Thời gian vừa qua, Elite Dental nhận được nhiều thắc mắc về tình trạng gãy răng chủ yếu do thói quen ăn nhai đồ cứng hoặc do tai nạn, chấn thương. Những vết nứt gãy ở răng gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người kém tự tin nên khá băn khoăn không biết xử trí thế nào? Do đó trong bài viết này, Elite Dental chia sẻ rõ hơn về tình trạng gãy răng thường gặp và hướng dẫn cách khắc phục phù hợp, ngăn ngừa biến chứng.
Mục lục
1. Những dấu hiệu khi bị gãy răng
Bạn dễ dàng nhận biết mình bị nứt gãy răng bằng cách quan sát liệu trên răng có vết rạn hay không. Có nhiều trường hợp răng gãy khác nhau như rạn chân răng, gãy thân răng (toàn bộ hoặc một phần) theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc, gãy nứt chân răng, xuất hiện đường rạn ở thân răng hoặc chân răng đi sâu vào lớp ngà và lan xa đến cạnh bên của răng.
Tùy trường hợp nứt gãy răng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nướu sưng đỏ, đau nhức, ê buốt và thậm chí là hỏng tủy, chết tủy nếu không xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân nào khiến gãy chân răng?
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng dễ bị gãy nứt như:
2.1 Thói quen nghiến răng
Hiện tượng nghiến răng mất kiểm soát trong lúc ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh tự nhiên bị gãy răng. Vì thao tác nghiến chặt liên tục hai hàm răng với nhau vô tình tạo ra áp lực lớn lên răng, dễ gây mài mòn men răng rồi nứt gãy.
2.2 Thói quen ăn đồ quá cứng
Nhiều người thích cảm giác nhai thức ăn giòn cứng như đá viên, bánh quy, kẹo… nhưng điều này thực sự không tốt cho răng. Vì khi tác động một lực quá mạnh và bất ngờ thì răng dễ gãy, đau nhức.
2.3 Tai nạn, chấn thương
Mọi vận động hàng ngày như đi, đứng, chạy, nhảy… nếu không cẩn thận đều có thể tiềm ẩn nguy cơ té ngã, dẫn đến nứt gãy chân răng, thân răng (nhất là ở phần răng cửa).
2.4 Đã từng trám răng sai kỹ thuật
Nếu nha sĩ thực hiện trám răng sai phương pháp, không cẩn thận thì phần trám thêm dễ bị vỡ, nứt sau một thời gian sử dụng. Nghiêm trọng hơn, người bệnh phải đối mặt với tình trạng hỏng men răng, nhiễm trùng răng, tổn thương nướu…
>> Tìm hiểu: Trám phòng ngừa sâu răng Có nên trám răng sữa cho trẻ?
2.5 Các yếu tố nguy cơ khác
Hiện tượng răng gãy đôi, nứt vỡ có thể đến từ tuổi tác cao, khiến mô răng lão hóa, suy yếu, hay chế độ dinh dưỡng chưa cân đối, nhất là thiếu Canxi, vitamin D làm cho răng dễ bị rụng, gãy.
3. Bị gãy răng có sao không?
Dưới đây là những tác hại không ngờ khi bạn bị nứt vỡ, gãy răng:
3.1 Ảnh hưởng khả năng ăn nhai
Chức năng cơ bản nhất của hàm răng là nhai, nghiền thức ăn. Gãy răng đồng nghĩa rằng cấu trúc răng bị thay đổi, cản trở khả năng ăn nhai bình thường và gây áp lực cho dạ dày, đường ruột.
3.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Dù chỉ là một vết nứt nhỏ ở thân răng hay chân răng, mảng bám thức ăn và cao răng đều có cơ hội tích tụ ngày một nhiều, nhưng lại khó vệ sinh sạch sẽ, triệt để. Điều này gây ra những vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu…
Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung. Dù vậy, hầu hết các bệnh răng miệng phổ biến hiện nay đều…
3.3 Tăng nguy cơ mất răng
Khi gãy răng, nếu không xử trí kịp thời thì nguy cơ mất răng vĩnh viễn và ảnh hưởng xấu đến tủy răng rất lớn.
Mất răng dù chỉ một hoặc vài chiếc là điều rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm sự tự tin trong giao tiếp mà còn gây trở ngại trong ăn nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Trong bài…
3.4 Ảnh hưởng sức khỏe tổng thể
Tình trạng đau nhức, ê buốt răng kéo dài tác động tiêu cực đến hoạt động sinh hoạt thường ngày (điển hình là gây đau đầu, chóng mặt, ăn uống không ngon miệng…). Về lâu dài, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu chất.
