Gắn mắc cài là bước cực kỳ quan trọng khởi đầu cho quá trình niềng răng mắc cài. Vậy gắn mắc cài mang lại lợi ích gì, cách thực hiện và lưu ý cần thiết? Tất cả được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Lợi ích khi gắn mắc cài chỉnh nha
- 2. Điều kiện để thực hiện gắn mắc cài chỉnh nha
- 3. Gắn mắc cài niềng răng ở vị tri nào?
- 4. Quy trình gắn mắc cài diễn ra như thế nào?
- 5. Gắn mắc cài khi niềng răng có mất nhiều thời gian không?
- 6. Gắn mắc cài có đau không? Làm thế nào để giảm đau?
- 7. Một số điều cần lưu ý sau khi gắn mắc cài chỉnh nha
- 8. Một số hỏi thường gặp về kỹ thuật gắn mắc cài
1. Lợi ích khi gắn mắc cài chỉnh nha
Gắn mắc cài là kỹ thuật sử dụng khí cụ mắc cài bằng kim loại, sứ hoặc pha lê cố định trên thân răng ở mặt trước hoặc mặt sau (tùy theo phương pháp). Theo đó, các mắc cài được sắp xếp thẳng hàng trên cung răng giúp nâng đỡ dây cung trong suốt quá trình chỉnh nha, đồng thời tạo ra lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Các bài viết liên quan: > Niềng răng mắc cài là gì? > Niềng răng mắc cài mặt trong và thông tin cần biết > Niềng răng mắc cài sứ có tốt không, giá bao nhiêu? > Nên niềng răng mắc cài sứ hay kim loại là tốt nhất?
2. Điều kiện để thực hiện gắn mắc cài chỉnh nha
Khi thực hiện gắn mắc cài, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đảm bảo răng được vệ sinh sạch sẽ, vị trí gắn mắc cài không bám cặn bẩn hay dính nước bọt.
- Keo gắn mắc cài phải có chất lượng tốt để cố định mắc cài trong suốt quá trình niềng răng, đảm bảo mắc cài có độ chắc chắn ngay cả khi có lực tác động hoặc nắn chỉnh mắc cài.
- Ưu tiên chọn vật liệu làm mắc cài phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính, đồng thời lưu ý đến hình dáng và bề mặt của khung mắc cài.
3. Gắn mắc cài niềng răng ở vị tri nào?
Theo tiêu chuẩn niềng răng hiện nay, vị trí gắn mắc cài không nhất thiết phải ở giữa răng mà có thể cao hơn nhằm tạo ra cung tròn lý tưởng, giúp nụ cười tự nhiên và đẹp hơn.
Ngoài ra, cũng phải tùy vào tình trạng, kích thước răng của mỗi người mà có thể xác định vị trí gắn mắc cài chính xác. Theo đó, bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào sơ đồ vị trí mắc cài kết hợp sử dụng thước đo để đảm bảo vị trí gắn mắc cài chuẩn nhất:
- Đối với vùng răng cửa: Thước đo đặt một góc vuông 90 độ so với mặt răng.
- Đối với vùng răng nanh và răng hàm nhỏ: Thước đo đặt song song với mặt phẳng nhai.
- Đối với vùng răng hàm lớn: Thước đo đặt song song với mặt nhai của từng răng.
4. Quy trình gắn mắc cài diễn ra như thế nào?
Trước khi thực hiện gắn mắc cài, bác sĩ phải chuẩn bị sơ đồ và thông số gắn mắc cài phù hợp. Cụ thể, các thông số gắn mắc cài nằm trong khoảng 2 – 6mm so với đường viền nướu răng. Đồng thời, sơ đồ gắn mắc cài được xây dựng dựa trên tình trạng răng và khớp cắn thực tế của khách hàng:
- Trường hợp cần nhổ 4 răng nhỏ thứ nhất hoặc thứ hai, có thể áp dụng sơ đồ gắn mắc cài biến thể nhằm đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa chiều dọc gờ bên của răng nanh và răng hàm.
