Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất?

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như
Bác sĩ điều trị Chỉnh nha chuyên sâu

Nhiều người thắc mắc liệu niềng răng có đau không, khiến họ ngần ngại thực hiện dù muốn cải thiện thẩm mỹ nụ cười. Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như, tốt nghiệp loại ưu chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP.HCM, hiện là bác sĩ giỏi của đội ngũ chỉnh nha Elite Dental và Ủy viên BCH Hiệp hội Chỉnh hình Răng Mặt TP.HCM, sẽ giải đáp câu hỏi này.

1. Niềng răng có đau không?

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ giúp khắc phục các khuyết điểm của răng, mang lại hàm răng đều đặn, thẳng hàng và chuẩn khớp cắn. Trong quá trình niềng răng, các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt được sử dụng để điều chỉnh và di chuyển răng, không gây xâm lấn đến xương hàm hay mô nướu. Vì thế, thường không gây ra cảm giác đau kinh khủng, ngoại trừ một số trường hợp cần tiểu phẫu như mọc răng ngầm.

Với câu hỏi “Niềng răng có đau không?”, mức độ đau khi niềng răng chỉ là sự căng tức và ê buốt do lực tác động của các khí cụ nhằm dịch chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm. Cảm giác khó chịu này thường xuất hiện trong vài ngày đầu và sẽ giảm dần khi răng đã quen với lực kéo.

Niềng răng có đau không?
Niềng răng có đau không? Phương pháp chỉnh nha này không gây đau như nhiều người vẫn nghĩ, mà sẽ hỗ trợ khớp cắn sai lệch về đúng chuẩn, răng hai hàm trên – dưới thẳng hàng, đều và đẹp.

2. Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?

Toàn bộ quá trình niềng răng bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có mức độ đau khác nhau:

2.1. Giai đoạn điều trị tổng quát

Để đảm bảo hàm răng khỏe mạnh trước khi niềng, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và điều trị các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, trám răng. Sau điều trị, bạn có thể cảm thấy ê nhức, đau hoặc chảy máu; nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi nếu chăm sóc răng kỹ lưỡng.

2.2. Giai đoạn gắn thun tách kẽ răng

Thun tách kẽ có độ dày khoảng 2mm, được đặt vào kẽ răng khoảng 5-7 ngày để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Nhiều khách hàng chia sẻ sau khi đặt thun xong sẽ có cảm giác hơi ê răng, cộm, khó chịu hoặc đau khi ăn nhai và bị vướng thức ăn vào kẽ răng. Nhưng cảm giác này thường chỉ kéo dài vài ngày, sau đó giảm dần và biến mất.

Xem thêm:  Đặt thun tách kẽ răng làm gì? Những điều nên lưu ý

Đặt thun tách kẽ là thủ thuật phổ biến trong nha khoa, đóng vai trò như một “bước đệm” hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha về sau. Vậy thun tách kẽ răng là gì? Có tác dụng thế nào? Cùng Elite Dental tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề…

2.3. Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Những ngày đầu tiên đeo mắc cài sẽ có những bạn cảm thấy thích thú nhưng cũng có người lo lắng niềng răng gây đau. Đa phần, khi mới gắn mắc cài và dây cung, vùng môi má có thể bị cọ sát, vướng víu, cộm và tê nhức lúc nhai hoặc giao tiếp, do chưa quen với lực kéo của dây cung. Nhưng chỉ sau 1 – 2 tuần, bạn sẽ làm quen với việc đeo mắc cài và ăn nhai cũng trở nên thoải mái hơn.

Thời gian đầu đeo mắc cài do chưa quen với lực kéo nên bạn có thể thấy cộm, vướng víu, khó chịu lúc ăn nhai, giao tiếp.

2.4. Giai đoạn nhổ răng để tạo khoảng cách cho răng dịch chuyển

Rất nhiều người lo lắng niềng răng có đau không, nhất là giai đoạn nhổ răng để tạo khoảng trống sắp đều răng hoặc giảm , móm… Tuy nhiên, cảm giác sưng đau sau khi nhổ không quá khủng khiếp, chỉ kéo dài 3-5 ngày tại vị trí thực hiện.

Bài viết xem nhiều:
> Niềng răng có phải nhổ răng không?
> Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?
> Có nên nhổ răng số 4, số 5 để niềng không?

2.5. Giai đoạn siết răng định kỳ

Khoảng 4 – 6 tuần bạn cần tái khám để các bác sĩ kiểm tra, thay dây cung và tiến hành siết răng nhằm giúp răng dịch chuyển đến vị trí như dự định ban đầu. Mặc dù việc điều chỉnh lực kéo này chỉ gây ra cảm giác hơi tê buốt, nhưng bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng các loại đồ ăn mềm như cháo, súp và tránh thực phẩm dai, cứng vì sẽ làm bạn đau hơn.