3.5 Gây mất thẩm mỹ
Đối với trường hợp gãy răng cửa sẽ gây ảnh hưởng thẩm mỹ nụ cười, khiến bệnh nhân ngại ngùng và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
4. Gãy răng có tự hồi phục không?
Nếu trẻ nhỏ bị gãy răng sữa thì có thể xử trí bằng cách đợi răng vĩnh viễn thay mới hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người trưởng thành hoặc trẻ trên 12 tuổi đã qua độ tuổi thay răng thì khi bị gãy răng không thể tự hồi phục được. Khi đó muốn khắc phục hiệu quả, bệnh nhân cần có sự can thiệp thích hợp từ nha khoa.
>> Có thể bạn quan tâm: Quá trình thay răng của trẻ em từ 6 - 12 tuổi
5. Cách xử trí và khắc phục gãy răng
Ngay khi phát hiện răng bị gãy, người bệnh hãy cố gắng giữ bình tĩnh, tuyệt đối không chạm vào phần thân răng hoặc chân răng đã gãy để tránh gây thêm áp lực lên răng hoặc nhiễm trùng. Tiếp theo nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước sạch, lưu giữ phần răng bị gãy và đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Sau khi khám tổng thể, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ Elite Dental sẽ tư vấn biện pháp phù hợp. Dưới đây là những phương pháp hữu ích thường dùng:
5.1 Trám răng
Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) được ưu tiên sử dụng cho trường hợp gãy răng nhẹ và còn chân răng. Bác sĩ sau khi vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ lấy vật liệu nhân tạo thích hợp như Amalgam, trám Composite… để làm đầy phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ tự nhiên, bảo đảm khả năng ăn nhai mà không can thiệp đến cấu trúc răng ban đầu.
5.2 Bọc răng sứ/Dán sứ Veneer
Trong trường hợp răng bị gãy, nứt hay mẻ mà không ảnh hưởng đến tủy răng, bạn có thể khắc phục bằng phương pháp Dán sứ Veneer. Khi thực hiện dán Veneer sứ, Bác sĩ chỉ mài một lớp mỏng trên bề mặt răng, nhờ đó bảo tồn tối đa mô răng thật, nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền cao.
Với tình trạng răng bị gãy một phần thân răng, đã ảnh hưởng đến tủy răng nhưng chân răng vẫn còn chắc chắn thì phương pháp bọc răng sứ là phù hợp.
Tuy nhiên, bọc răng sứ có nhược điểm lớn là phải mài cùi răng, vì vậy có thể ảnh hưởng răng thật bệnh nhân. Để khắc phục vấn đề này tối đa, các bác sĩ Elite Dental luôn thăm khám kỹ càng và thực hiện mài răng theo đúng tỷ lệ chuẩn, đảm bảo không xâm phạm khoảng sinh học. Đồng thời tại Elite còn ứng dụng lấy dấu kỹ thuật số và chế tác mão răng sứ bởi hệ thống CAD/CAM với độ chuẩn xác cực cao. Nhờ đó, kết quả phục hình răng như ý, khớp cắn chuẩn, bảo toàn tối đa răng thật.
5.3 Trồng răng Implant
Trong trường hợp người bệnh bị gãy răng nặng, chân răng lung lay, thông thường, bác sĩ chỉ định phải nhổ bỏ, sau đó cấy ghép Implant (hay trồng răng Implant, cắm Implant). Cụ thể, bệnh nhân được cấy ghép một hoặc một vài trụ Implant (hay chân răng nhân tạo) bằng Titanium, trực tiếp vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất rồi lắp mão sứ lên trên tựa như chiếc răng hoàn chỉnh.
Các ưu điểm nổi bật của phương pháp là khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật (lên đến 95%), giải quyết hiệu quả mọi trường hợp gãy răng hoặc mất răng, mang lại tính thẩm mỹ cao, cam kết bảo toàn răng thật tối đa với độ bền lâu dài và ngăn ngừa phần lớn biến chứng do mất răng.
Khi cắm Implant tại Nha khoa Elite – một trong những trung tâm cấy ghép Implant hàng đầu, khách hàng an tâm rằng sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên sâu với nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài.
Đồng thời, Elite cũng tự hào là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng và đồng bộ kỹ thuật số trong toàn bộ quy trình trồng răng Implant, điển hình như máy chụp phim CBCT cho hình ảnh chính xác, PRF giúp lành thương nhanh và giảm sưng đau, máy Piezotome giúp giảm sang chấn… Nhờ vậy mà khách hàng có trải nghiệm điều trị nhẹ nhàng, kết quả bền vững.
Đến đây, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng gãy răng và tìm được cách giải quyết hợp lý nhất. Hãy chủ động quan tâm và chăm sóc sức khỏe răng miệng mỗi ngày để gìn giữ nụ cười tươi xinh, tự tin nhé!
>> Đặt lịch khám răng miệng với đội ngũ bác sĩ chuyên gia tại Elite Dental ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi trực tiếp số 028 7306 3838 nhé!
Xem thêm: > Mất răng lâu năm có trồng được không? > Trẻ rụng răng sữa lâu rồi mà răng vĩnh viễn chưa mọc > Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng phải làm sao?