- Trường hợp cần nhổ 4 răng lớn vẫn có thể sử dụng sơ đồ gắn mắc cài biến thể nhưng cần đảm bảo sự tương quan giữa chiều dọc gờ bên của hai răng hàm lớn.
- Đối với răng cửa bị xoay, cần gắn mắc cài xoay nhẹ để kiểm soát hiệu quả lực xoay răng.
- Đối với răng mẻ hoặc mòn, thay vì dùng thước hoặc sơ đồ không mang đến hiệu quả, nên điều chỉnh vị trí mắc cài hợp lý.
Sau đó, bác sĩ tiến hành quy trình gắn mắc cài tiêu chuẩn với các bước sau:
- Bước 1: Đánh bóng nhẹ lên bề mặt răng chuẩn bị gắn mắc cài.
- Bước 2: Làm khô răng và bôi chất keo nha khoa đặc biệt lên bề mặt răng có tác dụng giữ mắc cài.
- Bước 3: Đặt mắc cài lên răng vào đúng vị trí và đợi keo cứng lại.
- Bước 4: Đặt dây cung lên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.
5. Gắn mắc cài khi niềng răng có mất nhiều thời gian không?
Quá trình gắn khí cụ mắc cài trên răng tương đối nhanh, thường dao động khoảng 30 – 45 phút (một hàm) và 60 – 45 phút (hai hàm) nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Tuy nhiên, thời gian gắn mắc cài ở mỗi người sẽ có sự chênh lệch nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ răng lệch lạc, quá trình làm sạch bề mặt răng, tay nghề của bác sĩ,…
6. Gắn mắc cài có đau không? Làm thế nào để giảm đau?
Trong suốt quá trình gắn khí cụ mắc cài thì khách hàng không cảm thấy quá đau, chỉ có cảm giác vướng víu khó chịu do môi, má bị đẩy ra ngoài nhiều hơn so với bình thường. Tình trạng có thể tự hết sau 3 – 5 ngày nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức độ đau nhiều hơn thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp giảm thiểu cảm giác khó chịu. Trong đó có thể kể đến một số cách giảm đau khi gắn mắc cài như:
- Sử dụng nước muối súc miệng giúp diệt khuẩn tại các vị trí có vết loét do cọ xát với mắc cài, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh.
- Chườm đá vào phần má tương ứng với vị trí gây đau nhằm làm dịu cơn đau.
- Bôi sáp nha khoa lên các phần góc cạnh của mắc cài có thể gây tổn thương các mô trong miệng.
7. Một số điều cần lưu ý sau khi gắn mắc cài chỉnh nha
Sau khi gắn mắc cài niềng răng, bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng:
7.1. Vệ sinh răng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và mau chóng có kết quả. Đồng thời còn bảo vệ sức khỏe răng miệng tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…
Vì thế, khách hàng cần đánh răng thường xuyên nhằm loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng và mắc cài. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch súc miệng cũng mang đến hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, phòng ngừa tình trạng hôi miệng. Đồng thời, sau khi gắn mắc cài, bạn cũng cần sử dụng chỉ nha khoa để thức ăn thừa không bám vào kẽ răng, ngăn ngừa tình trạng viêm lợi do vệ sinh răng không sạch sẽ.
Xem thêm: Chia sẻ cách vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng
7.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Trong tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài, khách hàng chỉnh nha nên ăn các món mềm, dễ nhai như cháo, súp, đồ luộc,… Sau 1 tuần, để đảm bảo không ảnh hưởng đến mắc cài, bạn cần tránh ăn thức ăn cứng dai như kẹo cứng, sụn sườn,… Với hoa quả, có thể ép nước uống, cắt nhỏ hoặc xay sinh tố. Ngoài ra, cũng nên hạn chế ăn đồ ngọt, có nhiều đường để tránh tình trạng sâu răng.
Có thể bạn quan tâm: > Những món ăn cho người niềng răng theo thực đơn 7 ngày > Người mới niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
7.3. Hạn chế thói quen xấu
Bên cạnh chú ý ăn uống phù hợp, người niềng răng nên hạn chế các thói quen xấu như nhai đá, cắn môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,… để tránh việc bị bung mắc cài, làm cản trở quá trình niềng răng.
