Mục lục
1. Tại sao phải giúp trẻ thăng bằng tâm lý khi niềng răng?
Giúp trẻ thăng bằng tâm lý khi niềng răng là một vấn đề mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Chỉnh nha cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là cần thiết, tuy nhiên trẻ cảm thấy thế nào khi tham gia vào quá trình chỉnh nha thì không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và làm đúng.
Đây không đơn thuần là việc chữa bệnh về răng cho trẻ mà nó có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cũng như sức khỏe tâm lý của trẻ sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới tâm lý của trẻ khi đưa các bé tới nha khoa và tiếp xúc với các dịch vụ chỉnh nha.
Tại Việt Nam, các bậc phụ huynh thường không đặc biệt quan tâm tới sự phát triển răng miệng của con em mình. Đối với trẻ, quá trình những chiếc răng sữa lung lay và rụng để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn là một “cột mốc lịch sử” đáng tự hào.
Tuy nhiên, trong giai đọan này, trẻ chưa ý thức được tác hại của những thói quen xấu như: mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và khi đã gặp phải những tình trạng trên thì không còn cách nào khác trẻ sẽ phải tham gia vào quá trình điều trị chỉnh nha.
Bài viết liên quan: > Có nên niềng răng cho trẻ không? > Giá niềng răng hô bao nhiêu tiền? > Niềng răng thưa giá bao nhiêu? Có tốt không?
2. Điều trị chỉnh nha cần những khí cụ gì?
Tuỳ theo tình trạng răng và xương hàm của trẻ, bác sĩ có thể lên kế hoạch cho trẻ mang những khí cụ ngoài mặt, để giúp định hướng đúng sự phát triển của xương hàm. Các khí cụ này thường chỉ mang buổi tối. Ngoài ra, còn có những khí cụ giúp ngăn các thói quen xấu như khí cụ chặn lưỡi được gắn cố định trong miệng, hoặc khí cụ giúp nong rộng xương hàm. Trên mặt ngoài cung răng, bác sĩ gắn mắc cài, dây cung cho trẻ, nhằm giúp sắp xếp thẳng hàng lại các răng.
Ba Mẹ có biết rằng, bé sinh ra có khung xương hàm bình thường vẫn có thể gặp phải tình trạng răng hô, móm do các thói quen không tốt thuở nhỏ như tật đẩy lưỡi, mút tay,… Nếu không may, trẻ gặp phải tình trạng hô, móm thì thực…
3. Trẻ sẽ đón nhận việc mang những khí cụ này ra sao?
Trong độ tuổi từ 6–12 tuổi, trẻ thường có tâm lý thích tìm tòi, thích khám phá những điều mới và đặc biệt trẻ rất thích màu sắc. Trẻ thích được làm người lớn nên tại sao chúng ta thường thấy trẻ hay bắt chước làm giáo viên, bác sĩ hay làm cha mẹ của những cô búp bê, những con vật.
Cũng chính vì thế mà trẻ rất thích nghe những lời động viên, khen ngợi để cảm thấy mình được coi là người lớn. Bởi vậy, trẻ sẽ đón nhận việc mang khí cụ với thái độ hợp tác hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các bậc phụ huynh và các nha sĩ.
Bác sĩ cần trò chuyện, giải thích với bé về ý nghĩa và kết quả điều trị chỉnh nha sẽ mang lại cho bé. Trẻ cần giúp bác sĩ để việc điều trị chỉnh nha diễn ra tốt, khi trẻ 12-13 tuổi, sẽ có một hàm răng đều và đẹp.
Đặc biệt là các bậc phụ huynh, hãy phân tích cho trẻ hiểu rằng việc mang khí cụ chứng tỏ rằng trẻ có ý thức hợp tác như người lớn và luôn dành những lời khen ngợi để trẻ duy trì sự hợp tác đó.
Cùng với đó, hãy luôn động viên để thay vì trẻ cảm thấy xấu hổ với bạn bè thì trẻ sẽ thấy tự hào vì ít người có và sẽ giúp răng mình đẹp hơn khi mang khí cụ, cũng như giúp trẻ thêm thích thú với màu sắc của thun hay mắc cài…
Elite Dental khuyến khích các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến gặp Bác sĩ chỉnh nha khi trẻ bắt đầu bước vào quá trình thay răng, trong khoảng thời gian từ 6 - 7 tuổi để thực hiện tầm soát chỉnh nha. Tầm soát chỉnh nha có nghĩa là…
Thời gian đầu khi mang khí cụ, trẻ có thể sẽ hơi khó chịu vì các răng di chuyển, hoặc khí cụ gây vướng khi nói, phát âm… Cha mẹ đừng quá lo lắng, dặn dò nấu cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nhai, và theo dõi xem triệu chứng trên có giảm đi sau khoảng 5-7 ngày hay không.
