng của trẻ khi đến điều trị.

Đặc biệt, tại Elite Dental luôn có sẵn kho dữ kiện hàng trăm ca thành công cho phụ huynh xem trước để an tâm điều trị. Trong số đó, bạn có thể tham khảo 2 trường hợp điều trị khớp cắn ngược thành công tại Elite Dental sau đây:

chữa trị khớp cắn ngược ở trẻ em
Sau chặng đường đồng hành cùng Elite Dental, tình hình khớp cắn ngược của bé M.Q đã được khắc phục tích cực. Tiếp đến, bé sẽ bước vào giai đoạn chỉnh chi tiết để răng đều và khớp cắn chuẩn hơn. (Xem chi tiết)
trẻ bị khớp cắn ngược
Sau 2 giai đoạn chỉnh xương và chỉnh răng kiên trì đồng hành cùng Elite Dental, khuôn miệng của GA đã cân đối hơn và tình trạng móm đã không còn. Đến tháng 6/2023, bạn đã ngưng đeo facemask và hàm nới rộng quad helix để sang giai đoạn chỉnh răng chi tiết với hứa hẹn kết quả mỹ mãn. (Xem chi tiết)

Bố mẹ hãy đặt hẹn với Elite Dental để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con yêu ngay từ hôm nay nhé!

5. Biện pháp phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em

Để phòng tránh tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ em, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp gợi ý sau đây:

  • Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng,…
  • Theo dõi quá trình mọc và thay răng của trẻ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu răng mọc lệch.
  • Khi nhận thấy con có dấu hiệu khớp cắn ngược, nên đưa trẻ thăm khám nha khoa để có giải pháp điều trị đúng cách.

Trên đây là những thông tin giúp cha mẹ hiểu hơn về cách điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ. Để con yêu có hành trình chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp, hạn chế tình trạng khớp cắn ngược và các vấn đề về răng miệng khác, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám tại nha khoa uy tín, đáng tin cậy nhé!

Xem thêm: Điều trị móm hiệu quả với khí cụ hỗ trợ chỉnh nha

Bài cùng chuyên mục