Trẻ mọc răng không đúng thứ tự do đâu và có sao không?

Tư vấn chuyên môn bài viết Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Tổng quát - Chỉnh nha
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Mọc răng là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nên các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Theo đó, nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi phát hiện trẻ mọc răng không đúng thứ tự. Liệu điều này có sao không? Có ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và thẩm mỹ gương mặt của con sau này không? Mời phụ huynh cùng theo dõi bài viết để được giải đáp rõ thắc mắc!

1. Thứ tự mọc răng ở trẻ như thế nào?

6 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ xuất hiện, thường là các chiếc răng cửa hàm dưới. Lúc này, con có thể quấy khóc, chảy nước dãi, sưng tấy nướu, thích nhai cắn đồ vật xung quanh.

Sau đây thứ tự mọc răng chi tiết thường gặp ở trẻ (*):

  • 6 – 10 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa hàm dưới.
  • 8 – 12 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa hàm trên.
  • 9 – 13 tháng tuổi: 2 răng bên cạnh răng cửa hàm trên.
  • 10 – 16 tháng tuổi: 2 răng bên cạnh răng cửa hàm dưới.
  • 13 – 19 tháng tuổi: Các răng cối sữa thứ nhất.
  • 17 – 23 tháng tuổi: Các răng nanh phía trên và dưới.
  • 23 – 33 tháng tuổi: 4 răng cối sữa thứ hai.

(*) Thông tin kể trên chỉ mang tính chất tương tối. Tùy theo thể chất của từng trẻ, thời gian mọc răng sữa có sự chênh lệch, nhưng nếu con vẫn phát triển khỏe mạnh thì không có gì đáng ngại.

Xem thêm:  Trẻ mấy tháng mọc răng sữa? Cha mẹ cần lưu ý gì?

Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên đi cùng với quá trình mọc răng ở trẻ là nhiều dấu hiệu khó chịu như sốt, quấy khóc, phát ban,... khiến nhiều phụ huynh trở nên lúng túng. Bài viết…

Để dễ dàng hình dung, mời quý phụ huynh xem qua video minh họa trình tự mọc răng của bé: TẠI ĐÂY.

Vậy trẻ mọc răng không đúng thứ tự là gì? Đây là hiện tượng những chiếc răng mọc sai lệch thời gian trung bình. Ví dụ, thay vì ở giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới, nhưng lại mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm trên. 

Xem thêm:  Quy trình thay răng của trẻ em từ 6 - 12 tuổi

Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn hỗ trợ con những năm đầu đời không chỉ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ mà còn là một hành trình thay răng thuận lợi. Bởi từ 6 - 12 tuổi, con sẽ dần hoàn thiện…

2. Nguyên nhân khiến răng mọc không đúng thứ tự ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề bé mọc răng không theo thứ tự như:

  • Do di truyền: Nếu có người thân trong gia đình từng bị mọc răng sai thứ tự thì trẻ cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự.
  • Do va chạm mạnh khi vui chơi: Bất kỳ sự va chạm nào trong lúc khám phá thế giới xung quanh đều ảnh hưởng không tốt đến mầm răng của bé, dẫn đến thay đổi thứ tự mọc răng.
Xem thêm:  Tai nạn trong giai đoạn thay răng của trẻ

Tai nạn trong giai đoạn thay răng của trẻ là vấn đề được các bậc phụ huynh hết sức ưu tiên. Thời thơ ấu, khi chơi thể thao hoặc chơi cùng bạn bè, trẻ có thể gặp những tai nạn do va đập mạnh làm răng bị lung lay, bị…

  • Do viêm nhiễm và nhiệt nướu: Trong lúc mọc răng, răng – nướu của trẻ khá nhạy cảm nên dễ bị vi khuẩn, virus nhiễm trùng xâm nhập nếu không được vệ sinh đúng cách. Từ đó khiến bé mọc răng không đúng thứ tự. 
  • Do chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất: Chế độ dinh dưỡng không cân đối, nhất là thiếu hụt hàm lượng vitamin D và Canxi cần thiết sẽ làm cho quá trình mọc răng bình thường của trẻ bị thay đổi.
  • Do nhai cắn một bên nướu: Thói quen cắn nhai đồ chơi chỉ bằng một bên nướu có thể là nguyên nhân khiến những chiếc răng của bé khó mọc lên đúng thời gian.
trẻ mọc răng không đúng thứ tự
Mọc răng không đúng thứ tự ở trẻ có thể là vì di truyền, va chạm mạnh, chế độ ăn chưa hợp lý…

3. Bé mọc răng không theo thứ tự có sao không?

Hiện tượng mọc răng không đúng thứ tự có thể dẫn đến một số ảnh hưởng không mong muốn như:

3.1 Bé lười nhai, ảnh hưởng đến việc ăn dặm

Răng mọc sai lệch thời gian thông thường có thể làm cho bé lười nhai, biếng ăn vì cảm giác đau nhức, sưng tấy nướu. Về lâu dài, tình trạng đó khiến quá trình tập ăn dặm bị gián đoạn, gây ra thiếu hụt dưỡng chất, chậm phát triển. 

