Thở bằng miệng cả ngày hoặc khi ngủ là thói quen gặp ở cả người lớn và trẻ em, dẫn đến nhiều tác hại không ngờ. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tình trạng này nếu không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.
Mục lục
1. Đặc điểm nhận biết thói quen thở bằng miệng
Những người thở bằng miệng (kể cả người lớn và trẻ em) thường có các biểu hiện sau đây:
- 2 môi cách xa nhau, miệng ở tư thế mở, môi hở lộ răng.
- Các răng cửa dưới cụp vào trong.
- Thở sâu nhưng không thấy cánh mũi di động.
- Nói giọng mũi.
- Môi khô nứt nẻ.
- Giọng nói khàn.
- Ngáy to (thường gặp ở người lớn).
- Ngủ không ngon, thường xuyên mệt mỏi, dễ quấy khóc (đối với trẻ nhỏ).
- Viêm lợi, có nhiều đốm sâu răng, hôi miệng.
2. Vì sao nhiều người thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi?
Thói quen thở bằng miệng được hình thành do những nguyên nhân sau đây:
Khối viêm Amidan lớn:
Khi bị viêm, amidan luôn trong tình trạng đỏ ửng và sưng to, chèn ép cuống họng, gây khó thở. Theo đó, người bệnh thường có xu hướng thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Viêm mũi dị ứng:
Đây là tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích bởi các tác nhân dị ứng từ môi trường (phấn hoa, khói bụi, hóa chất,…) dẫn đến tiết và ứ dịch, gây nghẹt mũi, khiến người bệnh phải thường xuyên thở bằng miệng.
Viêm xoang:
Bệnh lý xảy ra khi có sự xâm nhập của vi khuẩn khiến lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang mũi bị viêm. Người bệnh viêm xoang thường bị nghẹt mũi, luôn có cảm giác khó thở ở một hoặc cả hai bên mũi, khiến họ phải thở bằng miệng.
Vẹo vách ngăn mũi:
Đây là hiện tượng vách ngăn giữa mũi bị lệch sang một bên, khiến cho khoang mũi nhỏ hơn, thường xuyên gây nghẹt mũi một bên hoặc hai bên mũi, dẫn đến thở bằng miệng kéo dài.
Cảm lạnh:
Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp, xảy ra do cơ thể bị nhiễm virus. Triệu chứng của bệnh là sổ mũi, nghẹt mũi nên thường gây khó khăn khi thở bằng mũi và người bệnh thích nghi với việc đó bằng cách là chuyển qua thở bằng miệng.
Các nguyên nhân khác:
Polyp mũi, hen suyễn, dị tật sứt môi, hở hàm ếch, căng thẳng quá mức,… khiến nhiều người hình thành thói quen thở bằng miệng.
3. Một số tác hại nếu thở bằng miệng
Thông thường, thở bằng miệng cần thiết trong trường hợp mũi bị nghẹt do cảm lạnh hoặc dị ứng thời gian ngắn. Hoặc khi lao động nặng hay tập thể dục quá sức thì việc thở bằng miệng giúp vận chuyển oxy đến các cơ bắp nhanh hơn. Còn nếu ngay trong trạng thái bình thường như đi ngủ, nghỉ ngơi mà vẫn thở bằng miệng thì có thể gây nhiều bất lợi cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
Lệch khớp cắn:
Khi thở miệng, lưỡi sẽ hạ xuống dưới chứ không đặt lên vòm họng, để mở rộng đường thở khoang miệng hơn. Khi đặt sai tư thế lưỡi trong thời gian dài, hàm trên bị hẹp dần. Cung hàm trên thu hẹp làm cho răng mọc lệch lạc chen chúc, nhọn, vẩu ra, các răng trước thưa và chìa ra ngoài. Đồng thời lưỡi sẽ tràn sang 2 bên, chèn vào giữa các răng hàm khiến lưỡi bị to, gây trồi răng cửa hàm dưới. Sự trồi răng sẽ dẫn đến hậu quả khiến đường cong cắn khớp gập khúc, không đều đặn. hàm dưới lại càng lùi vào sâu hơn gây ra tình trạng hô. Như vậy, thở bằng miệng có tác động lớn đến sự phát triển xương hàm và răng đối với trẻ trong độ tuổi răng tăng trưởng từ 6 – 12 tuổi.
Xem thêm: Lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Thay đổi cấu trúc khuôn mặt:
Khi thở bằng miệng, chúng ta thường vận động những cơ khác liên quan đến xương và mặt. Về lâu dài, khuôn mặt trông dài ra, gây kém thẩm mỹ.
Ngực và cột sống bị biến dạng:
Thở bằng miệng hoàn toàn không tốt cho phổi vì không có thời gian hấp thụ oxy, từ đó khiến ngực và cột sống bị biến dạng. Nếu quan sát kỹ, cha mẹ có thể thấy con có tật bị gù lưng, cột sống có đường cong bất thường về phía trước ở phần trên lồng ngực của bé.
Hội chứng ngưng thở:
Khi thở bằng miệng, não bộ cho răng cơ thể đang mất lượng CO2 quá nhanh, não sẽ nhạy cảm với tình trạng này và phản ứng bằng cách ức chế trung tâm hô hấp, gây nên tình trạng ngưng thở khi ngủ. Đây là biến chứng khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời.
Bệnh lý răng miệng:
Người có thói quen thở bằng miệng thường xuyên bị khô miệng, nghĩa là nước bọt không được tiết ra đầy đủ, gây mất kiểm soát trong môi trường khoang miệng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công. Về lâu dài dẫn đến các vấn đề: hôi miệng, viêm nướu, sâu răng,…vừa gây đau đớn, vừa cản trở quá trình ăn uống, thậm chí còn có thể dẫn đến nguy cơ mất răng.
Xem thêm: Những bệnh về răng miệng thường gặp cần lưu ý
Các bệnh lý khác:
Thở miệng kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý về Amidan, tăng nguy cơ viêm lợi do vi khuẩn xâm nhập, gây hôi miệng. Ngoài ra, thở bằng miệng còn gây giảm nồng độ oxy trong máu, không chỉ gây tăng huyết áp hoặc suy tim, mà còn làm giảm chức năng của phổi. Đặc biệt với những trẻ em mắc bệnh hen suyễn thì triệu chứng càng nặng hơn.
4. Những phương pháp điều chỉnh thói quen thở bằng miệng
Trước tiên cần điều trị dứt điểm các bệnh lý (viêm Amidan, viêm mũi, viêm xoang, vẹo vách ngăn mũi,…) để thông thoáng đường hô hấp, giúp điều chỉnh thói quen thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng như trước.
Tiếp đến cần thay đổi lối sống lành mạnh như sau:
Thay đổi tư thế ngủ:
Nằm ngửa, ngẩng cao đầu để mở đường thở và thúc đẩy thở mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập thói quen nằm nghiêng để phòng tránh thở bằng miệng khi ngủ.
Tạo môi trường không khí trong lành trong nhà:
Giữ ngôi nhà luôn sạch sẽ, có thể lắp đặt hệ thống điều hòa không khí để ngăn chặn sự lây lan của các chất gây dị ứng trong nhà, phòng ngừa các bệnh về hô hấp.
Luyện tập yoga:
Với người lớn có thể tập yoga để kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, thúc đẩy thở sâu và chậm qua mũi.
Tránh căng thẳng và lo âu:
Ghi nhật ký cảm xúc, ngủ sâu, phát triển các mối quan hệ tích cực, đọc sách, nghe nhạc,… là những cách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần. Nếu không có stress xuất hiện, bạn sẽ hít thở sâu hơn, không còn thói quen thở nông qua mũi, từ bỏ hẳn việc thở bằng miệng.
Bỏ hút thuốc lá:
Tập cai thuốc lá theo từng ngày có thể hạn chế các bệnh hô hấp, viêm mũi, tránh thói quen thở bằng miệng và há miệng khi ngủ.
Không ăn quá no vào buổi tối:
Tốt nhất nên ăn cách giờ ngủ ít nhất 2 giờ để tránh tình trạng dịch tiêu hóa chảy ngược lên họng, tắc nghẽn mũi.
Ngoài ra, bạn cần có ý thức tập thở bằng mũi khi ngủ để hình thành thói quen này lâu dài. Hướng dẫn cách thở bằng mũi đúng chuẩn:
- Hít thở bình thường bằng mũi.
- Gật đầu lên xuống, xoay đầu từ bên này sang bên kia và dùng ngón tay bịt mũi để nín thở.
- Sau đó thở bình thường trở lại.
- Tiếp theo, bạn bỏ tay ra khỏi mũi, cố gắng thở bằng mũi.
- Nghỉ trong 30-60 giây rồi lặp lại động tác 5-6 lần.
Đối với trẻ em gặp trường hợp sai lệch khớp cắn cần được đưa đến bác sĩ chỉnh nha thăm khám, chẩn đoán và can thiệp niềng răng kịp thời, chỉ định các khí cụ chuyên biệt theo từng giai đoạn.
5. Elite Dental – Địa chỉ nha khoa trẻ em uy tín, chất lượng
12 năm qua, Elite Dental tự hào là địa chỉ niềng răng uy tín bởi đội ngũ bác sĩ đã từng theo học nâng cao tại nhiều chương trình Chỉnh nha Quốc tế và thực hành Chỉnh nha chuyên sâu, điều trị hiệu quả cho người lớn và trẻ em.
Elite luôn khuyến khích các bậc phụ huynh nên đưa trẻ khám nha khoa đầu tiên khi trẻ lên 3 tuổi và duy trì định kỳ 6 tháng một lần. Thông qua những buổi khám như vậy, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những thói quen xấu của con (chẳng hạn thói quen thở bằng miệng, hay cắn môi, mút ngón tay, đẩy lưỡi, bú bình,…), đồng thời phát hiện những sai lệch ở răng và xương để điều chỉnh kịp thời.
Tại Elite áp dụng các phương pháp chỉnh nha phổ biến cho trẻ em như: dùng khí cụ chỉnh nha tăng trưởng, niềng răng mắc cài cố định, niềng răng trong suốt Invisalign,… nhằm nắn chỉnh răng của trẻ về đúng vị trí trên cung hàm, giúp trẻ tỏa sáng với hàm răng đều đẹp, đồng thời hỗ trợ tốt trong hoạt động ăn nhai và vệ sinh răng miệng sau này.
Ngoài ra khi đến đây, phụ huynh có thể an tâm vì các bác sĩ đều thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với trẻ, giúp trẻ có một trải nghiệm niềng răng thoải mái, dễ chịu.
Cùng theo dõi trường hợp một bạn nhỏ (11 tuổi) cùng cha mẹ đến Elite với tình trạng khớp cắn sâu 100%, hô xương hàm, miệng ngậm không kín. Vì bé đang còn ở giai đoạn “vàng” để niềng răng nên bác sĩ Elite đã lập kế hoạch chỉn chu với 2 giai đoạn chỉnh xương và chỉnh răng. Trong khoảng 18 tháng chỉnh xương, bé được đeo cung nới rộng hàm trên đưa cung hàm về hình dạng bình thường, đeo Headgear kiểm soát sự phát triển của hàm trên, đưa hàm dưới phát triển ra trước. Sau đó, bé được theo dõi thay răng vĩnh viễn, chỉnh chi tiết về khớp cắn, làm thẳng và đều các răng.
Có thể thấy, trong các tác hại của thở bằng miệng thì việc ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, sai lệch khớp cắn là dễ nhận thấy nhất, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Với ngân hàng có hàng trăm ca niềng răng thành công cho trẻ em ở độ tuổi 6 – 12, Elite Dental có đủ tự tin để giúp các bạn nhỏ có hành trình tái tạo nụ cười mới an toàn, hiệu quả, hạn chế sự sai lệch và những điều trị phức tạp về sau ở trẻ. Để được hỗ trợ thêm, phụ huynh có thể liên hệ TẠI ĐÂY hoặc gọi đến 0902661100 nhé!
Xem thêm: > Thói quen mút ngón tay và bú bình của trẻ > Tác hại của việc cho trẻ bú đêm > Khi nào nên cai bú bình cho bé?