Xem thêm:  Mới niềng răng nên ăn gì và nên kiêng gì?

Thông thường sau khi kết thúc niềng răng, các bác sĩ tại Elite Dental sẽ tư vấn kỹ càng về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Vậy bạn có muốn biết người mới niềng răng nên ăn gì và kiêng gì không? Bài viết hôm…

2.6. Kết luận: Niềng răng khi nào đau nhất?

Nhìn chung, niềng răng đau nhất là ở giai đoạn gắn mắc cài. Nguyên nhân do lúc này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ nên có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ. Tuy nhiên, mức độ đau này sẽ nhanh chóng giảm dần, phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng răng, và ngưỡng chịu đau của mỗi người, nên bạn không cần quá lo lắng.

Các bài đăng trên mạng xã hội về niềng răng “đau kinh khủng” thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Những trường hợp chỉnh nha trước đây khi kỹ thuật niềng răng còn hạn chế và trang thiết bị thô sơ, bác sĩ thường sử dụng dây cung to và tác động mạnh, đặc biệt là những sợi dây cung đầu tiên khiến răng xoay nhiều gây đau và khó chịu.
  • Địa chỉ niềng răng không uy tín, chi phí quá rẻ, không cập nhật các trang thiết bị hiện đại, tay nghề bác sĩ không tốt… cũng có thể khiến bạn chịu đựng những cơn đau nhức không mong muốn.

Để giảm thiểu rủi ro và đau nhức khi chỉnh nha, tốt nhất bạn nên chọn phòng khám nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và đã thực hành thành công trên nhiều ca niềng răng. Đồng thời, phòng khám được trang bị đầy đủ trang thiết bị và máy móc tiên tiến sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chỉnh nha của bạn.

3. Nên làm gì để niềng răng ít đau?

Thông thường, khách hàng sẽ cảm thấy ít đau khi niềng răng nếu đảm bảo được 4 yếu tố:

3.1. Nền xương răng của bệnh nhân chắc khỏe

Một nền xương răng chắc chắn và khỏe mạnh giúp bạn giảm thiểu cảm giác đau và khó chịu trong quá trình niềng răng. Đau nhức thường xảy ra khi nền xương răng yếu và không chịu được áp lực từ lực kéo khi niềng.

Xem thêm:  Răng yếu có niềng được không? Giải đáp từ bác sĩ

Niềng răng là cả một quá trình tác động lực kéo để dịch chuyển răng về đúng khớp cắn. Tuy nhiên điều này khiến không ít người băn khoăn liệu răng yếu có niềng được không? Hoặc nếu niềng được thì nên chọn phương pháp nào cho phù hợp với…

3.2. Bác sĩ giỏi chuyên môn và tâm lý

Lựa chọn bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm và giàu tâm lý là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ hiểu rõ tình trạng và mức độ chịu đau của từng bệnh nhân, từ đó đề ra lộ trình phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất và giảm thiểu đau đớn.

3.3. Sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại

Phòng khám được trang bị các thiết bị hiện đại như công nghệ scan răng 3D Trios, phần mềm Clincheck, máy chụp phim Sirona (Đức)… sẽ giúp quá trình niềng răng an toàn và hiệu quả hơn. Trái lại, các cơ sở kém chất lượng với trang thiết bị lạc hậu có thể gây ra nhiều đau đớn không mong muốn trong quá trình điều trị.

3.4. Phương pháp niềng răng phù hợp

Mức độ đau khi niềng răng cũng phụ thuộc vào phương pháp bạn chọn. Chẳng hạn các loại mắc cài tự buộc có khả năng phân bổ lực kéo chính xác nên giảm thiểu cảm giác đau hơn so với các loại mắc cài truyền thống có dây thun cố định (do dây chun phải co kéo nhiều trong rãnh mắc cài gây ra lực ma sát làm đau răng).

Đi cùng xu hướng thời đại hiện nay, niềng răng không còn là trải nghiệm vướng víu, khó chịu mà đã trở nên tinh tế nhẹ nhàng hơn với niềng răng trong suốt cho mọi độ tuổi. Thay vì sử dụng dây cung và mắc cài như cách truyền thống, phương pháp chỉnh nha này sử dụng một chuỗi các khay niềng răng trong suốt được làm từ chất liệu nhựa sinh học đặc biệt, an toàn, thiết kế cá nhân hóa theo khuôn răng của mỗi người, dễ dàng tháo lắp mà vẫn đảm bảo hiệu quả dịch chuyển răng tối ưu.

Tham khảo các phương pháp niềng răng hiện nay:
> Niềng răng mắc cài kim loại
> Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
> Niềng răng mắc cài sứ
> Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
> Niềng răng tháo lắp

Niềng răng trong suốt có đau không?