Hãy giải thích với trẻ rằng việc có một khí cụ mới trong miệng sẽ quen dần đi sau vài ngày, và khi đã quen thuộc, khí cụ sẽ trở thành người bạn hiền, không làm trẻ khó chịu nữa. Nếu cảm thấy muốn được bác sĩ kiểm tra lại, cha mẹ liên lạc với phòng khám để đặt hẹn tái khám gần nhất.
4. Cách giúp trẻ kiểm soát sợ hãi
Khi đến nha khoa chăm sóc răng, vì sao có một số trẻ thường tỏ ra sợ hãi? Một phần lý do đó chính là trẻ chưa quen với một môi trường mới có nhiều người lạ. Trẻ nhìn thấy các bệnh nhân khác tỏ vẻ đau đớn.
Không ít người lo lắng niềng răng có đau không nên dù rất muốn làm đẹp nhưng vẫn cứ chần chừ. Bác sĩ Đỗ Quỳnh Như – tốt nghiệp loại ưu chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP.HCM, là bác sĩ giỏi của đội ngũ chỉnh…
Không gian phòng nha thường có màu chủ đạo là màu trắng, vật dụng nha khoa khá cứng nhắc và mang màu sắc lạnh khiến cho trẻ không cảm thấy thích thú.
Phần nữa dẫn đến lý do sợ hãi của trẻ và có tác động trực tiếp đến việc chỉnh nha chính là những trải nghiệm không mấy vui vẻ và thú vị sẽ tạo một phản xạ có điều kiện ở trẻ là “không muốn quay lại phòng khám”. Vì vậy, vai trò của nha sĩ và cha mẹ trong việc giúp trẻ kiểm soát sợ hãi là vô cùng quan trọng.
Có thể bạn quan tâm: > Mang khí cụ chỉnh nha có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không? > Hỏi – Đáp về chỉnh nha trẻ em
Bác sĩ chia sẻ: Khi trẻ có thái độ và cảm xúc tốt thì việc hợp tác với nha sĩ sẽ tạo ra rất nhiều thành công trong quá trình chỉnh nha cho trẻ. Trước khi có sự hợp tác đó, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng bởi họ là những người mà trẻ tin tưởng nhất.
Cha mẹ cần phải loại bỏ những tưởng tượng không tốt như: hình ảnh của trẻ sẽ xấu xí, bị chê cười hay chế nhạo, sự đau đớn bác sĩ nha đem lại… Nếu như ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc không tạo ấn tượng tốt cho trẻ thì cha mẹ nên làm cho trẻ quên đi sự sợ hãi bằng cách là thưởng cho trẻ một món đồ chơi hoặc tới nơi vui chơi trẻ thích.
Điều này làm trẻ nhanh chóng quên đi sự sợ hãi và khi quay trở lại phòng nha những lần kế tiếp trẻ sẽ vượt qua sự sợ hãi bằng việc tưởng tưởng đến phần thưởng cha mẹ dành cho mình sau đó. Hoặc trước khi đưa trẻ tới phòng nha, cha mẹ nên có một số bài tập tâm lý ở nhà như cùng trẻ chơi trò chơi bác sĩ, bố mẹ là bệnh nhân để trẻ khám và từ đó đưa ra những bài học về tâm lý không sợ hãi khi tiếp xúc với nha sĩ.
Hãy luôn dành những lời khen ngợi để trẻ có thêm niềm tin vào bản thân mình và khi niềm tin ấy được củng cố, trẻ sẽ hào hứng vào các hoạt động với nha sĩ và về lâu dài sẽ tạo cho trẻ có thói quen đối diện với sự sợ hãi.
Các nha sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém bởi họ sẽ tiếp xúc với trẻ trong suốt quá trình chỉnh nha có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm. Vì thế, ngoài việc đòi hỏi chuyên môn cao, các nha sĩ cũng cần có những kỹ năng nắm bắt tâm lý của trẻ, luôn tạo được sự thân thiện và gây dựng được niềm tin nơi trẻ.
Ngoài những yếu tố về mặt con người, thì không gian của nha khoa cũng sẽ tác động tới tâm lý của trẻ. Nếu đó là một không gian sạch sẽ, thân thiện và được bố trí bày biện sáng tạo cũng sẽ giúp trẻ giảm bớt được phần nào sự sợ hãi, và ngoài ra còn tạo cho trẻ có cảm giác vui vẻ vì được kết thêm nhiều bạn mới, tiếp xúc và mở rộng hoạt động xã hội cho trẻ thông qua việc điều trị chỉnh nha thì không gian đó rất đáng để các bậc phụ huynh lựa chọn là điểm đến cho những đứa trẻ thân yêu của mình.
Giờ thì ba mẹ đã hiểu tại sao phải giúp trẻ thăng bằng tâm lý khi niềng răng rồi phải không nào!!!
Xem thêm: > Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khi niềng > Độ tuổi nào trẻ có thể niềng răng? > Những sự thật về chỉnh nha cho trẻ ba mẹ nên biết > Niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt?