Mọi chiếc răng trên cung hàm đều có nguy cơ bị sâu, bao gồm cả răng cửa. Sâu răng cửa nếu không kịp thời phát hiện, điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng cho người bệnh như mất răng, tiêu xương, chết tủy,… Vậy lý do răng cửa bị sâu là gì và làm thế nào chữa trị dứt điểm? Tất cả thắc mắc sẽ được Elite Dental giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết răng cửa bị sâu
Răng cửa có thể bị sâu trên bề mặt (phía ngoài, phía trong), trong thân răng hoặc giữa kẽ răng (hay sâu giữa 2 răng cửa). Thoạt đầu, răng sâu không có triệu chứng rõ ràng nên khó nhận diện, và sau đó diễn tiến trầm trọng hơn với biểu hiện răng chuyển màu đen/nâu/vàng, có lỗ li ti trên bề mặt răng và kích thước ngày càng lớn.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu phổ biến cho thấy răng cửa bị sâu sau đây:
- Hôi miệng.
- Đau, nhức răng cửa.
- Cảm giác ê buốt khi ăn uống, nhất là lúc thưởng thức đồ cay nóng hoặc đồ quá nóng/quá lạnh.
- Răng bị lung lay, nứt vỡ,…
2. Nguyên nhân và yếu tố nào gây sâu răng cửa?
Nguyên nhân chủ yếu khiến răng cửa bị sâu đen là do hoạt động của vi khuẩn gây hại trú ngụ trong mảng bám răng. Cụ thể, quá trình hại khuẩn tiêu hóa thức ăn thường sản sinh ra axit bào mòn men răng và lâu dần ăn sâu vào ngà răng, tủy.
Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố nguy cơ gây sâu răng cửa cao khác như:
- Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit (như sữa chua, phô mai,…), đồ uống/thực phẩm nhiều đường (như kẹo, bánh,…), thực phẩm giàu tinh bột (như khoai tây chiên, mì sợi, nui,…),…
- Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách như không đánh răng đều đặn hàng ngày, không dùng chỉ nha khoa và nước muối làm sạch kẽ răng,…
- Bệnh nhân đang gặp vấn đề về tiêu hóa (như ợ nóng, trào ngược dạ dày,…) hoặc bị khô miệng khiến lượng axit trong khoang miệng tăng bất thường, ảnh hưởng đến men răng.
3. Răng cửa bị sâu đen có nguy hiểm không?
Ban đầu, sâu răng cửa không gây ra vấn đề nào quá nghiêm trọng, thường người bệnh chỉ có cảm giác hôi miệng. Thế nhưng, bạn dễ dàng làm sạch với nước muối/nước súc miệng và đánh răng 2 lần/ngày (mỗi sáng và tối).
Tuy nhiên, sau một thời gian, lỗ sâu trên răng cửa lớn dần và kèm theo nhiều biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng cửa nằm ở vị trí lộ rõ ra ngoài mỗi khi cười nói. Do đó, nếu răng cửa bị sâu thì các lỗ đen/nâu/vàng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti.
- Giảm chức năng ăn nhai: Khi răng cửa bị sâu bên trong, tác động đến dây thần kinh, cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên, kéo dài nhiều ngày, làm cho người bệnh ăn uống không ngon miệng. Nghiêm trọng hơn, nếu ngà răng hoặc tủy hư hỏng thì bệnh nhân càng cảm thấy ê buốt, lan ra cả hàm răng và lên đến đầu (đặc biệt là lúc ăn thức ăn lạnh, cay nóng,…).
- Gây hôi miệng: Một biến chứng khác của răng cửa bị sâu (dù sâu răng cửa mặt trong hay mặt ngoài) là gây hôi miệng, ảnh hưởng đến vị giác và hoạt động giao tiếp bình thường. Lúc này, bạn không thể khử mùi dễ dàng bằng cách đánh răng hay súc nước muối hay nước súc miệng nữa.
