Cùng với hệ thống dây cung – mắc cài, dây thun niềng răng cũng là một khí cụ quan trọng, hỗ trợ cho quá trình điều chỉnh các sai lệch về cấu trúc răng, xương hàm về đúng vị trí. Mặc dù vậy, để sử dụng dây thun kéo răng hiệu quả, yêu cầu người bệnh phải tuân theo hướng dẫn và lưu ý quan trọng từ bác sĩ. Cụ thể là lưu ý nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Dây thun niềng răng là gì?
Thun chỉnh nha (hay còn gọi thun mắc cài) là một loại thun có độ đàn hồi cao, được gắn trên mắc cài và móc từ hàm này sang hàm đối diện tương ứng, nhằm tạo lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn.
Giai đoạn đeo chun niềng răng ở mỗi người là khác nhau. Có người phải đeo ngay khi bắt đầu chỉnh nha, nhưng có người sau 4 – 5 tháng mới tiến hành đeo.
Ngoài ra, thun chỉnh nha không phải là chỉ định bắt buộc cho tất cả trường hợp. Việc có đeo dây chun niềng răng hay không còn phụ thuộc vào tình trạng hàm, khớp cắn của bệnh nhân.
2. Dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Công dụng chính khi sử dụng dây thun niềng răng là giúp tăng thêm lực kéo, đưa các răng trở về đúng vị trí nhanh chóng. Qua đó, khắc phục hiệu quả tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc, răng mọc chếch phía trên xương hàm và giúp người bệnh có nụ cười tự tin, khỏe mạnh.
Ngoài ra, niềng răng bằng dây thun còn đưa răng hàm trên và hàm dưới khít sát với nhau, đồng thời cải thiện khớp cắn để người bệnh nhai thức ăn hiệu quả, ngăn ngừa bệnh lý về tiêu hóa. Như vậy, sử dụng thun chỉnh nha mang lại lợi ích cho việc dịch chuyển răng và khớp cắn chuẩn. Nhưng để đeo thun có hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn loại thun phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.
3. Các loại thun niềng răng và cách sử dụng
Dây thun nha khoa được chia thành nhiều loại và mỗi loại đều có công dụng khác nhau. Cụ thể:
3.1. Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là một dải cao su hình tròn có đường kính 1cm, được chèn vào vị trí giữa răng để tạo ra khoảng trống vừa đủ, giúp bác sĩ đặt khâu (band) niềng răng dễ dàng. Sau đó, các band niềng răng hỗ trợ giữ dây cung chắc chắn và chịu lực tốt, nhờ vậy giúp điều chỉnh tình trạng răng mọc lệch hiệu quả.
3.2. Thun liên hàm
Thun liên hàm cũng được làm từ cao su với màu sắc đa dạng, nhưng có đường kính lớn hơn so với thun tách kẽ.
Vị trí của thun liên hàm là được móc vào hooks ở răng hàm trên xuống hàm dưới. Mục đích là để tạo lực kéo, di chuyển răng khấp khểnh, răng chìa ra phía trước quá nhiều về đúng vị trí, đồng thời khắc phục khớp cắn hở. Khi sử dụng thun liên hàm, người bệnh cần thay đổi khí cụ này 2 – 3 lần/ ngày để hỗ trợ răng di chuyển liên tục, từ đó mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu.
3.3. Thun buộc tại chỗ
Thun buộc tại chỗ (hay còn gọi thun chuỗi) là một dải cao su nhiều vòng tròn được gắn phía trên mắc cài để đóng khoảng tình trạng răng thưa, giúp răng đều và khít lại với nhau.
3.4. Thun kéo
Thun kéo hoạt động theo cơ chế trượt giúp điều chỉnh khớp cắn và di chuyển răng về đúng vị trí, nhờ vậy răng được thẳng hàng nhanh hơn. Với thun kéo, bác sĩ gắn một đầu thun ở mắc cài hàm trên và đầu còn lại gắn vào hàm dưới sao cho thun thẳng đứng hoặc nằm chéo giữa hai hàm. Từ đó, lực kéo của dây thun tạo áp lực cho mắc cài và khôi phục vị trí đều, đẹp cho răng.
4. Thời gian đeo dây thun niềng răng bao lâu?
Theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên đeo thun chỉnh nha đúng và đủ thời gian điều trị, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, thời gian đeo dây thun mắc cài phải ít nhất 20 giờ mỗi ngày, áp dụng đến khi răng được thẳng hàng, khuôn miệng cân đối và người bệnh ăn uống tốt thì không cần sử dụng nữa.
5. Đeo dây thun niềng răng có đau không?
