Nhận biết dấu hiệu niềng răng bị hỏng và cách khắc phục

Tư vấn chuyên môn bài viết Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Tổng quát - Chỉnh nha
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Niềng răng là phương pháp giúp cải thiện khuyết điểm của răng và xương hàm, mang lại nụ cười đẹp, thẩm mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có trường hợp niềng răng hỏng do yếu tố khác nhau gây ra. Cùng Elite Dental nhận biết dấu hiệu chỉnh nha thất bại, nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết dưới đây!

1. Dấu hiệu nhận biết một ca niềng răng thất bại

Bạn dễ dàng nhận biết tình trạng niềng răng bị hỏng thông qua 3 dấu hiệu sau đây: 

1.1. Dấu hiệu về thẩm mỹ, khớp cắn 

Lệch mặt, lệch nhân trung

Sau khi niềng răng, đường giữa mặt phải trùng với nhân trung và đường giữa hai răng cửa hàm trên. Khi ấy, điều này tạo ra tính đối xứng cho tổng thể khuôn mặt, đồng thời phản ánh được khớp cắn đúng của hàm. Nếu nhân trung và đường giữa bị lệch, khuôn mặt kém cân đối sau chỉnh nha thì đây là dấu hiệu của niềng răng hư. Bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ ngay để có hướng giải quyết tốt nhất. 

Đường giữa hàm trên và hàm dưới không trùng nhau, liệu có phải chỉnh nha bị hỏng?

Đường giữa răng hàm trên và hàm dưới có trùng nhau hay không còn phụ thuộc vào việc có đủ răng trên cung hàm. Trong trường hợp người bệnh bị mất 1 – 2 răng hàm dưới trước đó thì sau khi chỉnh nha, đường giữa hàm trên không thể trùng với đường giữa hàm dưới. Chuyện này là hoàn toàn bình thường, không phản ánh đây là một ca niềng thất bại.

Kết quả niềng răng thành công
Kết quả sau niềng được xem là thành công khi đường giữa mặt trùng với đường giữa hàm trên.

Cười hở lợi nặng hơn, răng bị quặp vào trong mất thẩm mỹ

Chỉnh nha thành công giúp răng đều, lồng múi với nhau ở đúng vị trí. Khi cười không có lộ nướu hoặc lộ ít hơn 3mm và màu sắc nướu hồng hào. Ngược lại, chỉnh nha thất bại có thể khiến người bệnh cười hở lợi nặng hơn, đồng thời răng bị quặp vào trong cản trở quá trình ăn uống.

Niềng răng xong vẫn còn hô, móm

Niềng răng bị hư khiến tình trạng răng hô, răng móm trước đó không được cải thiện hoàn toàn. Vì vậy, góc nhìn nghiêng trở nên mất cân đối mũi, môi, cằm; đồng thời ở góc nhìn thẳng, nụ cười không được tự nhiên và rạng rỡ. 

Xem thêm:  Niềng răng xong bị hô do đâu? Có cách nào khắc phục không?

Niềng răng là giải pháp khắc phục các sai lệch về răng và xương (như răng khấp khểnh, răng hô, hô xương,...), giúp cải thiện chức năng nhai và nâng cao tính thẩm mỹ của hàm răng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp niềng răng xong vẫn bị…

1.2. Dấu hiệu về chức năng nhai

Chân răng lệch, tiêu hoặc bị gãy

Khi niềng răng, dưới tác động của khí cụ nha khoa, chân răng được dịch chuyển từ từ về đúng vị trí. Tuy nhiên, nếu chân răng bị lồi hoặc lệch ra khỏi bên ngoài thì đây là biểu hiện của chỉnh nha không thành công. Tình trạng này kéo dài, không được can thiệp sớm có thể khiến chân răng bị tiêu hoặc gãy, từ đó ảnh hưởng đến chức năng nhai. 

Sai khớp cắn

Niềng răng thất bại là khi khớp cắn chưa trở về vị trí chuẩn sinh lý, hàm trên không phủ ngoài và ở trước hàm dưới 1 – 2 mm. Điều này khiến người bệnh ăn uống khó khăn, khi nhai có cảm giác cộm, cấn khó chịu. 

1.3. Dấu hiệu về bệnh lý răng miệng

Xảy ra tụt lợi

Dấu hiệu niềng răng hỏng tiếp theo là xuất hiện tình trạng tụt lợi. Điều này có thể nhận biết qua việc nướu răng có màu sẫm, sưng, chảy máu; chân răng lộ ra nhiều hơn, răng dễ bị lung lay và ê buốt mỗi khi bệnh nhân dùng đồ ăn nóng hoặc lạnh. 

Tình trạng tụt lợi
Tụt lợi khi niềng răng cho thấy quá trình chỉnh nha đã thất bại, không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nhiễm trùng nướu dẫn đến viêm nha chu, sâu răng

Chỉnh nha thất bại khiến nướu bị sưng một cách bất thường, đi kèm là hơi thở có mùi và có dấu hiệu tụ mủ, nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh cần điều trị sớm, để tránh vi khuẩn tấn công xương ổ răng, gây ra viêm nha chu, sâu răng hoặc thậm chí là mất răng vĩnh viễn. 

Đau hàm, răng chết tủy

Khi chỉnh nha không thành công, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau hàm, đau khớp thái dương. Cùng với đó, một vài răng đã bị chết tủy nên càng gây ra cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. 

2. Niềng răng bị hỏng: Nguyên nhân do đâu?

Đa phần trường hợp niềng răng bị hư đều xuất phát từ nguyên nhân sau đây: 

2.1. Bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ kém

Niềng răng với bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn giúp bạn có trải nghiệm êm ái, an toàn và đạt kết quả như mong muốn. Ngược lại, điều trị với bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thực hiện sai kỹ thuật có thể khiến tình trạng răng nghiêm trọng hơn, gây ra hậu quả khó lường. 

2.2. Thiết bị, máy móc chỉnh nha kém chất lượng

Bên cạnh chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố tác động đến kết quả niềng răng. Cụ thể, nếu người bệnh lựa chọn nha khoa kém uy tín, không có trang thiết bị và vật liệu chỉnh nha chất lượng thì trong quá trình điều trị, dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm, cũng như không mang lại hiệu quả tối ưu. 

2.3. Ăn uống không lành mạnh

Nhiều trường hợp chỉnh nha không thành công là do người bệnh ăn uống không hợp lý, ví dụ như ăn đồ quá cứng hoặc quá dai khiến mắc cài bị gãy, từ đó ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. 

Nguyên nhân làm cho niềng răng thất bại
Ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai là một trong những nguyên nhân làm cho niềng răng thất bại.
Bài viết tham khảo:
> Người mới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
> Những món ăn cho người niềng răng theo thực đơn 7 ngày

2.4. Không vệ sinh răng miệng đúng cách

Hệ thống dây cung và mắc cài trên răng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi chăm sóc răng miệng. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, điều này tạo cơ hội cho mảng thức ăn bám lại ở kẽ răng, gây ra bệnh sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu –  cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉnh nha thất bại. 

2.5. Không tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ

Nguy cơ niềng răng hỏng là rất cao nếu người bệnh không đi khám định kỳ, để bác sĩ điều chỉnh lực siết răng, cũng như phát hiện và xử vấn đề bất thường. 

2.6. Không đeo hoặc đeo hàm duy trì sai cách

Đeo hàm duy trì giúp ổn định tổ chức quanh răng, tránh tình trạng răng xô lệch trở lại. Vì vậy, nếu người bệnh không đeo hàm duy trì hoặc đeo sai cách, điều này khiến kết quả sau niềng dễ thất bại, không đem lại hiệu quả lâu dài. 

3. Niềng răng bị hỏng phải làm sao?

Dưới đây là cách khắc phục khi niềng răng thất bại theo từng giai đoạn:

3.1. Trường hợp đang niềng răng phát hiện dấu hiệu bất thường 

Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện dấu hiệu niềng răng bị hư thì bạn nên đi khám ngay, để bác sĩ trực tiếp kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, khoảng thời gian này, người bệnh cũng phải theo dõi tình trạng răng thường xuyên, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát và duy trì kết quả niềng ổn định.  

3.2. Trường hợp niềng răng xong bị hỏng

Nếu chỉnh nha xong kết quả không được như mong muốn thì bạn cần đến ngay nha khoa cũ để phản hồi và được áp dụng chế độ bảo hành. Trường hợp vẫn không yên tâm về chuyên môn của bác sĩ tại nha khoa cũ thì có thể lựa chọn một cơ sở khác uy tín hơn, để vừa có hiệu quả trong việc khắc phục niềng răng hư, vừa không phải mất thêm thời gian và chi phí. 

Xem thêm:  Nhận biết dấu hiệu niềng răng bị hỏng và cách khắc phục

Niềng răng là phương pháp giúp cải thiện khuyết điểm của răng và xương hàm, mang lại nụ cười đẹp, thẩm mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có trường hợp niềng răng hỏng do yếu tố khác nhau gây ra. Cùng Elite Dental nhận biết dấu hiệu chỉnh nha…

Đi khám ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu chỉnh nha hỏng
Cần đi khám với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu chỉnh nha hỏng, để có giải pháp khắc phục sớm.

4. Những lưu ý khi chỉnh nha giúp ngăn ngừa niềng răng hỏng 

Để niềng răng không thất bại, người bệnh cần lưu ý 6 vấn đề sau: 

4.1. Lựa chọn nha khoa uy tín

Trước khi niềng răng, lựa chọn nha khoa uy tín là việc làm cần thiết. Tại đây, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, cùng với hệ thống thiết bị hiện đại, giúp người niềng có trải nghiệm chỉnh nha an toàn, thoải mái và đạt hiệu quả tốt nhất. 

Thành lập từ năm 2012, đến nay Elite Dental đã trở thành trung tâm niềng răng chuyên sâu, được nhiều khách hàng lựa chọn bởi ưu điểm nổi bật: 

Bác sĩ giỏi, chuyên môn cao

Đội ngũ Bác sĩ của Elite Dental được đào tạo bài bản về chỉnh nha, có kinh nghiệm hơn 10 năm thực hành song song niềng răng trong suốt và mắc cài. Vì vậy, Bác sĩ hiểu rõ với tình trạng răng và xương hàm khác nhau, cần phải có kế hoạch điều trị phù hợp, để mang lại kết quả sau niềng được thành công.

Đáng chú ý là Bác sĩ chỉnh nha không chỉ tập trung vào sửa chữa sai lệch, mà còn giữ gìn và bảo tồn răng tự nhiên cho khách hàng. Nhờ vậy, dấu hiệu chỉnh nha thất bại là hoàn toàn không xảy ra khi điều trị tại Elite Dental.

Đội ngũ bác sĩ chỉnh nha Elite Dental
Đội ngũ chỉnh nha giỏi, chuyên môn cao tại Elite Dental.

Trang thiết bị tối tân

Để trở thành phòng khám nha khoa uy tín, Elite Dental đã thường xuyên đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại. Điển hình là khu vực điều trị mắc cài, điều trị Invisalign và phòng lab được vô trùng an toàn, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Song song đó, nha khoa Elite còn ứng dụng quy trình kỹ thuật số vào quá trình chỉnh nha, với hỗ trợ đắc lực của công nghệ scan răng 3D, phần mềm chỉnh nha tăng trưởng, hệ thống ghế nha khoa nhập khẩu chính hãng như Sirona (Đức) và Belmont (Nhật Bản), mang lại trải nghiệm niềng răng thoải mái và dễ chịu cho khách hàng. 

Vật liệu niềng răng chính hãng 

Đối với niềng răng mắc cài, Elite Dental cam kết sử dụng các loại dây cung và mắc cài tốt nhất, đảm bảo chứng nhận an toàn và chất lượng quốc tế. Ngoài ra, Elite Dental tự hào khi liên tục được Invisalign trao tặng danh hiệu Platinum Provider, càng khẳng định năng lực cũng như độ uy tín của phòng khám. Vì vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi bắt đầu hành trình niềng răng tại đây. 