3.2 Răng vĩnh viễn mọc lệch

Thông thường, vị trí răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Do vậy, nếu trẻ mọc răng không đúng thứ tự thì có khả năng ảnh hưởng không tốt đến quá trình thay thế răng, cụ thể là răng vĩnh viễn mọc lệch.

Xem ngay: Răng sữa rụng lâu rồi nhưng răng vĩnh viễn chưa mọc có sao không?

3.3 Phát âm bị ngọng

Răng mọc không đúng thứ tự thường tác động tiêu cực đến việc phát âm. Chẳng hạn, muốn phát âm được âm /l/ hoặc /n/, đầu lưỡi phải chạm được răng cửa hàm trên, nhưng nếu chưa mọc răng cửa hàm trên trước theo đúng thứ tự mà chỉ có mỗi răng cửa hàm dưới thì trẻ không thể phát ra âm này. 

3.4 Dễ mắc bệnh lý răng miệng

Răng mọc sai thứ tự có thể chèn ép lên những răng đã mọc trước đó, gây ra tình trạng răng mọc lệch. Điều này làm cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn hơn, về sau gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như hôi miệng, sâu răng sữa, viêm lợi… 

Xem thêm:  13 bệnh về răng miệng thường gặp, cần đặc biệt lưu ý

Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung. Dù vậy, hầu hết các bệnh răng miệng có thể phòng ngừa nếu…

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng không đúng thứ tự?

Giải pháp tốt nhất cho vấn đề răng bé mọc không đúng thứ tự là phụ huynh nên đưa con đi khám răng để được nha sĩ có chuyên môn thăm khám và tư vấn cách xử lý phù hợp nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao… để theo dõi sát sao quá trình mọc răng và thay răng ở trẻ, từ đó sớm khắc phục các lệch lạc không mong muốn về răng miệng nếu có.

Elite Dental – Cùng con khắc phục răng mọc sai thứ tự, trả lại nụ cười tươi xinh tự tin!

12 năm qua, Elite Dental vẫn được nhiều phụ huynh lựa chọn là Trung tâm Nha khoa Trẻ em chuyên sâu uy tín, bởi các điểm nổi bật sau:

  • Bác sĩ giàu kinh nghiệm: Nha khoa Elite tự hào là “ngôi nhà của những chuyên gia” hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa khi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em lâu năm, đồng thời am hiểu tâm lý trẻ nhỏ, cam kết tư vấn đúng – đủ – chi tiết và đưa ra cách khắc phục hiệu quả nhất. Riêng trường hợp răng mọc lệch, hoặc có dấu hiệu hô móm, bác sĩ sẽ lên kế hoạch chỉnh nha sớm, áp dụng kỹ thuật di chuyển răng an toàn để điều chỉnh vị trí răng, khớp cắn nhanh chóng.
  • Trang thiết bị hiện đại: Không chỉ có bác sĩ lành nghề, Elite Dental còn sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám, điều trị sao cho đạt hiệu quả cao, bền vững như mong đợi. Chẳng hạn máy chụp phim Sirona, máy Scan Trios…
  • Chi phí hợp lý, công khai rõ ràng: Toàn bộ chi phí khám và điều trị răng trẻ em đều được thông báo công khai, minh bạch trong lúc tư vấn và bảo đảm không phát sinh thêm khoản phí nào khác trong quá trình điều trị.
  • Có khu vui chơi riêng cho trẻ: Phòng khám bố trí thêm các khu vui chơi nhiều màu sắc nhằm tạo cảm giác thoải mái nhất cho mọi trẻ em khi tới nha khoa.
trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không
Sau khi kiểm tra răng miệng cẩn thận, bác sĩ nha khoa Elite Dental sẽ tư vấn cách chăm sóc và đề xuất phương pháp thích hợp theo từng tình trạng răng mọc sai thứ tự để bảo đảm bé có nụ cười sáng khỏe, xinh đẹp nhất.

>> Phụ huynh hãy chủ động đặt lịch hẹn ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi trực tiếp số 0902 661 100 để được thăm khám và tư vấn chuyên sâu cùng bác sĩ chuyên gia tại Elite Dental!

