Bạn đang bắt đầu bước vào những ngày đầu tiên của hành trình niềng răng và còn bỡ ngỡ không biết mình sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc với nhiều sự thay đổi như thế nào? Khi nào là bất thường và khi nào là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu khi mới niềng răng để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!
Mục lục
1. Một số biểu hiện khi mới niềng răng thường thấy
Niềng răng là điều trị nha khoa chuyên sâu, sử dụng các phương pháp niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt tác dụng lực lên cung răng với mục đích di chuyển các sai lệch răng, sai lệch xương hàm về đúng vị trí giúp nụ cười trở nên đều, đẹp và khỏe mạnh. Để niềng răng hiệu quả, đòi hỏi bác sĩ chỉnh nha cần được đào tạo bài bản, có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị niềng răng lâu năm để có thể hiểu rõ và xây dựng kế hoạch niềng răng tối ưu.
Thời gian điều trị thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 năm. Đặc biệt khi mới bắt đầu hành trình sẽ có những dấu hiệu sau:
1.1. Ê buốt, đau răng ở mức độ nhẹ sau khi niềng
Bước đầu tiên của niềng răng với mắc cài là cần đặt thun tách kẽ vào kẽ răng hàm, bạn sẽ cảm thấy căng tức ở vùng các răng đặt thun này. Khi bắt đầu gắn mắc cài, dây cung hoặc mang khay, lực tác động của dây cung khi bác sĩ siết trong lần đầu tiên sẽ có thể mang đến cảm giác ê buốt và đau nhẹ, tuy nhiên triệu chứng chỉ diễn ra trong khoảng từ 7 – 10 ngày, sau đó sẽ từ từ biến mất.
1.2. Có cảm giác cộm và vướng víu trong miệng
Khi trong miệng xuất hiện thêm mắc, khí cụ hay khay niềng trong suốt thì đương nhiên cảm giác cộm, vướng víu rất khó tránh khỏi. Cảm giác này cần có thời gian để cơ thể thích nghi. Thông thường sẽ mất khoảng một tuần để bạn quen với cảm giác cộm và vướng víu trong miệng.
1.3. Trầy xước miệng, nướu
Một trong những lo lắng của hầu hết tất cả mọi người là những vết trầy xước miệng và nướu khi có mắc cài niềng răng trong miệng. Do đặc tính kim loại của mắc cài, trong khi các mô mềm như môi, má, lưỡi rất nhạy cảm nên những vết trầy xước là không thể tránh khỏi. Bạn có thể sử dụng thêm sáp chỉnh nha bôi lên mắc cài để giảm bớt ma sát với má. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn niềng răng với khay niềng trong suốt để không phải lo lắng về những vết trầy này.
1.4. Khó khăn khi ăn nhai
Khi trong miệng có thêm các khí cụ niềng răng, các răng dường như đính kèm thêm với nào là mắc cài, dây cung hay khay niềng khiến cho việc nhai trở nên khó hơn và cảm giác nhai không được ngon miệng. Thời gian đầu khi mới niềng răng bạn nên cắt nhỏ đồ ăn, nhai từ từ hoặc lựa chọn món mềm. Ngoài ra, nếu bạn niềng răng với khay niềng trong suốt, khi ăn bạn có thể gỡ khay và ăn uống như khi bạn không niềng răng.
1.5. Hôi miệng
Hôi miệng là hiện tượng có thể diễn ra trong thời gian đầu khi bạn chưa quen với niềng răng và vệ sinh khi niềng răng. Để tránh được tình trạng này, bạn hãy nghe theo hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ chỉnh nha, dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để vệ sinh răng khi niềng diễn ra dễ dàng và sạch sẽ.
Máy tăm nước hay còn gọi là waterpik về cơ bản là dụng cụ cầm tay, các đầu bơm rửa tiện lợi được thiết kế có thể di chuyển sâu vào bên trong và các khe nhỏ giữa răng và nướu, kết hợp với áp lực tia nước giúp lấy…
1.6. Đau mỏi cơ hàm
Khi mới gắn các khí cụ và khay niềng di chuyển răng sẽ mang đến cảm giác mỏi cơ hàm, đau khớp thái dương hàm. Bạn có thể xoa nhẹ vùng má, xương quai hàm, vùng khớp thái dương hàm hoặc uống nước ấm để giảm cảm giác mỏi.
1.7. Khuôn mặt có sự thay đổi nhẹ
Nhiều trường hợp, chỉ cần 4 – 6 tháng sau niềng răng thôi đã thấy khác nhiều ở răng và khuôn mặt. Sự thay đổi này có thể theo 2 hướng. Ví dụ bạn bị răng hô, sau 4-6 tháng bạn thấy răng đã vào hơn, bớt hô hơn, góc nghiêng gọn hơn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cần sắp xếp lại vị trí các răng nên có thể sau khi niềng được 6 tháng, răng của bạn nhìn “ghê” hơn lúc chưa niềng lúc này bạn cũng đừng lo lắng bởi vì nó đang trên kế hoạch của bác sĩ. Ví dụ trường hợp móm, phải di chuyển hàm trên ra khỏi sai lệch nằm trong hàm dưới, sau đó mới kéo lùi lại về vị trí đúng nên có thể trong một khoảng thời gian nào đó bạn sẽ lầm tưởng “răng của tôi làm sao thế này”. Nếu lo lắng hãy hỏi bác sĩ ngay để bác sĩ giải đáp cho bạn nhé.
