Áp xe răng là bệnh lý nha khoa nguy hiểm cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Vậy áp xe răng có dấu hiệu như thế nào và cách điều trị, cũng như phòng ngừa ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
1. Thế nào là áp xe răng?
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, với những ổ mủ hình thành dưới vùng chân răng. Tùy thuộc vào nguồn gốc gây bệnh, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán áp xe răng theo hai trường hợp sau:
- Áp xe quanh chân răng có ổ: Đây là hiện tượng tủy và răng bị hoại tử do tình trạng sâu răng nặng lâu ngày không được điều trị. Áp xe quanh chân răng có cổ có thể gây tổn thương đến các khu vực khác như xương, vỏ và màng xương răng,…
- Áp xe nha chu: Tình trạng áp xe nha chu xảy ra khi vi khuẩn có trong vụn thức ăn, mảng bám trên răng gây viêm nhiễm, tạo thành các túi nha chu.
Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp gây nhiều lo lắng cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân bị chảy máu chân răng là gì và tình trạng này có chữa được không? Ngay sau đây, Elite Dental sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé! 1. Chảy…
2. Đặc điểm nhận biết áp xe răng
Sau đây là các dấu hiệu nhận biết tình trạng áp xe răng:
- Răng bị đau nhức dữ dội dù có nhai thức ăn nhẹ.
- Răng đau buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
- Nướu răng bị sưng tấy.
- Dưới chân răng xuất hiện những hạt mủ tụ, khi chạm vào có cảm giác đau và chảy mủ.
- Miệng có mùi hôi, tanh do mủ tiết ra.
3. Nguyên nhân gây áp xe răng
Áp xe răng hình thành từ tình trạng nhiễm trùng chân ra do đường dưới nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển. Khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng chân răng, các mô nướu răng rút toàn bộ chất lỏng nhiễm bệnh. Từ đó khiến dịch mủ tích tụ trong chân răng và hình thành ổ áp xe răng.
Bên cạnh đó, còn có những yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng áp xe răng như:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến hình thành mảng bám trên kẽ răng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công răng.
- Tình trạng sâu răng, viêm tủy hoặc bệnh nha kéo dài, không được điều trị.
- Thực hiện lấy tủy răng bị thất bại.
- Tai nạn hoặc chấn thương khiến răng bị nứt, men răng bị vỡ và tủy bị lộ ra ngoài.
- Bệnh nhân tim mạch, tiểu đường,… có hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây áp xe răng.
4. Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
Nhiều bệnh nhân băn khoăn áp xe răng có tự khỏi không? Bệnh lý áp xe răng chỉ có thể được khắc phục hoàn toàn bởi những biện pháp nha khoa phù hợp. Nếu không điều trị hoặc điều trị không tích cực, bệnh nhân áp xe răng có thể gặp phải một số biến chứng:
- Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc: Biến chứng này xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan đến tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi có những triệu chứng cấp tính, nhiễm trùng máu có nguy cơ dẫn đến tử vong.
- Viêm mô lan tỏa: Khi biến chứng viêm mô lan tỏa đi đến vòm miệng, sàng miệng gây áp xe, các hoạt động của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nghẽn đường hô hấp và gây tử vong. Nhưng nếu áp xe răng được điều trị kịp thời thì có thể ngăn chặn biến chứng này.
- Áp xe ngoài mặt: Áp xe ngoài mặt dẫn đến viêm tấy vùng sản miệng và hố thái dương. Biến chứng này không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân.
5. Phương pháp điều trị áp xe răng hiệu quả
Các phương pháp điều trị áp xe răng được các bác sĩ chỉ định, dựa trên tình trạng và mức độ áp xe của bệnh nhân. Song, hầu hết hướng điều trị áp xe chủ yếu là loại bỏ ổ mủ, giữ răng và ngăn không cho những biến chứng xảy ra. Cụ thể như sau:
5.1 Điều trị cấp tính
Đây là phương pháp loại bỏ các túi mủ áp xe dưới chân răng để ngăn chặn sự lan rộng của các mô mủ. Theo đó, bác sĩ tiến hành rạch ổ áp xe để dịch mủ thoát ra ngoài, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn tại đây. Sau đó, bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế quá trình phát triển của ổ áp xe.