7.4. Không hút thuốc lá sau khi gắn mắc cài
Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe toàn cơ thể, bao gồm cả răng miệng. Thành phần gây hại trong thuốc lá làm răng ố vàng, nhiễm màu nghiêm trọng, đồng thời tăng nguy cơ viêm nha chu khi niềng răng.
8. Một số hỏi thường gặp về kỹ thuật gắn mắc cài
Sau đây là lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp về kỹ thuật quá trình gắn mắc cài chỉnh nha:
8.1. Gắn khâu bao lâu thì được gắn mắc cài?
Khâu niềng răng (còn gọi là band niềng răng) là một vòng kim loại nhỏ được thiết kế vừa khít với thân răng, được đặt vào vị trí răng hàm số 6 và 7. Gắn khâu niềng vào răng nhằm tạo điểm neo vững chắc cho hệ thống mắc cài, hạn chế tình trạng bung mắc cài và hỗ trợ tạo lực di chuyển răng nhanh chóng. Tuy nhiên, gắn khâu chỉ áp dụng cho trường hợp thân răng ngắn khó giữ mắc cài hoặc các ca chỉnh nha phức tạp.
Thông thường, sau khi gắn khâu từ 1 – 2 tháng thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài.
8.2. Tại sao phải gắn mắc cài trước khi nhổ răng?
Với các trường hợp răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, chen chúc, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khi chỉnh nha. Việc đeo mắc cài trước khi nhổ răng giúp bác sĩ quan sát được quá trình điều chỉnh vị trí của răng vào thời gian ban đầu, từ đó xác định chính xác số lượng răng cần nhổ. Đồng thời sau thời gian răng bị dịch chuyển, chân răng sẽ yếu dần nên dễ nhổ và ít gây đau nhức cho khách hàng hơn.
Vậy gắn mắc cài bao lâu thì nhổ răng là phù hợp? Câu trả lời là khoảng 1 -2 tháng.
8.3. Mắc cài bị bung phải làm sao?
Để xử lý tốt trường hợp bung mắc cài, đầu tiên bạn cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng. Nếu mắc cài bị rơi hẳn ra ngoài, bạn nên cất gọn chúng vào hộp để bác sĩ gắn lại. Nếu mắc cài bị bung, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định mắc cài, sau đó đến nha khoa xử lý càng sớm càng tốt.
Hy vọng thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật gắn mắc cài khi chỉnh nha. Mặc dù đây là một bước đơn giản nhưng nếu bác sĩ phụ trách tay nghề kém, không có chuyên môn vững vàng thì có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. Do đó, hãy tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ niềng răng tay nghề cao để có được kết quả chỉnh nha tốt nhất.
Nha khoa Elite Dental
Địa chỉ chỉnh nha chất lượng được khách hàng tin chọn hàng đầu
Elite Dental tự hào là địa chỉ nha khoa chuyên sâu hàng đầu với hành trình hoàn thành hàng trăm ca chỉnh nha đạt kết quả toàn diện về thẩm mỹ khuôn mặt, khớp cắn chuẩn cho khách hàng. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao với 10 năm kinh nghiệm niềng răng đưa ra lộ trình niềng chuẩn xác, cùng tay nghề vững vàng giúp quá trình gắn mắc cài diễn ra êm ái, nhẹ nhàng. Đồng thời, trong suốt quá trình niềng răng cần nhiều thời gian và kiên nhẫn, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm vì luôn có sự đồng hành của bác sĩ theo dõi sát sao tình hình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.
Song song đó, Elite Dental còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại như máy chụp phim Sirona, máy scan lấy dấu răng 3D Trios, phần mềm mô phỏng chỉnh nha trong suốt Clincheck.,… hỗ trợ chỉnh nha an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
>> Xem ngay bảng giá niềng răng mới nhất tại Elite Dental TẠI ĐÂY!