Hàm Trainer cho bé có tốt không? 8 điều quan trọng cần nhớ

Tư vấn chuyên môn bài viết Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Ngọc
Bác sĩ điều trị Tổng quát - Chỉnh nha
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh

“Bé nhà tôi 6 tuổi đang bắt đầu giai đoạn thay răng sữa, nhưng có dấu hiệu răng mọc lệchsai khớp cắn. Tôi đọc nhiều tin quảng cáo thấy có bán hàm Trainer chỉnh nha cho bé, nhưng vẫn thắc mắc vậy đeo hàm Trainer có tốt không?” Đây là thắc mắc của một phụ huynh gửi về cho Trung tâm Nha khoa Elite Dental.

Vì cũng có rất nhiều phụ huynh khác quan tâm đến phương pháp niềng răng Trainer cho trẻ em, nên Elite Dental sẽ giải thích rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hàm Trainer (khí cụ EF) cho bé là gì?

Hàm Trainer (Trainer Alignment, hay thường được biết đến là khí cụ EF) là một loại khí cụ hướng dẫn chức năng và hướng dẫn răng, được áp dụng vào giai đoạn tiền chỉnh nha cho trẻ từ 3 – 15 tuổi, giúp điều trị sớm những sai lệch khớp cắn và sai lệch răng ở trẻ (kể cả ở giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp).

Tìm hiểu thêm: 
> Tổng hợp các loại khí cụ niềng răng phổ biến
> Chỉnh nha là gì? Trường hợp nào cần chỉnh nha?

Hàm Trainer được mô phỏng theo cung răng parabol, thiết kế sẵn tương thích với vị trí răng và các cơ quan xung quanh (như môi, má, lưỡi), không có mắc cài hay dây cung. Loại khí cụ này được làm bằng nhựa thích hợp sinh học với cơ thể, hoàn toàn mềm mại và không gây khó chịu.

Hàm trainer cho bé
Hàm Trainer cần được đeo đúng độ tuổi và kích cỡ thì mới mang lại hiệu quả chỉnh nha tối đa.

2. Có mấy loại hàm Trainer cho trẻ em?

Hiện hàm Trainer cho bé có các loại chủ yếu sau:

  • EF Kid: Dành cho bé 3 – 5 tuổi đang còn răng sữa.

Hàm trainer EF Kid

  • EF Start: Dành cho bé 5 – 8 tuổi đang thay 2 răng cửa.

Hàm trainer EF Start

  • EF T Slim: Dành cho bé 8 – 11 tuổi đang thay 4 răng cửa.

Hàm trainer EF T Slim

  • EF Guide: Dành cho bé 11 – 15 tuổi đang thay răng nanh và răng cối nhỏ.

Hàm trainer EF Guide

  • EF Profil: Dành cho bé 9 – 15 tuổi có răng chen chúc nhiều.

Hàm trainer EF Profil

  • EF Classe II 2 Steps: Dành cho bé 7-12 tuổi, răng chìa >= 10mm.

Hàm trainer EF Classe II 2 Steps

  • EF Classe II Slim: Dành cho bé 5 – 8 tuổi, răng chìa 5 – 6mm.

Hàm trainer EF Classe II Slim

  • EF Classe II Standard: Dành cho bé 8 – 11 tuổi, răng chìa 5 – 6mm.

Hàm trainer EF Classe II Standard

  • EF Classe II Large: Dành cho bé 11 – 15 tuổi, răng chìa 5 – 6mm.

Hàm trainer EF Classe II Large

  • EF Classe III Pettit: Dành cho trẻ cắn ngược từ 5 – 8 tuổi.

Hàm trainer EF Classe III Petit

  • EF Classe III Standard: Dành cho trẻ cắn ngược 8 – 11 tuổi.

Hàm trainer EF Classe III Standard

  • EF Braces: 2 hàm, dành cho bé 11 – 15 tuổi, đeo với chỉnh nha mắc cài.

Hàm trainer EF Braces

  • EF Protect: 1 hàm, dành cho bé 11 – 15 tuổi, đeo khi chỉnh nha mắc cài.

Hàm trainer EF Protect

  • EF TMJ: Khắc phục trường hợp đau khớp thái dương hàm ATM.

Hàm EF TMJ

3. Niềng răng bằng hàm Trainer cho bé có thực sự hiệu quả?

Phương pháp chỉnh nha bằng hàm Trainer thực sự hiệu quả khi có thể ngăn các hoạt động cận chức năng gây hại của môi, má, lưỡi đến sự phát triển của bộ răng; từ đó ngăn ngừa sự lệch lạc của bộ răng sau này và hướng dẫn các răng mọc đúng vị trí. Đặc biệt, nhờ thiết kế độc đáo của hàm Trainer mà đây được xem là khí cụ duy nhất có thể điều trị các trường hợp lệch lạc đường giữa.

