Tương tự như mắc cài, dây cung cũng là khí cụ không thể thiếu trong chỉnh nha mắc cài truyền thống. Vậy dây cung niềng răng là gì? Tác dụng và quá trình đeo dây cung như thế nào? Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu trong bài viết sau!
Mục lục
- 1. Dây cung niềng răng là gì?
- 2. Kích thước dây cung niềng răng
- 3. Tác dụng của dây cung trong niềng răng
- 4. Các loại dây cung niềng răng hiện nay
- 5. Quá trình đeo dây cung niềng răng diễn ra như thế nào?
- 6. Thời gian thay dây cung mất bao lâu, có đau không?
- 7. Các vấn đề thường gặp khi đeo dây cung niềng răng và cách xử lý
1. Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng (archwire) là loại dây có cấu tạo dài và mảnh, được gắn cố định với mắc cài trên thân răng để tạo thành một lực kéo nhằm dịch chuyển răng về vị trí như mong muốn.
Cụ thể hơn, sau khi dán chặt mắc cài trên thân răng, bác sĩ sẽ đặt dây cung vào trong rãnh giữa mắc cài và cố định bằng dây thun. Riêng với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, dây cung có thể tự động trượt giữa các rãnh của mắc cài.
2. Kích thước dây cung niềng răng
Tùy vào từng giai đoạn niềng răng, bác sĩ sẽ thiết kế các loại dây cung có kích thước lớn, nhỏ hay dạng vuông, tròn hay chữ nhật sao cho phù hợp. Chẳng hạn:
- Giai đoạn san đều răng: Kích thước dây cung khoảng từ 0,014 – 0,016.
- Giai đoạn đóng khoảng niềng răng: Có 2 kích thước phù hợp là 0,019 x 0,025 và 0,016 x 0,025.
- Giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn và duy trì: Dây cung sẽ có kích cỡ khoảng 0,019 x 0,025.
3. Tác dụng của dây cung trong niềng răng
Ở mỗi giai đoạn niềng răng, dây cung mang lại công dụng khác nhau, cụ thể:
3.1. Giai đoạn đầu san đều răng
Ở giai đoạn này, dây cung giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bước chỉnh nha tiếp theo. Lúc này, bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn dây cung độ đàn hồi cao, độ cứng thấp với kích thước khoảng 0,014 và 0,016.
3.2. Giai đoạn đóng khoảng, kéo khít răng
Dây cung giúp điều chỉnh răng phía trước và sự chênh lệch của hai hàm. Có thể nói, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và mất nhiều thời gian nhưng sau khi thành công sẽ mang lại sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt của bạn.
Xem thêm: Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì, diễn ra thế nào?
3.3. Giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn và duy trì
Giai đoạn này, dây cung có vai trò điều chỉnh triệt để những sai lệch cuối cùng như khớp cắn hở, lệch đường giữa… giúp khuôn mặt hài hòa và khớp cắn chuẩn.
4. Các loại dây cung niềng răng hiện nay
Dưới đây là các loại dây cài niềng răng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý
Từ năm 1887, dây cung kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim đã được nhà khoa học Edward Angle ứng dụng rộng rãi trong nha khoa. Theo đó, thành phần chính của dây cung làm bằng kim loại quý gồm 55 – 65% vàng, 5 – 10% bạch kim, 5 – 10% Palladi, 11- 18% đồng và 1 – 2% Niken.
Ưu điểm vượt trội của loại dây cung này là có độ dẻo và độ đàn hồi cao cùng khả năng chống ăn mòn rất tốt. Tuy nhiên, giá thành của chúng vô cùng đắt đỏ, vì vậy không phù hợp với đại đa số người dùng.
4.2. Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)
Dây cung Stainless Steel ra đời vào năm 1929 thay thế cho dây cung hợp kim quý. Dù có giá thành khá rẻ nhưng loại dây cung này vẫn có độ dẻo và độ chống ăn mòn cao. Thành phần cấu tạo nên dây cung Stainless Steel thuộc loại Austenitic “18-8” chứa 17 – 25% Chromium, 8 – 25% Niken, 1 – 2% Carbon.
Hiện nay, có 3 loại dây cung thép không gỉ, phù hợp cho nhiều trường hợp răng miệng khác nhau như:
- Dây cung 6 sợi: Có độ dẻo tốt, có thể chịu được lực uốn ở mức độ cao.
- Dây cung 3 sợi twist: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành hàm cố định. Loại dây cung này phù hợp với nhiều trường hợp niềng răng, đặc biệt vì có hệ thống lò xo nên phù hợp cho cả trường hợp chỉnh nha sớm.
- Dây cung nhiều sợi: Giúp hệ thống mắc cài hoạt động một cách linh hoạt, hạn chế tổn thương răng.
4.3. Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Dây cung Cobalt – Chromium dù đã ra đời từ năm 1950 nhưng vì có độ cứng yếu, không thể dùng cho các ca niềng răng phức tạp nên loại dây cung này ít được sử dụng trong chỉnh nha. Theo đó, thành phần cấu tạo của chúng gồm 40% Coban, 20% Crom, 16% Sắt và 15% Niken.
4.4. Dây cung Niken – Titan (Niti)
Dây cung Tini được phát minh bởi nhà khoa học William F.Buehler vào năm 1960. Dây cung Tini có thành phần gồm 55% Niken và 45% Titanium, có độ đàn hồi cao, độ cứng thấp và có thể ứng dụng trong hầu hết các trường hợp niềng răng mắc cài. Chính vì thế, dây cung Tini vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất trong chỉnh nha.
4.5. Dây cung Titan – Beta (TMA)
Dây cung Titan – Beta có thành phần chứa 79% Titanium, 11% Molypden, 6% Zirconium và 4 % Tin. Loại dây cung này có ưu điểm là có thể tăng – giảm chiều dài linh hoạt trong quá trình chỉnh răng, mang lại hiệu quả tương đối tốt.
4.6. Dây cung niềng sứ
Dây cung niềng sứ là loại dây được làm từ thép không gỉ bên trong và phủ thêm một lớp sứ cao cấp bên ngoài, giúp dây cung có màu trắng hòa vào men răng. Nhờ đó, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn vì khó nhìn thấy khi nhìn từ xa.
Loại dây cung này lành tính nhờ phần sứ bên ngoài không bị biến chất trong quá trình sử dụng. Lực kéo của dây cung cũng khá tốt và ổn định; tuy nhiên độ bền lại không cao.
4.7. Dây cung vuông niềng răng
Loại dây cung này còn có tên gọi khác là dây cung tiết diện, thường được chỉ định trong giai đoạn đóng khoảng, chỉnh khớp cắn và duy trì kết quả sau chỉnh nha. Dây cung vuông có nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với từng trường hợp chỉnh nha riêng biệt.
5. Quá trình đeo dây cung niềng răng diễn ra như thế nào?
Quá trình niềng răng dây cung khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có sự tỉ mỉ, khéo léo để đặt dây cung vào đúng vị trí, đảm bảo lực kéo tốt mà không gây tổn thương nướu. Cụ thể, quá trình đeo dây cung diễn ra như sau:
- Giai đoạn đầu: Bác sĩ sử dụng dây cung dạng tròn với kết cấu mỏng, nhẹ, tính đàn hồi cao, giúp răng làm quen dần với lực kéo và bắt đầu sắp xếp từ từ theo hình dạng của dây cung.
- Sau 1 – 2 tháng chỉnh nha: Bác sĩ thay dây cung dạng tròn thành dây cung vuông hoặc hình chữ nhật để điều chỉnh các răng thẳng đều và vừa khít với cung hàm.
6. Thời gian thay dây cung mất bao lâu, có đau không?
Vào mỗi lần tái khám (khoảng 1 lần/tháng), bác sĩ sẽ tiến hành thay dây cung chỉnh nha. Vậy bạn có biết việc thường xuyên thay dây cài niềng răng có tác dụng gì không? Đáp án là để đảm bảo lực kéo luôn được diễn ra liên tục và đều đặn, từ đó mang lại kết quả dịch chuyển răng đúng như kế hoạch ban đầu.
– Thay dây cung niềng răng mất bao lâu?
Quá trình thay dây cung mắc cài kim loại tự động là một thao tác khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chỉ khoảng từ 20 – 30 phút. Còn với mắc cài kim loại truyền thống, thời gian thay dây cung có thể mất khoảng 30 – 40 phút vì bác sĩ phải buộc thun để cố định dây cung ở từng mắc cài.
– Thay dây cung có đau không?
Mỗi lần thay dây cung, người bệnh có thể cảm thấy hơi ê buốt, đau khó chịu. Nguyên nhân là do lực siết răng đã được điều chỉnh. Nhưng tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau 2 – 3 ngày, hoặc khoảng 1 tuần với những ai có cơ địa nhạy cảm, nền răng yếu.
7. Các vấn đề thường gặp khi đeo dây cung niềng răng và cách xử lý
Dưới đây là các vấn đề thường xảy ra trong quá trình đeo dây cung:
7.1. Dây cung bị tuột
Dây cung rất dễ bị tuột vào những tháng đầu tiên chỉnh nha bởi lúc này răng có tốc độ dịch chuyển nhanh nên kích thước dây cung ban đầu không còn phù hợp để ôm sát hàm. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách bôi sáp nha khoa để cố định dây cung. Sau đó bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ khắc phục.
7.2. Dây cung niềng răng đâm vào má
Đây là một tình trạng khá thường gặp. Nhiều bạn lúc này thường dùng tay uốn cong đầu dây cung, nhưng cách xử lý này không an toàn bởi vì sẽ làm dây cung lệch lạc, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Tốt nhất là bạn nên bôi sáp nha khoa và thu xếp thời gian gặp bác sĩ.
7.3. Dây cung niềng răng bị đứt
Tình trạng này rất hiếm xảy ra vì dây cung thường được làm từ chất liệu bền chắc, chỉ đứt khi có lực rất lớn tác động đến khớp hàm. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và thay dây cung mới để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị.
7.4. Nuốt phải dây cung chỉnh nha
Việc nuốt phải dây cung là một tình trạng khá nguy hiểm, có thể gây rách cổ họng, viêm nhiễm, đau dạ dày, thậm chí là thủng ruột.
Nếu gặp trường hợp trên, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức. Bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách chải răng nhẹ nhàng, tránh ăn thức ăn dẻo hoặc cứng.
7.5. Bị dắt thức ăn vào dây cung mắc cài
Bị dắt thức ăn vào dây cung là điều không thể tránh khỏi khi niềng răng. Vì vậy, bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Để hạn chế phát sinh những vấn đề liên quan đến dây cung, bác sĩ khuyến khích bạn nên chọn niềng răng trong suốt Invisalign. Nhờ không sử dụng dây cung và mắc cài mà thay vào đó là các khay niềng trong suốt được thiết kế ôm sát cung răng nên Invisalign mang lại trải nghiệm niềng thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, niềng răng trong suốt còn mang lại tính thẩm mỹ cao khi nói cười, có thể tháo lắp khi ăn nhai và vệ sinh, vô cùng tiện lợi.
Tuy nhiên, dù lựa chọn kỹ thuật chỉnh nha nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Bởi chỉnh nha là một kỹ thuật khó, kết quả đạt được có toàn diện hay không phù thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ.
Elite Dental là trung tâm chỉnh nha chuyên sâu, được nhiều người đánh giá cao. Bên cạnh chỉnh nha mắc cài, Elite Dental còn tiên phong ứng dụng công nghệ niềng răng trong suốt Invisalign, điều chỉnh nhiều trường hợp sai lệch về cấu trúc răng và lệch xương hàm, cải thiện nụ cười tự tin cho hàng nghìn khách hàng.
Đó là thành quả của sự tận tâm, tay nghề vững cùng hơn 10 năm kinh nghiệm trong chỉnh nha của đội ngũ bác sĩ Elite Dental. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, các bác sĩ có thể nhận ra những sai lệch nhỏ nhất trên cung hàm, từ đó xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện, tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo kết quả đạt được tối ưu.
Nha khoa Elite Dental còn trang bị rất nhiều thiết bị chỉnh nha hiện đại như máy chụp phim Sirona, công nghệ scan răng 3D Trios, phần mềm dự đoán kết quả Clincheck (đối với niềng răng Invisalign)… hỗ trợ quá trình niềng răng chuẩn xác từng bước. Ngoài ra, bác sĩ còn đồng hành cùng người bệnh trong suốt quá trình niềng răng, hướng dẫn cặn kẽ và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
Dưới đây là những trường hợp chỉnh nha thành công tại Elite Dental:
Qua những thông tin trên có thể thấy, dây cung niềng răng đóng vai trò quan trọng trong chỉnh nha mắc cài, giúp hỗ trợ điều chỉnh các sai lệch, giúp lấy lại hàm răng thẳng đều và nụ cười tự tin. Nhưng nếu bạn mong muốn trải nghiệm kỹ thuật chỉnh nha có tính thẩm mỹ cao hơn thì niềng răng Invisalign là một gợi ý mà bạn có thể cân nhắc.
Xem thêm: > Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Lưu ý gì khi sử dụng? > Siết răng khi niềng diễn ra như thế nào? > Thun liên hàm là gì?