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chăm sóc răng miệng cẩn thận cho con bằng các cách sau:

4.1. Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trẻ nhỏ chưa thể tự chăm sóc răng miệng của mình thật tốt, nên sự đồng hành của cha mẹ hết sức quan trọng. Nếu muốn bảo vệ răng của bé yêu tối ưu, phụ huynh cần:

  • Sử dụng gạc rơ lưỡi, thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi, nướu, răng sữa cho con mỗi khi uống sữa xong.
  • Khi trẻ được 2 tuổi, phụ huynh có thể sử dụng thêm bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng công thức không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride giúp làm trắng răng, khử mùi hôi và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
  • Bước sang tuổi thứ 3, cha mẹ khuyến khích bé đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, kèm theo sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
  • Định kỳ mỗi 3 tháng/lần, phụ huynh thay bàn chải mới cho trẻ. 
Xem thêm:  Cách chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ

Cách chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ tốt nhất, giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp và nụ cười tươi vui trải nghiệm tương lai, Ba Mẹ cần tìm hiểu những kiến thức cần thiết về chăm sóc răng sữa. Cùng với những chăm sóc trong từng…

4.2. Đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ

Thêm một cách khắc phục bé mọc răng không theo thứ tự là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vừa đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản (gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất), vừa tăng cường bổ sung Canxi và Flour, vitamin D. Gợi ý cho phụ huynh những thực phẩm tốt cho quá trình mọc răng của bé yêu là bơ, phô mai, sữa, thịt, hải sản, hoa quả tươi… 

4.3. Hạn chế đồ ăn nhiều đường, thức uống có ga

Phần lớn thực phẩm nhiều đường (như bánh, kẹo…) và nước uống có ga đều không tốt cho men răng. Do đó, nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng, cha mẹ nên giảm thiểu lượng đồ ngọt, đồ có ga của bé hàng ngày bằng cách thay thế sang các thực phẩm “ngọt lành mạnh” như trái cây tươi, sữa chua, các loại hạt…

5. Câu hỏi thường gặp

Xoay quanh vấn đề trẻ mọc răng không đúng thứ tự, còn một số thắc mắc phổ biến khác gồm:

5.1. Trẻ mọc răng hàm trên/hàm dưới trước có sao không?

Thứ tự và tốc độ mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau tùy theo đặc điểm thể chất. Điều quan trọng là phụ huynh cần theo dõi sát sao quá trình mọc răng của con nhằm có hướng chăm sóc răng cho trẻ đúng cách và đưa bé đi gặp bác sĩ kịp thời để được tư vấn cách chăm sóc, xử lý khi trẻ mọc răng không đúng thứ tự.

 Xem thêm: Răng hàm trẻ em có thay không và cách chăm sóc

5.2. Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không?

Mặc dù răng sữa có thể bị thay thế bằng răng vĩnh viễn sau này, nhưng nếu chúng mọc lệch thì có khả năng gây sâu răng, viêm nướu và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Nguy hiểm hơn, quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ gặp gián đoạn, mọc lệch theo răng sữa gây ra tình trạng khớp cắn ngược, khớp cắn sâu

Xem chi tiết: 
> Răng sữa trẻ mọc lệch - Ba mẹ nên làm gì? 

5.3. Vì sao nên cho trẻ tầm soát chỉnh nha khi lên 6 – 7 tuổi?

Các bác sĩ đều khuyến khích phụ huynh cho bé thực hiện tầm soát chỉnh nha – hoạt động thăm khám cùng bác sĩ có chuyên môn chỉnh nha, giúp đánh giá tình trạng khung xương răng – hàm – mặt, vị trí mầm răng, khuynh hướng mọc răng… ở giai đoạn 6 – 7 tuổi. Vì điều này tạo điều kiện phát hiện sớm những vấn đề bất bình thường liên quan đến xương hàm, răng vĩnh viễn, khớp cắn… từ đó áp dụng phương pháp điều chỉnh thích hợp nhằm mang lại nụ cười tự tin, bền vững với tốc độ nhanh nhất, chi phí tiết kiệm nhất.

Tham khảo: Thời gian tốt nhất cho trẻ tầm soát chỉnh nha: 6 - 7 tuổi
bé mọc răng hàm trên trước có sao không
Tầm soát sức khỏe răng miệng định kỳ khi trẻ 6 – 7 tuổi trở lên vô cùng cần thiết, nhằm phát hiện sớm tình trạng bất thường và xử trí kịp thời.

Mong rằng những chia sẻ kể trên đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ mọc răng không đúng thứ tự. Song song, cha mẹ được đề xuất các hướng giải quyết thích hợp nhất để không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, cấu trúc xương hàm và khuôn mặt của bé.

Xem thêm:
> Răng mọc không đều phải làm sao?
> Trẻ mọc răng sớm có sao không?
> Trẻ chậm mọc răng có ảnh hưởng gì không?
> Tại sao bé lớn rồi mà vẫn chưa mọc răng?

Bài cùng chuyên mục