Việc đeo hàm Trainer được xem là một bước tiền chỉnh nha cho trẻ, giúp chỉnh nha trong tương lai dễ dàng, toàn diện hơn, hạn chế nhổ răng và giúp bé thay đổi những thói quen ảnh hưởng xấu đến răng miệng.

Nhìn chung, có rất nhiều loại hàm Trainer với chức năng khác nhau, điều trị cho những sai lệch tùy theo từng trường hợp. Do đó, phụ huynh không tự ý mua hàm Trainer được rao bán tràn lan bên ngoài và sử dụng cho trẻ tại nhà. Vì có những trường hợp chống chỉ định với phương pháp này như: khớp cắn hạng III nặng (khớp cắn ngược, răng móm), nghẽn đường mũi hoàn toàn hoặc sai khớp cắn quá nặng. Tốt nhất, để trẻ đeo hàm Trainer đạt hiệu quả răng mọc thẳng hàng, đều đẹp, tránh những rủi ro không đáng có, trẻ cần được thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ chỉnh nha giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâm sàng.

Có thể bạn quan tâm:
> 5 lý do trẻ nên gặp bác sĩ chỉnh nha sớm
> Headgear - Khí cụ chỉnh nha, chỉnh xương hàm hô hiệu quả
> Khí cụ chỉnh nha có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?

4. Trường hợp nên và không nên đeo hàm Trainer

Thông thường, hàm Trainer được chỉ định trong các trường hợp:

  • Răng chen chúc
  • Khớp cắn hạng II chi 1 và chi 2
  • Khớp cắn hạng III nhẹ
  • Cắn hở
  • Cắn sâu
  • Bé có tật đẩy lưỡi, mút tay
  • Kém trương lực cơ môi
  • Tật cắn môi dưới, để lưỡi thấp
  • Nhô xương ổ hàm trên.

Ngoài ra, một số trường hợp chống chỉ định đeo hàm Trainer là:

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Khớp cắn hạng III nặng.
  • Nghẽn đường mũi hoàn toàn.
  • Sai khớp cắn quá nặng.

Chống chỉ định tương đối

  • Trường hợp trẻ cắn ngược có răng hàm cần nong rộng theo chiều ngang trước khi dùng khí cụ chức năng.
  • Trường hợp cắn ngược nhẹ cần được tái khám sau khi mang khí cụ EF Line.
  • Một số trẻ phải thở miệng do mắc bệnh lý tai mũi họng, vẹo vách ngăn, dị ứng… cần được chuẩn đoán và điều trị tai mũi họng trước khi điều trị với khí cụ.
  • Trẻ có thắng lưỡi quá ngắn, nên cắt thắng và tập lưỡi trước khi điều trị với EF Line.
Bác sĩ đang tư vấn cho phụ huynh
Phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm để thăm khám tình trạng có đeo hàm Trainer được không và tư vấn khí cụ phù hợp.

>> Bài viết tham khảo: Niềng răng có phải nhổ răng không?

5. Quy trình nắn chỉnh răng cho bé bằng hàm Trainer

Bước 1: Đưa bé khám tổng quát cùng bác sĩ để đánh giá nhu cầu và tìm hiểu các tiền sử bệnh răng miệng của trẻ.

Bước 2: Bé sẽ được chụp phim x-quang xương hàm, hình trong miệng để thu thập dữ liệu điều trị chỉnh nha.

Bước 3: Bác sĩ chẩn đoán và xác định đúng loại hàm Trainer cho bé.

– Bước 4: Bác sĩ hướng dẫn đeo hàm cho bé.

Bước 5: Trẻ sẽ cần mang tối thiểu là 2 giờ ban ngày và cần mang suốt đêm khi ngủ. Liệu trình bao lâu tùy thuộc vào từng bé, cần đến tái khám định kỳ để thay hàm phù hợp.

Xem thêm:  Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào? Gồm mấy bước?

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục khuyết điểm răng miệng, mang đến hàm răng mới, đều đẹp và chắc khỏe. Song, để kết quả sau niềng đạt hiệu quả cao nhất thì quy trình niềng răng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy trình tự các bước trong…

6. Hướng dẫn cách đeo hàm Trainer cho trẻ em đúng chuẩn

Nhằm đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, trẻ cần biết cách đeo hàm Trainer chính xác. Các bước đeo như sau:

  • Bước 1: Đặt khí cụ vào phần hàm dưới của răng.
  • Bước 2: Hướng dẫn trẻ điều chỉnh lưỡi sao cho về đúng vị trí thẻ lưỡi hàm Trainer.
  • Bước 3: Cho bé nhẹ nhàng cắn hàm răng trên xuống hàm Trainer, ngậm miệng để hàm bắt đầu hoạt động và thở bằng mũi trong quá trình đeo.

