Sáp nha khoa niềng răng là gì? Tác dụng và cách dùng

Tư vấn chuyên môn bài viết Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Tổng quát - Chỉnh nha
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Sáp nha khoa là một phần không thể thiếu của những ai đang bắt đầu hành trình niềng răng. Vậy sáp nha khoa là gì và sử dụng như thế nào? Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Sáp nha khoa niềng răng là gì?

Sáp nha khoa (sáp chỉnh nha, sáp bôi niềng răng hay sáp niềng răng) là sản phẩm được sử dụng để giảm đau và bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng khi đeo khí cụ niềng răng. Loại sáp này thường được chế tạo thành từng thanh dài khoảng 5cm, được đóng gói trong hộp nhỏ tiện lợi.

Hộp sáp thoa niềng răng
Nhờ thiết kế nhỏ gọn, bạn có thể dễ dàng mang theo sáp thoa niềng răng khi đi học, đi chơi, đi làm…

2. Công dụng của sáp bôi niềng răng

Sáp nha khoa có rất nhiều công dụng như:

2.1. Giảm đau và khó chịu khi đeo niềng

Khí cụ niềng răng truyền thống (niềng răng mắc cài) có chất liệu kim loại cứng cáp nên gây khó chịu trong thời gian đầu sử dụng. Sáp nha khoa đóng vai trò như một “lớp chắn” giữa khí cụ và môi, má trong, lưỡi, giúp giảm bớt cơn đau và sự khó chịu khi niềng răng

2.2. Hạn chế tổn thương lưỡi và mô mềm

Đôi khi, do cười, nói hoặc ăn nhai quá mạnh, khí cụ có thể va chạm và gây tổn thương lưỡi, mô mềm trong khoang miệng. Lúc này, sáp nha khoa không chỉ có tác dụng hạn chế sự khó chịu mà còn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, tránh để cho tổn thương xảy ra.

2.3. Giảm đau răng do sâu răng

Sáp nha khoa có tác dụng như miếng trám tạm che lại lỗ sâu, hạn chế để tình trạng trầm trọng hơn. Tuy nhiên nếu bạn bị bệnh nướu răng hoặc sâu răng dẫn đến đến viêm tủy thì sáp bôi niềng răng sẽ không còn tác dụng. Tốt nhất, hãy đặt lịch khám với bác sĩ nha khoa để được khám chữa kịp thời.

Xem thêm:
> Đau răng: Nguyên nhân và điều trị hiệu quả
> Đau răng sâu là gì?
sáp nha khoa
Công dụng chính của sáp trong nha khoa là bảo vệ mô mềm trong khoang miệng để tránh tổn thương và giảm đau.

3. Sáp nha khoa loại nào tốt?

Sáp niềng răng được chia thành 2 nhóm chính: sáp có thành phần tự nhiên (sáp ong, carnauba/ sáp cọ, bơ ca cao…) và sáp có thành phần tổng hợp.

Về thương hiệu, một số hãng sáp nha khoa phổ biến hiện nay có thể kể đến như: 

  • Sáp Ortho Classic: Là loại sáp phổ biến và có giá thành tiết kiệm (chỉ từ 35.000 VNĐ/ hộp/ 5 thanh). Sáp được làm từ các thành phần y tế an toàn như Microcrystalline wax, Paraffin, Hydrotreated wax.
  • Sáp Curaprox: Curaprox là thương hiệu chuyên sản xuất thiết bị nha khoa đến từ Thụy Sỹ. Sáp Curaprox có giá từ 58.000 VNĐ/ hộp/ 7 thanh và có thể dễ dàng mua ở hầu hết các nhà thuốc. 
  • Sáp 3M Unitek: 3M Unitek là thương hiệu đến từ Mỹ, có giá từ 70.000 VNĐ/ hộp/ 4 thanh . Loại sáp bôi niềng răng này có độ bám dính cao và độ dẻo tốt nên rất được ưa chuộng.
  • Sáp Piksters: Sáp chỉnh nha Piksters có xuất xứ từ Úc, được làm từ sáp ong tự nhiên an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, sáp còn được đựng trong những hộp nhỏ tiện lợi nhiều màu sắc, rất phù hợp cho những bạn trẻ.

