Vì sao khi bị nhiễm trùng răng, cần điều trị sớm nhất có thể?

Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Huỳnh Thị Anh Thùy
Bác sĩ điều trị Phục hình thẩm mỹ
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Trong hơn 12 năm điều trị, Elite Dental đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp khách hàng bị nhiễm trùng răng và nhiều biến chứng kèm theo khiến việc điều trị khá phức tạp, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó qua bài viết hôm nay, Elite Dental mong muốn chia sẻ rõ hơn về bệnh nhiễm trùng răng miệng, giúp bạn nhận biết và xử trí kịp thời để ngăn biến chứng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nhiễm trùng răng là gì?

Nhiễm trùng răng là tình trạng tăng sinh số lượng vi khuẩn quá mức ở quanh chóp răng hoặc chân răng,… Lúc này, vùng răng bị tổn thương trở nên nhạy cảm hơn, có dấu hiệu sưng đau. 

nhiễm trùng răng
Hình ảnh nhiễm trùng chân răng khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu.

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng răng

Răng bị nhiễm trùng có thể do các nguyên nhân sau đây:

2.1 Sâu răng nặng

Tình trạng sâu răng xảy ra khi vi khuẩn phân hủy đường trong thức ăn, đồ uống. Từ đó tạo ra axit tấn công phá hủy mô cứng của răng khiến răng bị nhiễm trùng.

Xem thêm:  Răng sâu vào tủy: Dấu hiệu, tác hại và cách điều trị hiệu quả

Răng sâu vào tủy là giai đoạn răng bị sâu tiến triển nặng không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có thể dẫn đến các biến chứng hôi miệng, vỡ thân răng, nguy cơ mất răng,... Vậy làm sao để nhận biết tình trạng sâu răng ăn vào…

2.2 Răng bị nứt hoặc sứt mẻ

Khi gặp chấn thương do va chạm hoặc tai nạn, răng bị tác động dẫn đến nứt mẻ. Lúc này, vi khuẩn thông qua lỗ hở tấn công đến tủy răng và gây ra nhiễm trùng.

Xem thêm: Răng bị nứt có sao không và cách điều trị

2.3 Bệnh nha chu

Bệnh nha chu khiến răng và các mô xung quanh răng bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng nhiễm trùng có thể lan đến xương và các mô nâng đỡ răng.

Xem thêm: 
> Dấu hiệu viêm nha chu và cách điều trị
> Viêm nha chu có trồng răng Implant được không?

2.4 Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng như hệ miễn dịch yếu, thói quen hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém, bị khô miệng,… 

3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng răng

Khi tình trạng nhiễm trùng răng khởi phát, bệnh nhân không chỉ gặp vấn đề ở răng miệng, mà còn phải đối mặt với các triệu chứng toàn thân.

Các triệu chứng ở răng miệng:

  • Đau răng: Tại vị trí răng có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhân có cảm giác đau nhẹ hoặc dữ dội. Những cơn đau ê buốt kéo dài và có thể lan lên trên hoặc xuống phần mặt, vị trí tai, hàm hoặc đầu của bệnh nhân.
  • Răng nhạy cảm hơn: Răng bị nhiễm trùng trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này, men răng xuất hiện những lỗ nhỏ khiến bệnh nhân có cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc thức ăn ngọt. 
  • Mùi hôi hoặc vị đắng trong miệng: Răng nhiễm trùng khiến vùng nướu sưng đỏ, chảy mủ dẫn đến hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, trường hợp nhiễm trùng nặng khiến mủ chảy ra khiến bệnh nhân cảm thấy có vị đắng trong miệng.
  • Răng bị đổi màu: Màu sắc răng bị nhiễm trùng có thể thay đổi từ vàng sang nâu đậm hoặc xám.
nhiễm trùng chân răng
Răng bị nhiễm trùng xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt, khiến răng đổi màu từ vàng sang nâu đậm hoặc xám.

Các triệu chứng toàn thân: 

  • Sốt: Khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, cơ thể có phản ứng sốt lên đến 38 độ C. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh,…
  • Sưng hạch: Hiện tượng nhiễm trùng có thể lan đến khu vực hàm, xoang hoặc vùng bạch huyết bên dưới cổ, hàm. Lúc này, bệnh nhân có thể bị nổi hạch đau nhức.

4. Nhiễm trùng răng có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng răng là tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng sau đây:

4.1 Nang do răng

Nhiễm trùng răng diễn biến nặng có thể hình thành khoang chứa dịch tích tụ dưới chân răng. Nang răng phát triển lâu ngày có thể tổn thương mô quanh chóp, tiêu xương răng, thậm chí dẫn đến rụng răng.

4.2 Nguy cơ mất răng

Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng từ chân răng và lan đến xương hàm, mô mềm. Lúc này, răng sẽ bị phá hủy nghiêm trọng, thậm chí cần phải nhổ răng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.

Xem thêm:
> Mất răng gây hậu quả gì?
> Răng hàm mất có bị hóp má không?