Niềng răng trong suốt có thể gây ra cảm giác đau nhẹ, đặc biệt trong những ngày đầu hoặc khi thay khay niềng mới. Tuy nhiên, cảm giác này thường không kéo dài và sẽ giảm dần khi bạn quen với khay niềng. Đặc biệt, phương pháp sử dụng khay nhựa dẻo được cá nhân hóa cho từng người để ôm sát răng, tạo lực tác động nhẹ nhàng hơn so với niềng truyền thống.

> Xem chi tiết: TẠI ĐÂY.

Cũng cần lưu ý thêm các khay niềng răng trong suốt chỉ cung cấp công nghệ di chuyển răng theo kế hoạch từ bác sĩ và bác sĩ chỉnh nha sẽ là người quyết định kết quả điều trị cuối cùng. Chính vì vậy, bạn cần chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu để lập được kế hoạch chỉnh nha toàn diện, đảm bảo cho nụ cười rạng ngời, khớp cắn chuẩn và thẩm mỹ hài hòa.

4. Trải nghiệm hành trình niềng răng trong suốt thoải mái, nhẹ nhàng cùng Elite Dental

Tại Elite Dental, đội ngũ bác sĩ đã thực hành điều trị song song chỉnh nha 12 năm điều trị mắc cài và hơn 11 năm điều trị với Invisalign tính đến 2024. Cùng với đó, Elite Dental còn có cơ sở vật chất hiện đại, trang bị hệ thống Máy chụp phim Sirona (Đức), Ghế điều trị Belmont (Nhật Bản), Công nghệ scan răng 3D Trios…

Đặc biệt, phòng khám hoạt động theo mô hình “ALL IN 1 CLINIC”, giúp khách hàng thực hiện các bước như thăm khám, xét nghiệm, điều trị… ngay tại cùng một cơ sở mà không cần di chuyển nhiều.

Trải nghiệm niềng răng trong suốt với Invisalign tại Elite Dental vô cùng thoải mái, nhẹ nhàng mà lại đạt được kết quả cuối cùng toàn diện với nụ cười tươi rạng rỡ.

Không có hàm răng xấu, chỉ có hàm răng chưa được Elite Dental chỉnh nha với Invisalign. Ngay hôm nay, để được trải nghiệm hành trình niềng răng Invisalign an toàn với kết quả nụ cười hoàn thiện, bền vững thì bạn hãy an tâm tin tưởng đồng hành cùng đội ngũ bác sĩ chỉnh nha của Elite.

Đội ngũ nữ bác sĩ chỉnh nha tại Elite
Các bác sĩ chỉnh nha tại Elite không chỉ tư vấn toàn diện, mà còn đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho hành trình niềng răng thoải mái, nhẹ nhàng và đạt kết quả nụ cười hoàn mỹ.

5. Cách giảm đau nhức, khó chịu sau khi niềng răng

Để giảm bớt đau nhức khi niềng răng, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Súc nước muối để giảm đau và sát khuẩn, đặc biệt khi có vết loét do cọ xát với mắc cài.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối sinh lý.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát cơn đau nhanh chóng.
  • Ăn các món mềm như cháo, súp, và tránh đồ quá nóng, lạnh hoặc cứng.
  • Đặt sáp nha khoa lên các vị trí mắc cài dễ gây khó chịu như má, nướu, môi,… nhằm hạn chế cảm giác khó chịu, vướng víu do cọ xát với dây mắc.
Xem thêm:  Điểm danh 10 cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả

Nhiều người muốn niềng răng để “đánh thức” nụ cười đều đẹp, khỏe mạnh nhưng không khỏi lo lắng tình trạng đau nhức khó chịu khi điều trị. Trên thực tế, cảm giác ê đau này là một phản ứng bình thường, chỉ ra xảy ra trong giai đoạn đầu…

Trên đây là thông tin giải đáp niềng răng có đau không từ bác sĩ chuyên môn. Có thể nói, hành trình niềng răng có thể kéo dài đến nhiều năm. Do đó, để niềng răng không đau và có những trải nghiệm thoải mái nhất, bạn nên “Chọn mặt gửi vàng – Chọn nha khoa uy tín – Chọn bác sĩ chỉnh nha dồi dào kinh nghiệm”. 

Ngay hôm nay, hãy liên hệ với Elite Dental để cập nhật bảng giá niềng răng mới nhất cùng những chương trình ưu đãi hấp dẫn hoặc tư vấn đặt hẹn nhanh nhất.

Tham khảo thêm:
> Niềng răng có hôn được không?
> Cách vệ sinh răng khi đang niềng
> Có nên niềng răng không? Yếu tố nào quyết định?

Bài Viết Liên Quan