Bạn đang bắt đầu bước vào những ngày đầu tiên của hành trình niềng răng và còn bỡ ngỡ không biết mình sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc với nhiều sự thay đổi như thế nào? Khi nào là bất thường và khi nào là bình thường? Hãy…
2. Nhận biết các dấu hiệu bất thường khi mới niềng răng
Trên đây là những dấu hiệu bình thường bạn sẽ gặp phải khi bước vào hành trình niềng răng. Vậy còn những điểm nào là điểm bất thường mà bạn cần lưu ý và đến thăm khám bác sĩ sớm?
Sưng, đau kéo dài trên 7 ngày mà không thấy đỡ hoặc cảm thấy tình trạng có vấn đề nghiêm trọng hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Cách hạn chế những dấu hiệu khi mới niềng răng
Những dấu hiệu cơ bản khi mới niềng răng có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, để giảm bớt những dấu hiệu khi mới niềng răng, hãy thực hiện theo một số cách sau:
3.1. Chườm lạnh, chườm nóng
Những cơn đau khi mới niềng răng sẽ khiến bạn khó chịu, để giảm bớt sự khó chịu này hãy sử dụng chườm lạnh hoặc ăn uống những đồ mát lạnh để giúp làm dịu đi cơn đau. Chườm nóng sẽ giúp giảm sưng nếu như bạn bị sưng.
3.2. Vệ sinh răng miệng với nước muối ấm
Bạn hãy dùng nước muối loãng và ấm để chải răng, súc miệng. Nước muối loãng và ấm giúp diệt trừ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, mang đến sự thoải mái cho bạn.
3.3. Ăn thức ăn mềm
Cháo, súp, canh là những món nên ăn trong thời gian đầu mới niềng răng. Ngoài ra, với thịt cá bạn có thể cắt nhỏ để dễ nhai.
Những thực phẩm không nên và hạn chế ăn khi mới niềng răng bao gồm thức ăn cứng, dẻo, dính, dai sẽ dễ gây “tai nạn” rớt mắc cài, bung dây kẽm, thức ăn mắc vào mắc cài khó vệ sinh.
Có thể bạn quan tâm: > Người mới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì? > Những món ăn cho người niềng răng theo thực đơn 7 ngày
3.4. Dùng sáp nha khoa
Việc tiếp xúc với mắc cài, dây cung có thể sẽ gây ra những tổn thương vùng má, lưỡi. Khi này, bạn có thể dùng sáp nha khoa bôi lên mắc cài hoặc dây cung để giảm bớt tác động ảnh hưởng đến mô mềm.
Ngoài ra, hãy tuân thủ hướng dẫn về chăm sóc răng miệng của bác sĩ chỉnh nha. Vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn, sử dụng thêm máy tăm nước và chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, giữ vệ sinh hạn chế sâu răng.
Sáp nha khoa là một sản phẩm không thể thiếu cho những người đang trong quá trình niềng răng. Vậy sáp nha khoa là gì và sử dụng như thế nào? Hãy cùng Elite Dental khám phá qua bài viết sau nhé! 1. Sáp nha khoa niềng răng là gì?…
4. Kinh nghiệm niềng răng thoải mái hơn
Bên cạnh sự cố gắng kiên trì vượt qua những dấu hiệu thường thấy khi mới bắt đầu hành trình niềng răng thì để hành trình niềng răng thoải mái, thuận lợi nhất bạn nên tìm hiểu và lựa chọn bác sĩ chỉnh nha giỏi cùng địa chỉ chỉnh nha uy tín.
Elite Dental hiện là Trung tâm chỉnh nha chuyên sâu, sở hữu đội ngũ bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm trong chỉnh nha và thường xuyên tham gia các khóa tu nghiệp nước ngoài. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra sai lệch dù là nhỏ nhất, từ đó lập phác đồ điều trị chính xác và tối ưu nhất cho từng trường hợp. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ cũng theo dõi và xử lý ngay những bất thường, hướng dẫn và động viên bệnh nhân sớm thích nghi với các khí cụ chỉnh nha. Sau khi kết thúc chỉnh nha, bác sĩ sẽ thiết kế hàm duy trì phù hợp và dặn dò cách sử dụng để đảm bảo kết quả điều trị lâu dài.
Ngoài ra, một trong những cải tiến công nghệ hiện đại trong chỉnh nha phải kể đến phương pháp niềng răng trong suốt. Nếu như bạn muốn trải nghiệm niềng răng nhẹ nhàng, niềng như không niềng, ít vướng cộm và ít gặp phải những dấu hiệu không thoải mái khi mới niềng răng thì hãy lựa chọn niềng răng không đau với khay trong suốt. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng khay trong suốt như: Invisalign – Hãng khay niềng chất lượng và hiệu quả cao nhất hiện nay; Clear correct; … tùy vào tình trạng sai lệch răng của bạn ở mức độ nào, bác sĩ chỉnh nha sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Hy vọng với những kiến thức trên đây về dấu hiệu khi mới niềng răng sẽ giúp bạn nắm rõ và lường trước được những điều có thể diễn ra trong hành trình niềng răng. Có những khó khăn, có những vất vả nhưng sự kiên trì, cố gắng vượt qua sẽ đền đáp bạn xứng đáng bởi nụ cười khỏe mạnh, rạng rỡ và tự tin nhất. Hãy lựa chọn kỹ bác sĩ chỉnh nha và địa chỉ chỉnh nha uy tín để bắt đầu hành trình này nhé.
Xem thêm: > Niềng răng có cần phải thăm khám thường xuyên? > Niềng răng có cần nhổ răng khôn không? > Niềng răng xong có bị chạy lại không? > Niềng răng xuất hiện tam giác đen