- Tác động đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân: Răng cửa bị sâu đen không chỉ khiến sức khỏe răng miệng suy giảm (như làm cho người bệnh đau nhức, ê buốt, hôi miệng,…), mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Cụ thể, nếu không kịp thời điều trị thì người bệnh có khả năng bị vấn đề về tim, não… vì chân răng, tủy tiếp xúc với nhiều dây thần kinh, tác động trực tiếp đến các cơ quan đó.
4. Bị sâu răng cửa phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả
Ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ và gây đau nhức, nếu không tìm cách chữa răng cửa bị sâu sớm thì có thể tăng nguy cơ mất răng. Do vậy, ngay khi phát hiện những biểu hiện sâu răng cửa thì người bệnh nên đến nha khoa để xử lý dứt điểm. Lưu ý rằng bạn không nên tự áp dụng các cách chữa sâu kẽ răng cửa tại nhà vì ổ sâu răng không thể bị loại bỏ triệt để chỉ bằng cách súc miệng, đánh răng hay đắp lá thuốc như nhiều người thường nghĩ.
Hoạt động theo phương châm bảo tồn tối đa răng thật cùng kinh nghiệm điều trị sâu răng cho nhiều trường hợp, đội ngũ Bác sĩ tại Elite Dental sẽ hỗ trợ khách hàng thăm khám tình trạng răng miệng kỹ lưỡng. Từ đó, bác sĩ xác định chính xác tình trạng và làm sạch ổ sâu nhẹ nhàng, không đau; sau đó phụ thuộc vào mức độ hư hỏng mà bác sĩ tư vấn một trong số phương pháp phù hợp bên dưới:
4.1 Trám răng cửa
Nếu sâu bề mặt răng hoặc sâu kẽ răng cửa nhẹ, chỉ là những lỗ nhỏ li ti chuyển màu đen/nâu/vàng thì bác sĩ chọn kỹ thuật trám răng. Qua đó nhằm hỗ trợ khôi phục lại hình dáng, chức năng của răng cửa như bình thường cho khách hàng mà không xâm lấn răng thật nhiều, không cần mão sứ.
Tại Elite Dental, bệnh nhân được ứng dụng phương pháp trám răng kỹ thuật số Inlay, Onlay hiện đại. Hơn thế, thời gian thực hiện nhanh, không gây khó chịu và giúp loại bỏ toàn bộ phần răng sâu, cho hiệu quả mỹ mãn, độ bền cao.
4.2 Bọc răng sứ cho răng cửa
Còn nếu lỗ răng sâu lớn, men răng hỏng nhiều, không thể trám được nhưng chân răng còn khỏe, bác sĩ nha khoa Elite chỉ định bọc sứ bằng mão răng toàn sứ với độ bền lên đến 20 năm. Ngoài ra, răng còn có màu tự nhiên như răng thật và không đen viền sau một thời gian sử dụng.
Đến với Elite Dental, bệnh nhân an tâm rằng không chỉ có bác sĩ chuyên giỏi, thao tác thực hiện chuẩn xác; vật liệu chế tác răng sứ cao cấp, mà còn trang bị nhiều máy móc hiện đại giúp thiết kế mão sứ vừa khít với các răng kề cận. Điển hình là công nghệ phục hình răng sứ CAD/CAM với hệ thống máy Cerec Chairside hỗ trợ phục dựng mão răng sứ chính xác.
4.3 Lấy tủy răng cửa
Trường hợp răng cửa bị sâu lan đến tủy (với các biểu hiện như răng bị lộ tủy, cuống răng nhiễm trùng, viêm nha chu,…), bệnh nhân bắt buộc làm sạch phần tủy bị hỏng (hay còn gọi là điều trị nội nha) trước khi phục hình răng.
Ngoài dịch vụ trám răng hay bọc sứ như trên, bác sĩ Elite cũng thực hiện điều trị nội nha đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng với quy trình chuẩn y khoa và có sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại. Nhờ vậy, quá trình thăm khám và điều trị mang lại trải nghiệm tích cực, thoải mái cho khách hàng. Đặc biệt, tất cả hoạt động khám – chữa trị đều diễn ra trong phòng phẫu thuật đạt tiêu chuẩn vô trùng nghiêm ngặt nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo tối đa.