7. Chia sẻ cách giúp trẻ hợp tác đeo hàm Trainer thoải mái

Trong thời gian đầu đeo hàm Trainer, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, bất hợp tác và đôi khi vô tình ‘nhai’ phải khí cụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá lo lắng, hãy áp dụng những cách dưới đây để giúp trẻ thích nghi với việc đeo hàm Trainer dễ dàng:

7.1. Giúp trẻ cân bằng tâm lý

Chăm sóc tinh thần cho trẻ là điều quan trọng mà các bậc phụ huynh và nha sĩ cần chú trọng, nhằm giúp con giảm cảm giác lo sợ và đón nhận việc mang khí cụ với thái độ hợp tác tốt.

Theo đó, bác sĩ cần trò chuyện, giải thích với bé về ý nghĩa và kết quả điều trị chỉnh nha sẽ mang lại cho bé một hàm răng thẳng đều, khỏe đẹp. Đặc biệt, không gian phòng khám cần đảm bảo sạch sẽ, thân thiện và bố trí khu vui chơi để trẻ có cảm giác vui vẻ mỗi khi đến thăm khám.

Không gian vui chơi cho trẻ em
Không gian phòng khám được bố trí bày biện sáng tạo, hoặc có khu vui chơi riêng biệt giúp trẻ thư giãn tâm lý và giảm bớt phần nào sự sợ hãi.

Về phía phụ huynh, hãy phân tích cho trẻ hiểu rằng việc có một khí cụ mới trong miệng sẽ quen dần sau vài ngày, và khi đã quen thuộc, khí cụ sẽ trở thành người bạn hiền, không làm trẻ khó chịu nữa. Ngoài ra, ở mỗi lần tái khám, ba mẹ có thể cho con mang theo “bạn đồng hành” là những món đồ chơi yêu thích (thú bông, siêu nhân, búp bê…) để bé giữ vững tâm lý hơn.

7.2. Hãy khen ngợi và khích lệ tinh thần trẻ

Khi trẻ vượt qua những ‘cột mốc đáng nhớ’ trong hành trình niềng răng như tái khám đúng lịch hẹn, tự giác đeo hàm Trainer đúng giờ, đúng cách hay đạt đủ thời gian đeo quy định,… ba mẹ hãy dành lời khen và phần thưởng nhỏ để khích lệ tinh thần của trẻ.

7.3. Luôn động viên trẻ

Để trẻ không cảm thấy mình xấu hay tự ti với bạn bè khi đeo khí cụ, ba mẹ nên động viên trẻ bằng những câu nói tích cực như: “Cố gắng đeo khí cụ đều đặn, khó chịu một chút nhưng sau này con sẽ tự tin giao tiếp với nụ cười hoàn hảo, răng thẳng đều đó”, “Tập đeo hàm Trainer đúng cách sẽ giúp con có hàm răng đẹp như ý”…

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cho trẻ gặp gỡ và trò chuyện với những người từng niềng răng (hoặc các bạn khác cũng đang niềng răng) để lắng nghe quá trình niềng răng không đau và kết quả hàm răng đẹp.

Ba mẹ nên kiên trì động viên trẻ đeo đều đặn mỗi ngày ngay từ thời gian đầu làm quen để giúp trẻ nhanh chóng quen với khí cụ.

Phụ huynh, trẻ em và bác sĩ
Phụ huynh hãy thường xuyên động viên để trẻ luôn cảm thấy tự tin khi mang khí cụ.

7.4. Đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động

Cắt nhỏ thức ăn trong mỗi bữa cơm, giúp con tháo khí cụ khi vệ sinh răng miệng,… là những việc mà ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ hằng ngày để trẻ hiểu rằng, trên hành trình niềng răng, con không hề đơn độc mà luôn có ba mẹ đồng hành và ủng hộ.

7.5. Điều chỉnh thời gian đeo phù hợp

Ở giai đoạn đầu trẻ tập đeo hàm Trainer, phụ huynh có thể linh động điều chỉnh thời gian đeo vào những thời điểm trong ngày như khi xem tivi, chơi game, làm việc nhà, làm bài tập… Nếu tập đeo hàm Trainer cho bé vào ban đêm, mẹ nên chia nhỏ thời gian từ 1 – 2 tiếng rồi tăng dần lên, nhằm tránh tạo cho trẻ cảm giác bị bắt ép.

7.6. Kết hợp các bài tập bổ trợ để thích ứng với khí cụ

Trong thời gian đeo khí cụ, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ tập một số bài tập giúp khung hàm thích nghi tốt hơn với khí cụ Trainer.

Để đảm bảo đường mũi thông giúp đeo hàm Trainer đúng cách, trẻ cần thực hiện bài tập thở trước:

  • Bước 1: Cho trẻ đứng thẳng và dựa sát lưng vào tường.
  • Bước 2: Từ từ hít vào bằng lỗ mũi phải, thở ra bằng lỗ mũi trái. Sau đó đổi bên. Lặp lại động tác 10 lần. Ngoài ra, trẻ có thể xoa bóp hai bên cánh mũi sẽ giúp thông mũi tốt hơn.

Đồng thời, phụ huynh khuyến khích trẻ tập một số bài bổ trợ khác giúp hỗ trợ việc nhai nuốt hiệu quả trong thời gian đeo hàm Trainer. Cụ thể:

  • Bài tập con khỉ: Đặt lưỡi ở giữa môi dưới và răng dưới. Đẩy lưỡi xuống nhiều nhất có thể và di chuyển lưỡi từ trái qua phải, từ phải qua trái.
  • Bài tập thổi bong bóng: Thổi phồng môi dưới và đẩy bóng khí xuống phần cằm. Chú ý, sự di chuyển của bọt khí phải thật nhẹ nhàng từ môi dưới xuống cằm.
  • Bài tập mím môi: Đặt chiếc muỗng vào trong miệng, mím chặt môi xung quanh muỗng. Giữ muỗng nằm ngang, ngậm chặt và giữ trong 10 giây.
  • Lặp lại 10 lần xen kẽ giữa mỗi bài tập.

8. Một số lưu ý khác khi bé đeo hàm Trainer

Để quy trình niềng răng Trainer cho trẻ diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Khi đeo hàm Trainer, nếu trẻ có dấu hiệu đau răng hoặc viêm nướu, phụ huynh cần sớm đưa con đến cơ sở nha khoa kiểm tra ngay.

– Hướng dẫn trẻ vệ sinh hàm Trainer sau mỗi lần đeo bằng nước sạch hoặc ngâm khử trùng bằng nước muối, sau đó bảo quản tại nơi khô ráo. 

– Nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha, phụ huynh nhắc nhở trẻ cần ngậm chặt và khép môi, không nên nhai, nói khi đeo hàm Trainer.

– Ngoài ra, thành công lộ trình niềng răng Trainer của bé còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến việc lựa chọn nha khoa uy tín và tay nghề của bác sĩ.

Elite Dental tự hào với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu tu nghiệp tại nước ngoài, có hơn 10 năm kinh nghiệm chỉnh nha cho trẻ em, hiểu rõ về quá trình thay răng, sự phát triển của răng và xương hàm trong từng giai đoạn để có thể lập kế hoạch di chuyển đúng, tư vấn hàm Trainer phù hợp cho bé. Không chỉ vậy, các Bác sĩ còn rất tâm lý, thân thiện, gần gũi trò chuyện và động viên trẻ hợp tác trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, Elite luôn cam kết sử dụng khí cụ chỉnh nha chính hãng chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tham khảo trường hợp bé Sunny (7 tuổi) điều trị với bác sĩ giỏi tại Elite Dental, bé mang khí cụ EF (Trainer) sau 7 tháng và đã cải thiện rõ rệt, răng mọc thẳng hàng:

quá trình điều trình khớp cắn sâu

Theo đó, Elite Dental đã lưu trữ dữ liệu hàng ngàn ca niềng răng cho trẻ em. Khi đến đây, cha mẹ được xem trước các ca tương tự của trẻ đã thành công trước đó, thêm an tâm điều trị cho con. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY. Đặc biệt, Elite Dental còn đầu tư khu vui chơi và phòng điều trị chuyên biệt giúp trẻ có trải nghiệm chỉnh nha nhẹ nhàng, thoải mái.

Đừng lỡ mất thời gian vàng niềng răng cho bé! Nếu nhận thấy bé nhà bạn gặp phải tình trạng răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, mọc lệch lạc,… hãy đưa bé đến Elite Dental ngay nhé! Đội ngũ bác sĩ chỉnh nha hàng đầu sẽ giúp bé lấy lại nụ cười tự tin.

Bài viết liên quan:
> Hỏi - Đáp về chỉnh nha trẻ em
> Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên tầm soát chỉnh nha?
> Độ tuổi niềng răng cho trẻ tốt nhất là khi nào?

Bài cùng chuyên mục