5.2 Điều trị áp xe răng tận gốc
Sau quá trình điều trị cấp, bệnh nhân được chỉ định thực hiện điều trị áp xe tận gốc. Theo đó, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và thực hiện lấy cao răng, lấy tủy,… Tiếp đến, bệnh nhân cần thực hiện thăm khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra, có giải pháp ngăn ngừa bệnh tái phát.
6. Có được nhổ răng đang bị áp xe không?
Nhổ răng không phải là phương pháp ưu tiên trong điều trị áp xe. Tuy nhiên trong một số trường hợp, răng bị áp xe quá nặng và hoàn toàn không có khả năng hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để giải quyết ổ viêm nhiễm triệt để.
Việc nhổ răng có thể gây ra hiện tượng tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến các răng kế cận và tác động đến thẩm mỹ khuôn mặt. Vì vậy sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần sớm can thiệp các biện pháp phục hình răng. Trong đó, trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất tiên tiến nhất hiện nay, giúp khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ tự nhiên như răng thật và ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn một trung tâm nha khoa trồng răng Implant uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị máy móc tân tiến để yên tâm thực hiện điều trị, đảm bảo kết quả phục hình đạt hiệu quả tối đa.
Elite Dental tự hào là địa chỉ nha khoa sở hữu đầy đủ điều kiện về chuyên môn và cơ sở vật chất, đảm bảo mang đến trải nghiệm trồng răng Implant hiệu quả và nhẹ nhàng cho khách hàng.
Tại Elite Dental có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu, có hơn 15 năm kinh nghiệm thực hành cấy ghép Implant. Vì thế, quý khách có thể an tâm về quá trình thăm khám chi tiết, lấy dấu răng khéo léo và kế hoạch điều trị linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Không chỉ vậy, tin chọn Elite Dental, quý khách có thể yên tâm về trải nghiệm trụ sử dụng Implant chất lượng cao, bền lâu. Elite Dental cam kết sử dụng 100% vật liệu Implant chính hãng với chính sách bảo hành lâu dài nhằm mang đến cho quý khách nụ cười khỏe đẹp theo thời gian.
Bên cạnh đó, Elite Dental là nha khoa tiên phong trong việc số hóa quy trình điều trị Implant với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại như máy chụp phim CBCT, máy CEREC Omnicam scan răng 3D, công nghệ CAD/CAM thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật,… Cùng với thiết kế phòng phẫu thuật vô trùng, đạt các tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo sự an toàn tối đa, mang đến cho khách hàng trải nghiệm điều trị nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao nhất.
> Đặt hẹn với Elite Dental để được thăm khám, điều trị các vấn đề về răng miệng ngay hôm nay nhé!
7. Làm sao để phòng ngừa áp xe răng?
Để phòng ngừa áp xe răng, bạn có thể áp dụng các biện pháp gợi ý sau đây:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày và sau khi ăn 30 phút.
- Khám răng định kỳ 2 lần/năm để kịp thời điều trị các bệnh lý răng miệng.
- Với trường hợp răng hàm có đường rãnh phức tạp, dễ mắc thức ăn gây sâu răng, bệnh nha chu, bệnh nhân nên thực hiện trám để phòng ngừa áp xe răng.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm có hại cho răng như đồ chua, nhiều đường, nước uống có ga,…
Bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng áp xe răng. Để điều trị tận gốc bệnh lý này, Cô, Chú, Anh, Chị nên đến nha khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị triệt để nhé.
Xem thêm: > Viêm chân răng là gì? Có nguy hiểm không? > Tụt lợi chân răng có tự khỏi không? > Dấu hiệu viêm tủy răng và cách điều trị