4. Hướng dẫn cách sử dụng sáp nha khoa

Để sử dụng sáp nha khoa an toàn, hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh răng sạch sẽ

Đầu tiên bạn cần đánh răng kỹ càng, kết hợp cùng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để loại bỏ được hết những vi khuẩn, cặn thức ăn bám trong mắc cài. Sau đó, bạn làm khô mắc cài để sáp niềng răng bám được tốt hơn. 

Xem thêm:  Cách vệ sinh răng niềng hiệu quả, bạn đã biết chưa?

Vệ sinh răng niềng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả chỉnh nha mà bạn không nên chủ quan. Tùy vào phương pháp niềng mà cách chăm sóc răng miệng có thể sẽ khác nhau. Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu rõ hơn trong…

Bước 2: Rửa sạch tay

Bàn tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn. Vậy nên bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng tối thiểu 20 phút để tránh vi khuẩn thâm nhập vào khoang miệng.

Bước 3: Lấy sáp nha khoa

Lấy một miếng sáp nha khoa vừa đủ. Sau đó vo tròn phần sáp trong khoảng 5 giây để nhiệt độ cơ thể sẽ làm miếng sáp mềm dẻo hơn, giúp dễ dàng khi thực hiện thao tác.

Bước 4: Bôi sáp lên răng niềng

Đặt sáp lên vùng mắc cài, dây cung, khâu khiến bạn khó chịu. Lưu ý bạn chỉ nên đặt nhẹ nhàng, cẩn thận tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc của các khí cụ chỉnh nha.

sáp chỉnh nha
Cách sử dụng sáp niềng răng khá đơn giản, giúp bạn có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà

5. Cách bảo quản sáp nha khoa để dùng lâu dài 

Khi bảo quản sáp niềng răng, bạn cần:

  • Đóng hộp sáp sau mỗi lần sử dụng, sau đó bảo quản sáp ở nơi thoáng mát.
  • Không để sáp chỉnh nha trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 
  • Trong trường hợp sáp bị mềm do thời tiết quá nóng, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.

6. Cần lưu ý gì khi sử dụng sáp bôi nha khoa?

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng sáp niềng răng, bạn cần lưu ý:

  • Nên mang theo hộp sáp bên mình thường xuyên để thay cho phần sáp cũ (nếu cần)
  • Tuyệt đối không để miếng sáp bám trên răng quá 2 ngày vì có thể tích tụ mảng bám và gây sâu răng. 
  • Để tránh tình trạng sáp nha khoa đọng, thấm thức ăn bạn nên tháo chúng ra trong quá trình ăn nhai. 
  • Có thể thoa sáp vào ban đêm giảm đau do răng di chuyển, từ đó giúp ngủ ngon hơn.

Sáp nha khoa có ăn được không, nuốt có sao không? 

Hầu hết các loại sáp niềng răng đều làm từ thành phần tự nhiên, lành tính nên nếu lỡ nuốt sáp thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Nhưng với sáp nha khoa tổng hợp, bạn không nên nuốt, vì sản phẩm có chứa một số chất hóa học sẽ không tốt cho sức khỏe. 

Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ chỉnh nha của bạn nếu vô tình nuốt phải sáp chỉnh nha.

Trên đây là những điều cần biết về sáp nha khoa. Theo đó, khi niềng răng tại Elite Dental, bạn sẽ được tặng kèm sáp bôi nha khoa đến từ thương hiệu Piksters. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với Elite Dental ngay hôm nay:

TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ VÀ CHỈNH NHA ELITE DENTAL

Địa chỉ: 75 Huỳnh Tịnh Của, P.Võ Thị Sáu, Q3, HCM

Mail: info@elitedental.com.vn

Hotline: (+84) 28 7306 3838(+84) 902661100

Xem thêm:
> Nuốt mắc cài niềng răng có sao không? Cách xử trí và phòng tránh
> Nuốt mắc cài niềng răng có sao không?
> Bung mắc cài niềng răng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bài cùng chuyên mục