Thời gian đầu khi đeo dây thun, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài quá lâu nên bạn không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn về cách giảm đau hiệu quả, giúp bạn thoải mái hơn trong sinh hoạt thường ngày.
6. Những lưu ý khi sử dụng dây thun niềng răng
Khi đeo thun buộc mắc cài, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau, để quá trình niềng răng được nhanh chóng và đạt hiệu quả tối ưu:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo dây thun.
- Tháo dây thun khi ăn, cũng như khi vệ sinh răng miệng.
- Thay dây thun chỉnh nha định kỳ 2 – 3 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ.
- Không há miệng quá to vì điều này khiến dây cung bị kéo căng, giảm đi độ đàn hồi và từ đó, không mang lại kết quả chỉnh nha tốt.
- Khi đeo thun buộc mắc cài, bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, chè, sinh tố thay vì các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai, có thể khiến thun bị rớt và gây ra đau đớn.
- Không tự ý đeo 2 dây thun mắc cài cùng lúc vì điều này tạo áp lực quá lớn cho răng, khiến chân răng bị tổn hại.
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bung, rớt hoặc mất dây thun trong quá trình sử dụng.
- Đối với trường hợp nuốt phải thun mắc cài, bệnh nhân nên giữ tâm lý bình tĩnh. Trước tiên là ăn đồ dễ tiêu hóa và uống nhiều nước để dây thun thuận lợi đào thải ra ngoài. Đồng thời, chú ý quan sát tình trạng của cơ thể, nếu có đau bụng hoặc gặp phải triệu chứng bất thường khác thì hãy đến ngay nha khoa để bác sĩ xử trí kịp thời.
- Để tránh tình trạng dây thun bị ố vàng, bệnh nhân nên hạn chế hút thuốc hoặc sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có màu đậm như nghệ, cà phê, nước ngọt có gas, rượu vang đỏ. Ngoài ra, hãy tập thói quen vệ sinh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm kết hợp bàn chải kẽ; đồng thời dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để vừa tiêu diệt vi khuẩn, vừa tránh tích tụ mảnh vụn gây ố vàng cho dây thun.
7. Tự mua dây thun niềng răng được không?
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều người đã mua dây thun chỉnh nha giá rẻ và tự thay thế tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này là hết sức nguy hiểm bởi đa phần dây thun nha khoa giá thấp đều là sản phẩm kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không được khử trùng cẩn thận.
Vì vậy, khi sử dụng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công làm cho nướu răng bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Chưa kể, khi tự đeo dây thun cho răng, người bệnh rất khó và gần như không thể kiểm soát lực phù hợp. Điều này dẫn đến răng không chỉ di chuyển sai hướng, xô lệch nhiều hơn, mà còn tăng nguy cơ ê buốt, đứt mạch máu chân răng hoặc nặng hơn là chết tủy răng.
Như vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh không được mua và sử dụng dây chun kéo răng giá rẻ. Thay vào đó, các bước buộc chun niềng răng phải có chỉ định và giám sát từ bác sĩ giàu chuyên môn để mang lại kết quả niềng răng tốt nhất.
Tại Elite Dental, toàn bộ quá trình từ thăm khám, tư vấn, điều trị cho đến chăm sóc đều có bác sĩ theo dõi sát sao. Bác sĩ không chỉ giàu chuyên môn, có hơn 10 năm kinh nghiệm thực hành niềng răng trong suốt và mắc cài, mà còn tận tâm, thấu hiểu tâm lý của người bệnh. Cụ thể là khi điều trị, bác sĩ thực hiện thao tác nhẹ nhàng và khéo léo để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu.
Ngoài ra, bác sĩ còn thường xuyên hỏi thăm về tình trạng của mỗi khách hàng, đưa ra hướng dẫn về cách ăn uống, chăm sóc răng miệng phù hợp, cũng như tận tình hỗ trợ nếu phát sinh vấn đề bất thường. Nhờ vào sự nhiệt tình, chuyên nghiệp của bác sĩ Elite Dental mà không ít bệnh nhân đã kết thúc hành trình niềng răng thành công và an toàn tại đây.
Song song đó, Elite Dental thường xuyên cập nhật trang thiết bị tiên tiến như máy chụp phim Sirona, công nghệ scan răng 3D Trios, phần mềm dự đoán kết quả Clincheck giúp khách hàng có trải nghiệm chỉnh nha thoải mái, đảm bảo kết quả chắc chắn từng bước.
Dây thun niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Vì vậy, ngoài tuân theo các lưu ý đeo thun trên đây, người bệnh cũng phải lựa chọn nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn, giúp bạn niềng răng – đeo dây thun nhẹ nhàng, thoải mái và đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: > Siết răng khi niềng diễn ra như thế nào? > Dây cung niềng răng là gì? > Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì?