Hôi miệng là vấn đề thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn, có thể không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy đâu là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
Mục lục
1. Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, thường xuất phát từ trong khoang miệng. Vấn đề này khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng nên cần phải tìm ra nguyên do và cách xử trí thích hợp càng sớm càng tốt.
Chứng hôi miệng bao gồm 3 loại cơ bản:
Bệnh hôi miệng sinh lý
Bệnh nhân gặp phải tình trạng hơi thở có mùi khó chịu nhiều nhất vào buổi sáng. Đây là kết quả của việc vi khuẩn liên tục hoạt động trong khoang miệng nhằm tiêu hóa hết các mảnh thức ăn còn sót lại hoặc những tế bào biểu mô bị bong tróc.
Chứng hôi miệng bệnh lý
Hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang mắc một căn bệnh nào đó, liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp…
Bệnh hôi miệng giả
Bệnh nhân tự cảm thấy hơi thở có mùi nhưng không xác định được triệu chứng.
Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung. Dù vậy, hầu hết các bệnh răng miệng phổ biến hiện nay đều…
2. Nhận biết dấu hiệu bị hôi miệng
Cách nhận biết hôi miệng rất đơn giản, thông qua những biểu hiện phổ biến sau đây:
- Hơi thở có mùi khó chịu, nhất là vào buổi sáng sớm, chiều muộn, khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi.
- Răng có nhiều mảng bám và cao răng.
- Ít tiết nước bọt.
3. Điểm danh các nguyên nhân gây hôi miệng
Có rất nhiều tác nhân gây ra tình trạng hôi miệng như:
3.1 Do vi khuẩn
Lý do bị hôi miệng đầu tiên là sự tồn tại quá mức của hợp chất Sulphur trong khoang miệng. Đây là hợp chất dễ bay hơi, do các loại vi khuẩn kỵ khí tạo ra trong quá trình phân giải Protein từ thức ăn. Trong đó, điểm đặc biệt của những vi khuẩn này là thường “ẩn nấp” ở những vị trí khó vệ sinh như kẽ giữa các răng, bề mặt dưới lưỡi… và gây ra mùi khó chịu.
3.2 Nguyên nhân hôi miệng tạm thời
Nếu tiêu thụ nhiều chất kích thích (như rượu, bia, cà phê…), thực phẩm có mùi nồng (như hành, tỏi) hoặc giàu Protein (như sữa, ngũ cốc…) thì quá trình phân hủy chúng thường giải phóng nhiều hợp chất Sulphur tạo ra mùi hôi. Đồng thời, thói quen lười uống nước hay hút thuốc lá có thể làm khô niêm mạc miệng và tăng sản xuất lượng khí có mùi.
3.3 Hôi miệng do vấn đề trong khoang miệng
Bệnh nhân gặp phải các bệnh lý khoang miệng thường gặp như viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh thân răng, áp xe răng… đều bị chứng hôi miệng dai dẳng. Bên cạnh đó, nếu người bệnh đang nhận điều trị bằng thuốc kháng sinh, xạ trị, hóa trị… thì cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề hơi thở có mùi khó chịu.
3.4 Nguyên nhân gây hôi miệng từ mũi
Không chỉ những bệnh lý về khoang miệng, khi mắc các vấn đề về xoang mũi như viêm xoang, hội chứng chảy dịch mũi sau, nhiễm trùng đường hô hấp…, bệnh nhân thường bị hôi miệng kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng như đau ngứa họng, ho, cảm giác buồn nôn…
3.5 Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh tất cả nguyên do kể trên, hôi miệng còn có thể đến từ:
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách (như không đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, không sử dụng nước muối sinh lý/nước súc miệng sau khi đánh răng xong, không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, không vệ sinh lưỡi…).
- Mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan…
- Gặp phải bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày.
- Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, hay còn gọi là hội chứng mùi cá ươn.
Có thể bạn quan tâm: > Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? > Trồng răng Implant có bị hôi miệng không? > Những sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng
4. Nên làm gì khi bị hôi miệng?
Ngay khi phát hiện hơi thở có mùi khó chịu, người bệnh có thể chủ động áp dụng những cách hết hôi miệng hữu ích tại nhà sau đây:
- Nhai kẹo cao su.
- Uống nhiều nước, đồng thời giảm uống rượu, bia và cà phê cũng như thực phẩm nặng mùi (như tỏi, hành…).
- Thử áp dụng các mẹo vặt chữa hôi miệng như súc miệng bằng nước gừng, nước cốt chanh, mật ong, rau húng chanh…
- Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa,… trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
- Định kỳ đi lấy cao răng 6 tháng/lần.
- Điều trị dứt điểm những bệnh lý trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm amidan…
- Vệ sinh răng miệng đúng cách như đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày (tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút), thay bàn chải mỗi 2 – 3 tháng/lần…
Lưu ý: Những cách khắc phục hôi miệng thực hiện tại nhà kể trên chỉ hỗ trợ giảm mùi khi hơi thở có mùi nhẹ và nguyên nhân không phải xuất phát từ bệnh lý.
5. Cách chữa hôi miệng dứt điểm, cho nụ cười sảng khoái tự tin
Nhìn chung đa phần nguyên nhân gây hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém và mắc các bệnh lý răng miệng. Vậy nên, cách xử trí tốt nhất là bệnh nhân hãy lên lịch hẹn đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Elite Dental – Địa chỉ nha khoa uy tín bảo vệ nụ cười khỏe đẹp
Với hơn 12 năm phát triển, nha khoa Elite Dental tự hào là Trung tâm Nha khoa Chuyên sâu được hàng nghìn khách hàng tin tưởng, vì có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, không ngừng trau dồi kiến thức và cập nhật kỹ thuật mới sẵn sàng hỗ trợ kiểm tra kỹ càng, tư vấn cặn kẽ và đưa ra giải pháp tối ưu. Qua đó giúp bệnh nhân khắc phục hiệu quả mọi bệnh về răng miệng kịp thời.
- Phòng khám đầu tư hàng loạt trang thiết bị hiện đại, mang lại trải nghiệm thăm khám thoải mái, kết quả chẩn đoán chính xác và duy trì kết quả răng khỏe đẹp bền vững.
- Nha khoa hoạt động dựa trên mô hình All-in-1 (tất cả quy trình thăm khám – chữa trị được thực hiện tại một cơ sở duy nhất) giúp giải quyết vấn đề răng miệng nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.
>> Khách hàng dễ dàng đặt lịch khám cùng bác sĩ tại Elite Dental TẠI ĐÂY hoặc gọi trực tiếp số 0902 661 100.
Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý răng miệng hoặc sau khi can thiệp nha khoa mà vẫn không có tiến triển, người bệnh hãy cân nhắc thăm khám tại các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu… để có hướng can thiệp xử trí phù hợp.
6. Mẹo ngăn ngừa hôi miệng tái phát
Khi khắc phục xong bệnh hôi miệng, người bệnh đừng quên lưu lại những bí quyết ngăn ngừa hiệu quả sau:
- Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận mỗi ngày như đánh răng kỹ càng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng kết hợp nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn ở kẽ răng, lấy cao răng 6 tháng/lần…
- Thực hiện khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, thức uống có cồn hoặc có ga.
Hy vọng chia sẻ kể trên về chứng hôi miệng mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Qua đó, bạn hiểu rõ nguyên nhân và có cách xử trí tương ứng để nhanh chóng lấy lại nụ cười tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống.