7 tác hại bọc răng sứ cần chú ý trước khi thực hiện

anh-bac-si-hung
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ Bùi Mạnh Hưng
Bác sĩ điều trị Phục hình thẩm mỹ

Bọc răng sứgiải pháp phục hình răng được áp dụng rộng rãi. Theo đó Bác sĩ sẽ mài đi phần lớn răng để chụp mão sứ phía trên, điều này có thể gây tổn hại đến mô răng thật. Đặc biệt trong trường hợp quy trình thực hiện không đạt chuẩn còn có thể dẫn đến hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu chi tiết về tác hại khi bọc răng sứ không đúng cách và giải pháp khắc phục hiệu quả.

1. Bọc răng sứ có hại không?

Mài răng bọc sứ có thể gây ra nhiều tác hại sau đây nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật: 

1.1. Xâm hại đến răng thật

Với phương pháp bọc răng sứ, Bác sĩ mài đi một phần lớn răng thật để có thể bọc mão sứ phía trên. Vì thế, răng thật của bạn sẽ bị tiêu hao khá nhiều, dẫn đến cảm nhận ăn nhai không còn giống như lúc trước.

1.2. Răng ê buốt, đau nhức, nhạy cảm hơn

Răng bị mài quá nhiều có thể làm cho ngà răng lộ ra. Từ đó, khiến răng trở nên nhạy cảm, khó chịu với các món ăn nóng và lạnh. Chưa kể, nếu Bác sĩ lắp mão răng không chuẩn, lệch lạc so với các răng xung quanh sẽ khiến toàn bộ lực nhai dồn lên răng sứ, từ đó tạo cảm giác ê buốt, đau nhức cho người bệnh.

Xem thêm: 7 cảm giác sau khi bọc răng sứ: Bình thường và bất thường
Tác hại của bọc răng sứ là làm ê buôt răng
Bọc răng sứ có hại không còn phụ thuộc vào kỹ thuật của Bác sĩ, nếu thực hiện không khéo léo có thể khiến người bệnh đau nhức, ê buốt răng khó chịu.

1.3. Răng bọc sứ dễ bị nứt, vỡ

Chất lượng vật liệu răng sứ kém, không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo độ bền tốt cũng là lý do vì sao răng bọc sứ dễ bị nứt, vỡ sau một thời gian. Chưa kể, kỹ thuật bọc sứ của Bác sĩ nếu không chắc chắn còn làm cho mão sứ bong ra khi ăn nhai. Lúc ấy, người bệnh dễ nuốt mão sứ vào dạ dày, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. 

Xem thêm:  Dấu hiệu răng sứ bị hở và đâu là cách khắc phục hiệu quả?

Bọc răng sứ bị hở chân không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống. Thậm chí, nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến hệ quả mất răng thật làm tiêu xương hàm, lệch khớp cắn,... Vậy dấu hiệu…

1.4. Hở cổ chân răng, giắt thức ăn

Một tác hại bọc răng sứ khác người bệnh cần lưu ý đó là tình trạng hở cổ chân răng. Nhiều trường hợp, răng sứ khi được bọc không khít sát vào răng dẫn đến tạo ra khoảng trống. Khi đó, phần nướu quanh chân răng cũng bị chảy xệ xuống, khiến cổ chân răng lộ ra, làm giắt thức ăn trong quá trình ăn uống. Về lâu dài, tình trạng này gây tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. 

Xem thêm: Trồng răng sứ không có chân răng

1.5. Viêm nướu và hôi miệng

Như đã đề cập, nếu kỹ thuật bọc răng sứ không chắc chắn, có thể làm mão sứ không khít sát với cùi răng, tạo ra nhiều khoảng trống. Khi ấy, thức ăn dễ bị lưu lại quanh răng và hình thành vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra nhiều vấn đề như viêm nướu, hôi miệng. 

Xem thêm: Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và giải pháp
Hôi miệng cũng là tác hại của bọc răng sứ
Hôi miệng cũng là một hậu quả của việc mài răng bọc sứ sai kỹ thuật, tạo nhiều khoảng trống trên răng, khiến vi khuẩn tấn công và phát triển.

1.6. Lệch khớp cắn, ăn nhai khó khăn

Lệch khớp cắn xảy ra khi Bác sĩ ghi nhận dấu hàm không chính xác, dẫn đến mão sứ không được chế tác vừa khít với cùi răng thật. 

Ngoài ra, kỹ thuật mài răng không đều nhau hoặc Bác sĩ không kiểm tra lại khớp cắn sau khi gắn mão sứ, cũng là nguyên nhân làm sai lệch khớp cắn. Hậu quả của việc này là người bệnh ăn uống khó khăn, dễ bị đau nhức hàm. Đồng thời, áp lực lên khớp hàm sẽ bị tăng lên, dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm

Xem thêm: Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, kênh, cộm

1.7. Gây ra bệnh lý răng miệng

Nếu bọc răng sứ sai kỹ thuật, răng bị xâm lấn quá nhiều có thể tạo khe hở giữa cùi răng và mão răng. Đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm lợi, viêm tủy, viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng.

Như vậy, đối với thắc mắc mài răng bọc răng sứ có tác hại gì không thì đáp án chính là CÓ trong trường hợp người bệnh thực hiện ở địa chỉ không uy tín, tay nghề Bác sĩ kém và vật liệu không chất lượng.

Xem thêm:  13 bệnh về răng miệng thường gặp, cần đặc biệt lưu ý

Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung. Dù vậy, hầu hết các bệnh răng miệng có thể phòng ngừa nếu…

2. Làm thế nào để hạn chế tác hại bọc răng sứ?

Sau đây là một số lưu ý khi làm răng sứ để ngăn ngừa hậu quả ảnh hưởng sức khỏe răng miệng:

2.1. Lựa chọn địa chỉ làm răng sứ uy tín

Kết quả bọc răng sứ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của Bác sĩ. Vì thế, bệnh nhân nên cân nhắc lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, để đảm bảo kỹ thuật mài cùi răng chuẩn xác, kiểm soát và xử lý tốt trong quá trình bọc răng. Nhờ đó, mang lại hiệu quả như mong muốn mà không phát sinh biến chứng nguy hiểm. 

Mặt khác, bọc sứ ở nha khoa uy tín giúp người bệnh an tâm hơn về chất lượng và độ bền của răng sứ. Cùng với trang thiết bị hiện đại hỗ trợ khâu điều trị, mang lại trải nghiệm làm răng sứ nhẹ nhàng, an toàn và có kết quả tốt nhất. 

Bọc răng sứ tại phòng khám uy tín để tránh tác hại của bọc răng sứ để lại
Bọc răng sứ tại phòng khám uy tín, có đội ngũ Bác sĩ hàng đầu giúp người bệnh an tâm hơn và có trải nghiệm an toàn, nhẹ nhàng.
Xem thêm: 
> Có thể bọc răng sứ lần 2 không? Khi nào nên thực hiện?
> Trường hợp nào có thể làm răng sứ nguyên hàm?

2.2. Chăm sóc răng sứ kỹ lưỡng

Để duy trì thời gian sử dụng răng sứ lâu bền và tránh xảy ra tác hại bọc răng sứ, người bệnh cần chú ý chăm sóc răng đúng cách, cụ thể:

  • Thời gian đầu sau khi bọc sứ, bệnh nhân chỉ nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, cũng như chia đều lực nhai cả 2 bên hàm. 
  • Không dùng răng để mở nắp chai hoặc cắn xé bao bì bởi làm cho răng sứ bị tróc, bể, vỡ. 
  • Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, nhất là khi mới bọc răng sứ xong. Đồng thời, cần hạn chế đồ uống có gas, có màu và hút thuốc lá vì có thể ảnh hưởng đến men răng.
  • Vệ sinh răng mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm, kết hợp dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch toàn bộ mảng bám trên răng. 
  • Chủ động khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ theo khuyến nghị của Bác sĩ. 

2.3. Lựa chọn phương pháp khác

Mặc dù nhu cầu thẩm mỹ răng để có được nụ cười rạng rỡ là một nhu cầu chính đáng, nhưng chúng ta chỉ có một hàm răng để đi theo đến suốt cuộc đời nên người bệnh phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. 

Đối với bọc răng sứ, chỉ có trường hợp răng bị sâu, vỡ mảng lớn hoặc hư tủy thì mới nên thực hiện. Nếu răng còn khỏe mạnh thì khuyến khích bệnh nhân nên ưu tiên phương pháp khác, ít xâm lấn và bảo tồn răng thật tối đa, chẳng hạn như: 

Dán sứ Veneer: Đối với Cô Chú/Anh Chị có nhu cầu phục hình răng vì mục đích thẩm mỹ thì dán sứ Veneer là một lựa chọn phù hợp. Với điều trị này, Bác sĩ chỉ cần mài đi một lớp mỏng trên răng (khoảng 0,3 – 0,5mm) nên hạn chế xâm lấn tối đa đến mô răng thật, nhờ vậy cũng đảm bảo an toàn hơn và còn mang đến kết quả thẩm mỹ cao cho người bệnh. 

