Răng số 7 bị sâu vỡ là tình trạng khiến nhiều người đau đầu, e ngại không biết có nên nhổ không. Bởi, chiếc năng này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiền nhai thức ăn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí thích hợp nhất tại đây!
Mục lục
1. Nguyên nhân răng số 7 bị sâu vỡ là do đâu?
Răng số 7 (hay còn gọi là răng cối số 2) là một trong những chiếc răng hàm không thể thiếu trên cùng hàm, nằm gần cạnh răng số 8 (hay răng khôn). Chức năng cơ bản của các chiếc răng số 7 là nhai, nghiền thức ăn trước khi đưa chúng xuống dạ dày tiếp tục tiêu hóa.
Thời điểm mọc chiếc răng số 7 đầu tiên là 12 – 13 tuổi. Thông thường, người trưởng thành có tất cả 4 chiếc răng số 7 ở 4 cung hàm (gồm 2 chiếc hàm trên đối xứng với 2 chiếc hàm dưới). Điểm đặc biệt của răng cối số 2 là chỉ mọc duy nhất một lần và không trải qua quá trình thay răng sữa.
Răng số 7 là răng vĩnh viễn có nguy cơ bị sâu cao nhất do:
1.1 Vị trí nằm khuất trên cung hàm
Vì răng cối nằm trong cùng, tiếp xúc nhiều nhất với thức ăn nhưng bàn chải đánh răng lại khó chạm tới nên cao răng, mảng bám thức ăn sót lại có thể không được loại bỏ hoàn toàn.
1.2 Vệ sinh răng miệng sai cách
Thói quen vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng là nguyên nhân hàng đầu khiến răng hàm số 7 bị sâu. Chẳng hạn như không chải sâu vào vùng răng hàm bên trong, không làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, chỉ đánh răng 1 lần/ngày, không định kỳ làm sạch cao răng…
Xem thêm: > Lấy cao răng định kỳ
1.3 Thói quen ăn uống kém khoa học
Bên cạnh thói quen vệ sinh kém như trên, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, nhất là thiếu Canxi và vitamin D làm cho men răng yếu, dễ nứt gãy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, ăn mòn men răng. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ chua hay tiêu thụ chất kích thích, đồ có ga… quá mức thì nguy cơ men răng tổn thương rất cao.
2. Răng số 7 bị sâu vỡ có nguy hiểm không?
Bị sâu răng hàm số 7 để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe người bệnh như:
2.1 Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Như bạn đã biết, răng số 7 giữ vai trò rất quan trọng đối với việc nhai, nghiền thức ăn. Nếu bị sâu, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức, khó chịu, nhiều nhất ở vị trí này, nên không thể ăn uống ngon miệng như bình thường.
2.2 Tác động đến các cấu trúc răng bên cạnh
Sâu răng số 7 có thể lây lan sang những răng hàm kề cạnh nếu không có hướng khắc phục sớm. Về lâu dài, răng sâu gây ra tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy…
2.3 Gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Chính việc ăn nhai bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà cơ thể người bệnh bị thiếu hụt dưỡng chất, dẫn đến mệt mỏi, sụt cân.
3. Có nên nhổ răng số 7 bị sâu không?
Nhìn chung, những chiếc răng cối số 7 là răng vĩnh viễn, có ảnh hưởng lớn tới cấu trúc răng xung quanh và khuôn mặt nên bác sĩ khuyên không nên nhổ bỏ răng, mà hãy tìm cách khắc phục hợp lý, bảo toàn răng thật tối đa.
Răng hàm bị sâu không chỉ gây khó khăn khi ăn nhai, ảnh hưởng thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm. Vậy có nên nhổ răng hàm bị sâu không? Giá nhổ răng hàm sâu là bao nhiêu và cần lưu ý gì khi…
4. Đâu là cách diều trị răng sâu số 7 hiệu quả?
Tùy thuộc vào mức độ sâu răng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ cân nhắc hướng xử trí phù hợp nhất. Cụ thể:
4.1 Trám Composite với trường hợp răng sâu chưa đến tủy
Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ, chưa tác động xấu đến tủy, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch tổ chức sâu, sau đó tạo hình chất trám và hóa cứng bằng tia Laser chuyên dụng nhằm ngăn tình trạng sâu tiếp diễn, bảo tồn tối đa mô răng thật và trên hết là loại bỏ cảm giác khó chịu, đau nhức.
Thông thường, vật liệu Composite là chất trám được ưu tiên sử dụng bởi nhiều ưu điểm nổi trội như tính thẩm mỹ cao, khó phân biệt so với răng thật (vì màu miếng trám tương đối giống màu răng tự nhiên), có khả năng chịu lực tốt và an toàn cho sức khỏe.
Với giải pháp khắc phục chỗ sâu bằng trám Composite, các bác sĩ chuyên sâu về nội nha tại Elite Dental cam kết tư vấn tận tâm, thao tác chuẩn xác và nhẹ nhàng giúp răng được trám hiệu quả, vừa vặn với mô răng từng khách hàng. Qua đó, kết quả răng mới đảm bảo tính thẩm mỹ, hạn chế sưng đau về sau.
