Hỏi – Đáp về chỉnh nha trẻ em

Tư vấn chuyên môn bài viết Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Tổng quát - Chỉnh nha
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Nụ cười tự tin của con chính là niềm vui của người làm cha làm mẹ. Khi con đến tuổi thay răng, nhiều phụ huynh luôn băn khoăn và có rất nhiều câu hỏi dành cho các bác sĩ về sức khỏe răng miệng của con mình.

Răng mọc lệch lạc nhiều thì nên niềng răng từ khi nào là phù hợp? Thời gian niềng bao lâu? Có những phương pháp niềng răng nào? Những lưu ý gì cho trẻ khi niềng răng?… tất tần tật điều Ba Mẹ thắc mắc về kiến thức nha khoa và chỉnh nha tăng trưởng cho trẻ ngay từ khi 6 tuổi sẽ được Elite Dental sẽ giải đáp chi tiết.

1. Hỏi: “Bé nhà mình năm nay 5 tuổi, mình thấy bé bị móm thì phải làm sao ạ?”

Bị móm là trường hợp không hề hiếm gặp ở các bé trong độ tuổi thay răng từ 6-12 tuổi. Hầu hết trẻ em bị móm xương – nghĩa là xương hàm dưới phát triển ra trước so với xương hàm trên, thường thể hiện với khớp cắn ngược. Ba Mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy dấu hiệu răng cửa hàm dưới của con phủ ngoài răng cửa hàm trên. Khi trẻ cười, sẽ không lộ răng cửa hàm trên mà chỉ nhìn thấy cung răng dưới.

Khi gặp phải trường hợp này nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chỉnh nha trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào quá trình thay răng sữa. Vì khi trẻ gặp phải tình trạng móm ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt khiến trẻ sẽ tự ti với bạn bè và ngần ngại khi giao tiếp. Ngoài ra, về khoa học, sự tăng trưởng của xương hàm trên sẽ kết thúc ở giai đoạn dậy thì (11-13 tuổi). Trong khi đó, xương hàm dưới hoàn tất việc phát triển muộn hơn khi trẻ được 15-18 tuổi. 50% các trường hợp móm xương là do xương hàm trên kém phát triển hơn xương hàm dưới. Sự điều chỉnh về vị trí của xương hàm trên chỉ có thể thực hiện trước tuổi dậy thì. Nếu xương hàm trên được điều chỉnh trong giai đoạn trẻ từ 6-11 tuổi (trước giai đoạn dậy thì) sẽ giúp sai hình móm được khắc phục hoàn toàn đem lại kết quả tốt hơn.

Khi đến Elite Dental, bác sĩ sẽ khám và thực hiện một số khảo sát bằng phim chụp X-Quang để chẩn đoán rõ tình trạng xương và răng của trẻ để tư vấn cho phụ huynh hướng điều trị cụ thể, phù hợp với từng trẻ. Sự can thiệp đúng lúc sẽ giúp giảm thiểu các sai lệch xương, loại bỏ các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển răng và xương hàm như: tật đẩy lưỡi có thể gây tình trạng khớp cắn hở, bú bình hay mút tay kéo dài (sau 4 tuổi) dẫn đến hô răng hoặc hô xương hàm, trẻ bị thở miệng do VA hoặc Amidan to và viêm nhiễm, có thể dẫn đến tình trạng hẹp hàm trên và lùi hàm dưới, gây ra hô nhiều,… Thời điểm là tất cả, điều trị đúng lúc, đúng cách chính là phương pháp tốt nhất.

Tham khảo:
> Có nên niềng răng móm không, chi phí bao nhiêu?
> Niềng răng móm thời gian bao lâu?

2. Hỏi: “Bác sĩ cho tôi hỏi: con tôi năm nay 15 tuổi rồi mà chưa thay 2 cái răng sữa hàm dưới là sao? Cảm ơn bác sĩ?”

Theo khoa học, thời gian thay răng của trẻ sẽ hoàn tất vào lúc 15 tuổi, răng số 7 (răng hàm số 2) cũng đang mọc hoàn thiện và mầm răng số 8 (răng khôn) cũng bắt đầu xuất hiện. Nếu đến thời điểm nói trên mà trẻ vẫn còn 2 răng sữa hàm dưới chưa thay thì phụ huynh cần cho trẻ đến các nha khoa uy tín để thăm khám chỉnh nha. Các bác sĩ sẽ thực hiện chụp phim X-Quang để theo dõi cụ thể những vấn đề phía trong xương hàm.

Với kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ tại Elite đã gặp khá nhiều trường hợp thì Elite có thể đưa ra 2 trường hợp giả định. Đầu tiên là có thể do trẻ không có mầm răng vĩnh viễn bẩm sinh nên 2 răng sữa hàm dưới không rụng đi. Trường hợp thứ 2 có thể do trẻ có răng dư mọc ngầm gây cản trở đường mọc xuống của răng vĩnh viễn nên các răng vĩnh viễn không thể mọc bình thường được.

Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Do vậy, phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay để có thể kịp thời xác định nguyên nhân và đưa ra các phương pháp điều trị cho trẻ.

Thông tin thêm:
> Sao bé lớn rồi mà vẫn chưa mọc răng?
> Răng mọc ngầm Mesiodens và những điều cần biết
> Những lưu ý khi trẻ thay răng để con có một hàm răng đẹp

3. Hỏi: “Mới tám tuổi mà cũng thấy hơi hô nướu và răng phải làm sao?”

Hở nướu là tình trạng biểu hiện với khớp cắn sâu, hàm trên cắn chùm nhiều xuống hàm dưới, che hầu hết hàm dưới, dáng răng ngắn và nướu lộ nhiều khi cười. Đối với những trường hợp như vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đến nha khoa thăm khám trực tiếp với bác sĩ chỉnh nha. Hở nướu có thể được can thiệp ngay từ khi trẻ lên 5-6 tuổi với khí cụ EF hiện đại. Đó là một máng ngậm cho trẻ vào ban đêm, giúp nâng khớp cắn, khắc phục tình trạng hở nướu.

Không bao giờ là quá muộn để giúp con em mình có một nụ cười thật đẹp và khỏe.

4. Hỏi: “Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em 28 tháng tuổi; rất ít ăn bánh kẹo; đồ ngọt; đánh răng 2 lần (bé đánh rồi mẹ đánh lại giúp con) nhưng gần đây bé có hiện tượng ố vàng chân răng thì khắc phục như thế nào ạ?”

Vấn đề chân răng ố vàng có thể đến từ lý do men răng của trẻ yếu. Các bậc phụ huynh có thể xem lại chế độ ăn uống, lượng kem đánh răng vừa đủ và loại kem đánh răng nào là phù hợp. Ở độ tuổi trên có thể sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt gạo hoặc hạt đậu để đảm bảo chất lượng vệ sinh răng miệng. Ngoài ra Ba Mẹ nên chọn loại kem đánh răng chứa flo giúp ngăn ngừa sâu răng cho trẻ em. Bên cạnh đó, yếu tố ăn uống cũng rất quan trọng, cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn thêm rau xanh, sữa chua, sữa không đường để giúp răng khỏe mạnh hơn.

Khi trẻ lên 3 tuổi, phụ huynh cần đưa bé đi khám nha khoa định kỳ để bác sĩ giúp mẹ theo dõi tình trạng răng miệng của bé tốt nhất.

Xem thêm:  Nha khoa trẻ em

Nha khoa trẻ em bao gồm chăm sóc, theo dõi và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng cho trẻ trong độ tuổi răng sữa và thay răng vĩnh viễn, có thể bắt đầu với trẻ từ 3 cho đến 15 tuổi. Lựa chọn phòng…

5. Hỏi: “Tại sao trẻ mọc răng mà chen chúc với lệch đè lên nhau vậy bác sĩ? Có cách nào giúp trẻ không ạ thấy hàm răng lộn xộn mà sốt ruột, bé 7 tuổi ạ”

Hiện tượng mọc răng chen chúc lệch lạc có thể do kích thước xương hàm hẹp theo chiều ngang hoặc có lệch lạc giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước sau như hô và móm. Mức độ chen chúc nhiều cũng có thể đến từ việc răng có kích thước quá to nên sẽ mọc lấn chỗ của những răng còn lại.

Khi trẻ bước vào độ tuổi thay răng, phụ huynh cần đến các nha khoa uy tín để tầm soát khuynh hướng tăng trưởng xương hàm và theo dõi sự mọc răng cho trẻ. Tùy thuộc vào tình trạng răng sau khi đã thăm khám và tầm soát, Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết và tư vấn chính xác thời điểm can thiệp cho hiệu quả tối ưu.

Hiện tại ở Elite có 2 loại khí cụ có thể dùng để điều trị tình trạng hẹp hàm chiều ngang: Khí cụ nong hàm cố định (quad-helix) và khí cụ nong rộng tháo lắp (là EF). Loại cố định thì phù hợp cho các bé nhỏ đã mọc răng vĩnh viễn số 6 để có thể gắn khâu. Loại tháo lắp thì dành cho các bé nhỏ hơn chưa mọc răng vĩnh viễn số 6 dùng để can thiệp tiền chỉnh nha. Tham khảo phương pháp nong hàm khắc phục tình trạng hàm hẹp TẠI ĐÂY.

Chỉnh nha, chỉnh hình răng có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên theo Hiệp hội Chỉnh Nha Hoa Kỳ (ADA), nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị niềng răng là trong độ tuổi 6-11 tuổi. Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng, nắn chỉnh xương và sắp xếp lại các răng. Các bậc phụ huynh cần sớm quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ để giúp con em mình có thể nở nụ cười rạng rỡ và thật tự tin trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô.

Có thể bạn quan tâm:
> Thời gian tốt nhất để tầm soát niềng răng cho trẻ
> Giúp trẻ thăng bằng tâm lý khi niềng răng
> Có nên cho trẻ niềng răng không?

Bài cùng chuyên mục