Elite Dental nhận được danh hiệu Platinum Provider
Elite Dental vinh dự nhận được danh hiệu Platinum Provider do Invisalign trao tặng trong suốt nhiều năm, càng chứng minh năng lực và độ uy tín của phòng khám.

Dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm 

Đến với Elite Dental, đội ngũ tư vấn viên luôn luôn hỗ trợ, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng cũng được nhân viên gọi và nhắc về lịch tái khám, đồng thời được bảo hành chỉn chu trong 1 – 2 năm sau niềng, để duy trì kết quả ổn định lâu dài. Sau đây là chia sẻ của nhiều khách hàng đã niềng răng thành công tại Elite Dental: 

Khách hàng Ngọc Lan Vy (17 tuổi): Giảm hô, cải thiện khớp cắn sâu với liệu trình 55 khay niềng trong suốt Invisalign.

Khách hàng Tú Uyên (17 tuổi): Niềng răng Invisalign giúp khắc phục khớp cắn hở, cải thiện chức năng nhai và mang lại nụ cười tự tin, duyên dáng.

Khách hàng T.Th (22 tuổi): Niềng răng Invisalign giảm hô và chỉnh thẳng đường giữa lệch nhiều.

4.2. Không tự ý điều chỉnh dây mắc cài

Đôi khi, mắc cài bị mắc vào môi, chọc vào má khiến người bệnh đau nhức, gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Vì vậy, nhiều người đã điều chỉnh mắc cài để khắc phục tình trạng này. Song, theo lời khuyên của bác sĩ, kể cả khi khó chịu thì bạn cũng không được tự ý chỉnh mắc cài vì có thể ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả niềng răng sau này. 

4.3. Có chế độ ăn uống khoa học

Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai vì điều này khiến dây cung niềng răng bị đứt, đồng thời ảnh hưởng đến lực kéo dây niềng, làm cho kết quả niềng răng bị hỏng. Đối với thực phẩm nhiều đường và tinh bột, người bệnh cũng phải chú ý kiêng cữ, để tránh sinh ra axit, gây bệnh sâu răng hay phát triển các bệnh về lợi. 

4.4. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Khi niềng răng, dĩ nhiên thói quen vệ sinh răng niềng phải được quan tâm kĩ hơn vì thức ăn dễ bám lại trên dây cung và mắc cài, về lâu dài hình thành cao răng gây tụt lợi, sâu răng, cũng như làm cho niềng răng thất bại. Do đó, người bệnh phải tuân thủ lịch đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, kết hợp bàn chải kẽ; dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng thêm tăm nước, nước súc miệng thường xuyên. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp tăng hiệu quả chỉnh nha tối ưu.

4.5. Đeo hàm duy trì đúng cách

3 đến 6 tháng đầu tiên sau khi tháo niềng, bạn phải đeo hàm duy trì từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày, để ổn định các răng chưa được thẳng hàng. Đến 6 tháng tiếp theo, người bệnh chỉ cần đeo hàm duy trì vào ban đêm. Nhưng, cần lưu ý, hàm duy trì phải được làm sạch thường xuyên sau khi ăn. Bạn có thể vệ sinh bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm với kem đánh răng, để loại bỏ toàn bộ vụn thức ăn bám lại trên hàm, nhờ vậy ngăn ngừa tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. 

4.6. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Một trong những cách ngăn ngừa niềng răng hư là đi khám với bác sĩ theo đúng lịch hẹn. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng hiện tại, đánh giá quá trình di chuyển của răng, cũng như xử trí kịp thời vấn đề phát sinh (nếu có). Qua đó, giúp kết quả sau niềng được thành công, mang lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu niềng răng hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này trong quá trình chỉnh nha hiện tại, hãy sớm liên hệ ngay với bác sĩ, để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cũng như kết quả niềng răng sau này.

Xem thêm:
> Những dấu hiệu khi mới niềng răng và khi nào là bất thường?
> Tại sao niềng răng xong vẫn xấu? Nguyên nhân và giải pháp
> Niềng răng bị lệch mặt, nhân trung phải làm sao?

Bài cùng chuyên mục