Niềng răng có làm răng yếu không? Cách ngừa răng yếu khi niềng

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tùng
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Niềng răng là phương pháp khôi phục thẩm mỹ răng miệng hiệu quả trong các trường hợp sai lệch về khớp cắn hay vị trí răng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người cảm thấy lo lắng việc niềng răng sẽ làm răng yếu hơn. Vậy thực hư là như thế nào? Niềng răng có làm răng yếu đi không? Cùng Elite Dental tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Niềng răng xong có làm răng yếu đi không?

Niềng răng là phương pháp sử dụng lực tác động từ các khí cụ chỉnh nha (dây cung – mắc cài hoặc khay trong suốt) để di chuyển răng về đúng vị trí, khắc phục các tình trạng hô móm, răng chen chúc, răng thưa, răng mọc lệch. Niềng răng không can thiệp sâu vào cấu trúc của răng hay làm tổn thương đến mô nướu xung quanh.

Do vậy, với câu hỏi “niềng răng có làm răng yếu đi không?”, đáp án là KHÔNG. Niềng răng xong không làm răng bị yếu đi nếu thực hiện đúng kỹ thuật bởi các bác sĩ chỉnh nha có tay nghề cao. Qua đó, quá trình chỉnh nha cũng được đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả toàn diện về thẩm mỹ, khớp cắn và khôi phục nụ cười hoàn mỹ, khỏe mạnh cho bạn.

Có thể bạn quan tâm:
> Niềng răng thẩm mỹ gồm phương pháp nào? Giá bao nhiêu?
> 6 tác dụng của niềng răng cho răng đều đẹp, chắc khỏe

Hiệu quả của niềng răng trong suốt

Hiệu quả của niềng răng trong suốt với cắn sâu
Niềng răng đã chữa khỏi bệnh lý đau khớp thái dương hàm, vậy thì niềng răng có thể làm răng yếu đi được không?
Điều trị bởi bác sĩ giỏi giúp răng đẹp hơn
Nếu chỉnh nha đúng kỹ thuật, được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao sẽ mang lại hàm răng thẳng đều khỏe mạnh.

2. Vì sao có trường hợp răng bị yếu sau khi niềng?

Tuy niềng răng không làm răng bị yếu đi, nhưng vẫn có một số trường hợp gặp phải tình trạng răng yếu sau khi chỉnh nha. Theo bác sĩ Đỗ Quỳnh Như (Bác sĩ điều trị chỉnh nha chuyên sâu tại Elite Dental), răng yếu sau khi niềng có thể do 5 nguyên nhân sau đây:

2.1. Bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm

Bác sĩ có trình độ và chuyên môn chưa vững vàng khiến cho quá trình chẩn đoán và lập phác đồ trị răng bị sai lệch. Điều này dẫn đến việc tính toán lực tác động lên răng không chính xác, lực quá mạnh sẽ làm răng bị lung lay và dễ gãy rụng, còn lực quá yếu thì răng di chuyển chậm, không về đúng vị trí. Chưa kể, việc điều chỉnh lực kéo và dây chun quá sớm khi răng chỉ mới di chuyển có thể tác động xấu đến xương hàm, nghiêm trọng hơn là gây tiêu xương hàm

2.2. Các bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…nếu không được bác sĩ kiểm tra cẩn thận và chữa trị dứt điểm sẽ khiến cho phần chân răng bị tổn thương hoặc nướu không bám chặt vào chân răng. Khi chỉnh nha, không chỉ mang lại hiệu quả điều trị kém mà còn làm cho răng trở nên yếu hơn.

2.3. Tiêu biến chân răng 

Nếu chỉnh nha sai cách, các khí cụ sẽ đè mạnh lên mạch máu của răng và có thể làm tiêu biến đi một lượng nhỏ xương ở chân răng. Đối với những người có chân răng ngắn (do di truyền), quá trình tiêu chân răng này diễn ra nhanh hơn, khiến cho răng yếu và trở nên kém chắc chắn.

Xem thêm:  Còn chân răng có bị tiêu xương không? Giải đáp chi tiết

Nhiều khách hàng thắc mắc còn chân răng có bị tiêu xương không, vì cho rằng chân răng còn sẽ không ảnh hưởng đến xương hàm nên không thực hiện điều trị. Trong bài viết dưới đây, TS - BS Trần Hùng Lâm - Giám đốc chuyên môn của Nha…

Tiêu biến chân răng khiến răng bị yếu đi sau khi niềng
Tiêu biến chân răng là một trong những lý do khiến răng bị yếu đi sau khi niềng.

2.4. Tiêu xương răng

Dưới sự tác động lực của khí cụ chỉnh nha, để chân răng di chuyển về đúng vị trí thì một phần nhỏ xương hàm sẽ bị tiêu biến. Lúc này, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra tế bào xương để bù vào, nhưng ở một số người có tốc độ tái tạo xương chậm sẽ dễ bị yếu răng sau khi niềng hơn những người khác.

2.5. Chăm sóc răng miệng sai cách

Trong thời gian niềng răng, nếu bạn không chú ý làm sạch răng miệng cẩn thận, ăn uống không đủ chất hoặc không hạn chế một số món ăn dai cứng cũng có thể tác động xấu đến sự cứng chắc của răng, làm cho răng yếu đi khi tháo niềng.