Xem thêm: Trám răng phòng ngừa sâu răng
4.2 Bọc răng sứ với trường hợp răng sâu vỡ lớn, ảnh hưởng đến tủy răng
Khi răng sâu diễn tiến nghiêm trọng (như sâu vỡ lớn, xâm lấn sang tủy…), bác sĩ phải tiến hành lấy sạch tủy hỏng, rồi bọc mão sứ mới giúp bảo vệ tủy cùng khu vực răng kề cận hiệu quả và đảm bảo ăn nhai.
Tại Nha khoa Elite sử dụng công nghệ CAD/CAM hiện đại, rút ngắn tốc độ làm răng sứ chỉ trong 1 ngày. Nhờ đó, khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức chữa trị răng số 7 bị sâu, sớm có răng mới và mang đến trải nghiệm điều trị thoải mái, tích cực.
Xem thêm: > Răng bọc sứ bị viêm tủy có nguy hiểm không? > Có nhất thiết phải lấy tủy khi bọc răng sứ? > Tác hại bọc răng sứ cần chú ý trước khi thực hiện
4.3 Nhổ răng khi răng số 7 đã bị sâu nặng
Trường hợp sâu răng số 7 nặng, đến mức chết tủy và chỉ còn mỗi chân răng, răng lung lay nhiều (do viêm nhiễm kéo dài), bác sĩ buộc chỉ định nhổ bỏ để ngăn chặn biến chứng về sau.
Sau khi nhổ răng, Cô Chú, Anh Chị cân nhắc trồng răng giả càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn biến chứng không mong muốn. Hiện nay, trồng răng Implant (hay cắm Implant, cấy ghép Implant) là giải pháp phục hình răng tối ưu, được nhiều người lựa chọn vì mang lại tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai gần như răng thật và độ bền dài lâu.
Có thể thấy, khi bị sâu răng số 7 hay bất kỳ răng nào khác trên hàm thì nên điều trị càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế những biến chứng nghiêm trọng về sau. Theo đó, tìm đến phòng khám nha khoa uy tín là điều rất quan trọng, giúp bạn giải quyết tình trạng sâu răng nhanh chóng.
Elite Dental – Địa chỉ điều trị sâu răng an toàn, bảo tồn răng tối đa
Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa chuyên sâu, Elite Dental tự hào mang lại cho khách hàng trải nghiệm điều trị nhẹ nhàng và kết quả bền vững. Tất cả nhờ vào các ưu điểm nổi bật bên dưới:
- Đội ngũ bác sĩ Nha khoa tổng quát giỏi và giàu kinh nghiệm thực chiến, tư vấn trung thực và luôn hướng đến phương pháp điều trị bảo tồn mô răng thật tối đa.
- Đặc biệt, nha khoa Elite ứng dụng phương pháp trám răng kỹ thuật số Inlay, Onlay mới nhất với độ chuẩn xác cao, cho hiệu quả trám răng mỹ mãn, bền lâu.
- Hoặc trong trường hợp được chỉ định phải nhổ răng, Elite Dental chủ động áp dụng công nghệ PRF giúp lành thương nhanh cùng máy Piezotome giảm sang chấn, giúp người bệnh có trải nghiệm nhổ răng nhẹ nhàng, ít chảy máu hậu phẫu và hạn chế đau tối đa.
- Sau khi nhổ răng sâu xong, khách hàng có thể lựa chọn thêm các dịch vụ phục hình khác tại nha khoa Elite như trám răng, bọc răng sứ, dán Veneer, trồng răng Implant… Trong đó, Elite Dental có thế mạnh vượt trội trong phương pháp trồng răng Implant, sở hữu đội ngũ chuyên gia nhiều năm tu nghiệp nước ngoài và trang bị nhiều trang thiết bị chuẩn quốc tế (như máy chụp phim CBCT, máy laser, máy PRF, máy Piezotome…).
- Quy trình điều trị chuyên nghiệp, đảm bảo vô khuẩn, tránh hiện tượng lây nhiễm chéo.
>> Khách hàng có nhu cầu vui lòng đặt lịch hẹn cùng đội ngũ bác sĩ chuyên gia tại Nha khoa Elite ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi trực tiếp số (028) 7306 3838 nhé!
>> Tin liên quan: Trồng răng số 7 bao nhiêu tiền?
5. Lời khuyên từ bác sĩ Elite giúp phòng ngừa sâu răng số 7
Thấu hiểu tầm quan trọng của những chiếc răng hàm số 7, mỗi cá nhân nên chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng các gợi ý hữu ích từ bác sĩ Elite Dental bên dưới:
- Đánh răng đều đặn tối thiểu 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng và súc miệng bằng nước muối/sử dụng tăm nước sau khi đánh răng xong.
- Thay bàn chải đánh răng mới mỗi 1 – 2 tháng/lần.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, chất kích thích, đồ có ga…
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
- Chủ động lấy vôi răng cách 6 tháng/lần.
- Ngay khi nhận thấy dấu hiệu sâu răng, bạn nên đến phòng khám càng sớm càng tốt.
Bài viết trên đây đã chia sẻ tất cả thông tin hữu ích về tình trạng răng số 7 bị sâu vỡ, cùng nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả tương ứng. Bạn đừng nên chủ quan trước những cơn đau nhức răng bất kỳ vì chúng có thể là “ngọn nguồn” cản trở tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai về sau.
Xem thêm: > Răng sâu bị vỡ còn chân răng phải làm sao? > Nhổ răng hàm có đau và nguy hiểm không? > Răng bị nứt có sao không?