4.3 Hoại tử sàn miệng

Đây là biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể lan xuống vùng xương hàm và sản miệng. Từ đó, khu vực lưỡi, hàm, cằm cũng bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ tử vong.

4.4 Nhiễm trùng huyết

Trường hợp răng nằm gần xoang hàm trên bị nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng khoang xoang. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng huyết khá nguy hiểm.

4.5 Ảnh hưởng tính mạng

Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, có thể dẫn đến ngạt thở, ảnh hưởng tính mạng.

Đây cũng là lý do các bác sĩ tại Elite Dental luôn khuyên bạn khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở răng nên đi khám sớm, tránh để xảy ra nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. 

5. Cách chẩn đoán nhiễm trùng răng

Để chẩn đoán răng bị nhiễm trùng, bác sĩ tiến hành khám tổng quát, sau đó có thể chỉ định khách hàng thực hiện chụp X-quang, chụp CT để xác định mức độ nhiễm trùng có ảnh hưởng đến các khu vực lân cận hay không. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định một số xét nghiệm nhiệt để kiểm tra tình trạng tủy răng.

Tại Elite Dental trang bị máy chụp phim đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác, giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh của khách hàng. Đồng thời, thiết bị cũng có độ an toàn cao cho cả người lớn tuổi, mang đến trải nghiệm thăm khám an tâm cho bệnh nhân.

6. Cách điều trị nhiễm trùng răng

Tùy vào tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định đa dạng loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Trong đó có một số loại có tác dụng tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn khác nhau như Penicillin, Clindamycin, Metronidazole,… Mỗi loại thuốc có thể kèm theo tác dụng phụ, vì thế bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Dẫn lưu ổ áp xe: Bác sĩ tiến hành cắt một đường nhỏ tại vị trí nhiễm trùng để mủ chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đặt một ống thoát cao su để dẫn lưu mủ. 
  • Trám răng sâu: Để tránh vi khuẩn lây lan, bác sĩ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy các lỗ sâu trên răng, ngăn ngừa sự phát triển trở lại của sâu răng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập vết hở.
  • Điều trị tủy: Bác sĩ tiến hành gây mê và lấy tủy răng đã chết. Sau đó, bác sĩ thực hiện trám bít ống tủy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và thực hiện bọc mão sứ để bảo tồn răng thật bên trong.
  • Nhổ răng: Trường hợp răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng không thể điều trị, bác sĩ cần phải nhổ răng. 

Quá trình điều trị nhiễm trùng răng cần được thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Điển hình là Elite Dental là địa chỉ nha khoa điều trị bệnh lý răng miệng, chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp và nhận được sự tin tưởng bền vững từ rất nhiều khách hàng trong hơn 12 năm qua.

Khi đến với Elite Dental, khách hàng hoàn toàn yên tâm điều trị cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm điều trị thành công cho hàng ngàn trường hợp gặp các vấn đề về răng miệng. Với mỗi trường hợp nhiễm trùng răng cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp phù hợp theo hướng bảo tồn tối đa cho khách hàng.

răng bị nhiễm trùng
Elite Dental sở hữu thế mạnh chuyên môn nhờ vào đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đã hoàn thành điều trị thành công cho rất nhiều khách hàng.

Trong trường hợp phải nhổ bỏ răng, tại Elite Dental có áp dụng công nghệ PRP nhổ răng không đau cùng với máy Piezotome giúp bạn có trải nghiệm điều trị nhẹ nhàng, hạn chế đau nhức. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn các dịch vụ phục hình răng như cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp, trồng răng Implant,… giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt, ngăn ngừa tiêu xương hàm

7. Giải đáp các thắc mắc thường gặp về nhiễm trùng răng

Tổng hợp các câu hỏi liên quan từ khách hàng về tình trạng răng bị nhiễm trùng, bác sĩ Bùi Mạnh Hưng – Phòng khám Nha Khoa Elite sẽ trả lời như sau:

7.1. Có cách nào giúp tôi giảm đau do nhiễm trùng răng không?

Để giảm bớt cơn đau do nhiễm trùng răng, bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước muối ấm và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

7.2. Khi nào tôi nên đi gặp bác sĩ?

Bệnh nhân nhiễm trùng răng nên gặp bác sĩ khi thấy các dấu hiệu kèm theo như:

  • Đau miệng, đau răng.
  • Nướu bị sưng đỏ.
  • Sốt từ 38 độ trở lên.
  • Khó nuốt.
  • Sưng mặt. 
  • Nhịp tim tăng.

7.3. Có cách nào phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng răng?

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng răng lợi, bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Nhiễm trùng răng là bệnh lý răng miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu răng bị nhiễm trùng, bệnh nhân nên thăm khám nha khoa uy tín để điều trị càng sớm càng tốt. Liên hệ với Elite Dental để được tư vấn bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé!

Xem thêm:
> Áp xe răng: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
> Viêm chân răng có nguy hiểm không và cách chữa hiệu quả
> Cách khắc phục răng nhiễm Fluor

Bài cùng chuyên mục