Bài viết liên quan: 6 thói quen sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng

Nhận diện 4 dấu hiệu răng bị yếu đi sau khi chỉnh nha

Dưới đây là 4 biểu hiện của răng yếu mà bạn cần biết:

Tụt nướu: Phần nướu bị tụt xuống sâu làm lộ chân răng, thường gặp ở hàm răng dưới và răng nanh. 

Răng nhạy cảm: Răng bị mòn men răng, phần ngà răng không được bảo vệ sẽ gây cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

Sai khớp cắn: Khớp cắn sai lệch (hô móm, cắn chéo, cắn đối đầu, cắn hở…) làm giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

Răng dễ gặp phải các bệnh lý răng miệng: Răng yếu dễ mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

3. Cách xử lý nếu răng yếu sau niềng

Nếu bạn bị yếu răng sau khi niềng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp, sớm khôi phục sức khỏe răng miệng. Tránh để răng bị yếu quá lâu, không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, nguy hiểm hơn là dẫn đến mất răng.

4. Cách phòng ngừa răng bị yếu khi niềng răng

Để ngăn ngừa tình trạng răng yếu đi sau khi niềng, bạn hãy chú ý đến 5 điều sau:

4.1. Chọn phương pháp niềng răng phù hợp

Hiện nay có các phương pháp chỉnh nha phổ biến là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự động (kim loại và sứ), niềng răng trong suốt Invisalign. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, tùy vào tình trạng răng và nhu cầu cá nhân mà bạn chọn loại phù hợp. Để việc lựa chọn chính xác hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết, đảm bảo chỉnh nha an toàn và hiệu quả cao.

Xem thêm: Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài? Đâu là phương pháp tối ưu?
Niềng răng phù hợp làm giảm nguy cơ răng yếu
Phương pháp niềng răng phù hợp giúp làm giảm nguy cơ răng yếu sau chỉnh nha.

4.2. Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín

Để một ca chỉnh nha thành công, tay nghề bác sĩ là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần lưu ý. Địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy với bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và có đầu tư thiết bị máy móc hiện đại sẽ mang lại hiệu quả chỉnh nha toàn diện và sự đảm bảo cho sức khỏe của khách hàng.

Nha khoa Elite Dental – Lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi có nhu cầu chỉnh nha

Elite Dental là trung tâm chỉnh nha chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao, trên 10 năm kinh nghiệm niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Với sự phát triển cả hai phương pháp chỉnh nha, Elite Dental đã điều trị thành công cho rất nhiều ca niềng răng, hiệu quả toàn diện ở cả khớp cắn và thẩm mỹ gương mặt, mang đến khởi đầu mới cho một nụ cười hoàn hảo.

Đội ngũ bác sĩ tại Elite Dental
Đội ngũ bác sĩ chỉnh nha tại Elite Dental không chỉ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, mà còn thấu hiểu tâm lý của người bệnh.

Hơn nữa, Elite Dental còn chú trọng đầu tư nhiều trang thiết bị tân tiến, hỗ trợ chỉnh nha hiệu quả tối ưu như máy chụp phim Sirona, máy scan lấy dấu răng 3D Trios, phòng vô trùng, phần mềm mô phỏng chỉnh nha trong suốt Clincheck. Chưa hết, khi đến Elite Dental, khách hàng còn được xem các ca niềng răng tương tự để hiểu rõ về quá trình chỉnh nha của mình và có sự chuẩn bị tốt hơn.
Xem ngay bảng giá niềng răng mới nhất tại Elite Dental ở đây!

4.3. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trong quá trình niềng răng, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, chẳng hạn như làm sạch kẽ răng với máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa, đánh răng 2 lần/ngày, dùng nước súc miệng và lấy cao răng định kỳ. Nhờ vậy mà cả răng và nướu đều khỏe mạnh, hạn chế răng bị yếu sau khi chỉnh nha.

Bài viết liên quan: Cách vệ sinh răng niềng hiệu quả, bạn đã biết chưa?

4.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn các món ăn mềm và đã được cắt nhỏ. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm dai cứng để không tác động mạnh lên răng gây lệch hướng di chuyển và đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm: Người mới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?  

4.5. Khám răng định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ

Khi chỉnh nha, bạn đừng quên tái khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng di chuyển và sức khỏe của răng miệng. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ nhanh chóng xử lý để không làm gián đoạn đến quá trình niềng răng. 

Qua bài viết trên, hẳn là bạn đã có đáp án cho câu hỏi “niềng răng có làm răng yếu đi không?” rồi. Để chỉnh nha hiệu quả, không bị yếu răng, bạn hãy chú ý chọn phương pháp niềng răng phù hợp, địa chỉ nha khoa uy tín, chăm sóc răng miệng và sức khỏe đúng cách cũng như khám răng định kỳ nhé.

Xem thêm bài viết:
> Những dấu hiệu khi mới niềng răng và khi nào là bất thường?
> Răng yếu có niềng được không? Giải đáp từ bác sĩ
> Tác hại của niềng răng sai cách - Chớ nên bỏ qua
> Niềng răng có giảm cân không? Liệu có ảnh hưởng sức khỏe?

Bài cùng chuyên mục