Xem thêm: 
> Dán sứ veneer và bọc răng sứ có gì khác nhau? Loại nào tốt hơn?
> Trồng răng sứ thẩm mỹ – Phục hình răng hoàn hảo

Trồng răng Implant: Đối với Cô Chú/Anh Chị có mục đích phục hình răng mất thì nên lựa chọn cấy ghép Implant. Phương pháp này đưa trụ Implant vào xương hàm nhằm thay thế cho chân răng bị mất. Do không cần mài các răng khỏe mạnh bên cạnh nên cấy ghép Implant giúp bảo tồn răng thật tối đa, đồng thời còn giúp người bệnh có hàm răng đẹp, nụ cười trẻ trung nhờ ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm.

Phương pháp trồng răng Implant có nguy hiểm không?
Trồng răng Implant đảm bảo tính thẩm mỹ cao và cải thiện chức năng ăn nhai tối ưu cho người bệnh.

Điều quan trọng là kể cả khi bọc răng sứ, dán sứ Veneer hay trồng răng Implant thì người bệnh cũng phải lựa chọn địa chỉ uy tín để có kết quả hài lòng, mỹ mãn.

Trong suốt hơn 10 năm qua, Elite Dental tự hào là trung tâm nha khoa chuyên sâu, hàng đầu tại TP.HCM với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao với nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài, đảm bảo tư vấn toàn diện, xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp và tính toán tỷ lệ mài răng chính xác để bảo tồn răng thật tối đa. Qua đó, mang lại kết quả ổn định, lâu dài cho nụ cười của Khách hàng. 
  • Elite Dental ứng dụng kỹ thuật số hiện đại trong quá trình điều trị, giúp bệnh nhân có trải nghiệm chữa răng nhẹ nhàng, đạt hiệu quả thẩm mỹ. Trong đó, phải nhắc đến công nghệ CAD/CAM được phát triển bởi hệ thống Sirona của Đức. Công nghệ này giúp ghi dấu chính xác, trực quan tình trạng răng của người bệnh. Từ đó, thiết kế và chế tác miếng sứ vừa khít, hạn chế tối đa biến chứng không mong muốn. 
  • Elite Dental cam kết sử dụng vật liệu (mão sứ, miếng dán sứ, trụ Implant) chính hãng, được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, giúp Khách hàng an tâm hơn khi điều trị và có kết quả bền vững. 
Công nghệ CAD/CAM tại nha khoa Elite Dental
Tại Elite Dental, Khách hàng được trải nghiệm quy trình bọc răng sứ với công nghệ CAD/CAM hiện đại, đảm bảo chế tác miếng sứ vừa khít, thẩm mỹ và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho bạn.

Minh chứng mạnh mẽ cho quá trình chuyên tâm, chu đáo của Elite Dental là hàng trăm nụ cười hài lòng với hàm răng đều, khỏe mạnh, tỏa sáng rạng rỡ của Khách hàng. Đây cũng là động lực để Elite Dental tiếp tục hành trình hoàn thiện nụ cười mới toàn diện khác trong tương lai. Hãy liên hệ với nha khoa Elite TẠI ĐÂY, nếu như Cô Chú/Anh Chị đang gặp phải bất kỳ vấn đề răng nào. 

Tóm lại, tác hại của bọc răng sứ là hoàn toàn có thể xảy ra nếu như thực hiện ở cơ sở không uy tín, Bác sĩ thiếu kinh nghiệm. Để hạn chế tối đa tình trạng này, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy, có đội ngũ được đánh giá cao cũng như trang bị máy móc hiện đại, đúng quy trình y khoa tiêu chuẩn. Như vậy, người bệnh mới an tâm hơn trong quá trình điều trị và có kết quả phục hình răng mỹ mãn, ổn định lâu dài.

Các bài viết liên quan:
> Bọc răng sứ có đau không? Có ê buốt, khó chịu không?
> 7 kinh nghiệm làm răng sứ đảm bảo hiệu quả, an toàn
> Bọc răng sứ mất bao lâu? Khi nào răng sứ phục hồi hoàn toàn?
> Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Nên ăn gì và kiêng gì?

Bài cùng chuyên mục