4.4 Nhổ răng cửa bị sâu và phục hình
Khi không thể điều trị bảo tồn cho tình trạng hư răng cửa thêm nữa (như chết tủy, men răng hỏng hoàn toàn, sâu chân răng cửa…), bệnh nhân được chỉ định nhổ bỏ để không lây ổ sâu sang các răng còn lại. Và sau khi nhổ xong, bạn hãy cân nhắc trồng răng Implant sớm nhằm ngăn ngừa tiêu xương hàm.
Hãy an tâm rằng Elite Dental có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tiểu phẫu giàu kinh nghiệm, từng công tác tại bệnh viện lớn và tham gia giảng dạy tại trường đại học. Do vậy, bác sĩ ưu tiên điều trị bảo tồn, luôn hạn chế xâm lấn tối đa và nếu nhổ răng thì đảm bảo thao tác nhẹ nhàng, chính xác, không đau. Nhờ đó, khách hàng có trải nghiệm thoải mái, hạn chế sưng viêm, đau nhức sau phẫu thuật.
Bác sĩ Elite Dental cũng sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình phục hình chức năng và thẩm mỹ răng tối ưu bằng dịch vụ trồng răng Implant. Chỉ hơn 6 tháng, khách hàng sẽ sở hữu hàm răng khỏe, đẹp, bền vững.
>> Tùy theo tình trạng răng cửa bị sâu của từng khách hàng mà lộ trình điều trị có sự khác biệt. Hãy liên hệ bác sĩ Elite Dental qua Hotline 028 7306 3838 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé!
5. Cách phòng ngừa sâu răng cửa nên biết
Bạn hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách áp dụng những cách phòng tránh bị sâu răng dưới đây:
- Đánh răng đều đặn tối thiểu 2 lần/ngày và súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng giúp làm sạch mảng bám trên các mặt răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn xong để lấy hết mảnh thức ăn dính ở kẽ răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, trong đó ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi (như sữa, trứng, cá béo,…) và tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều axit, nhiều đường hay quá cứng, quá nóng, quá lạnh.
- Dùng loại kem đánh răng có chứa flour giúp tái tạo lại lớp khoáng bị mất, tăng độ cứng chắc cho răng.
- Thực hiện khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần nhằm tầm soát nguy cơ sâu răng cửa.
6. Câu hỏi thường gặp
Ngoài những thông tin kể trên, còn một số thắc mắc phổ biến khác xoay quanh vấn đề răng cửa bị sâu như:
6.1 Răng cửa bị sâu có trám được không?
Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, phương pháp chỉ phù hợp với trường hợp sâu răng cửa nhẹ, chưa ảnh hưởng đến ngà răng hoặc tủy.
6.2 Trám răng cửa bị sâu giá bao nhiêu?
Chi phí trám răng Composite và trám răng Inlay/Onlay tại Elite Dental dao động trong khoảng từ 500.000 VND – 5.000.000 VND/răng. Giá cả có thể thay đổi tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và phương pháp điều trị được lựa chọn. Để biết chính xác, bạn cần đến gặp bác sĩ, sau khi kiểm tra tình trạng sẽ báo phí chi tiết.
6.3 Răng cửa bị sâu có bọc sứ được không?
Tất nhiên là có thể. Nếu men răng hỏng nhiều nhưng chân răng còn khỏe, ngà răng và tủy hoạt động tốt thì bác sĩ lựa chọn giải pháp bọc sứ giúp loại bỏ hết phần răng sâu nhưng vẫn giữ lại nhiều mô răng thật nhất.
6.4 Sâu răng cửa có cần lấy tủy không?
Nếu chân răng hoặc tủy răng bị chết hoặc tổn thương nghiêm trọng, không thể sửa chữa được thì bạn có thể cần lấy tủy răng. Sau đó, bác sĩ mới chỉ định thêm một số phương pháp phục hình răng khác như bọc sứ.
6.5 Sâu răng cửa có niềng được không?
Đáp án là được. Tuy nhiên, bạn phải điều trị sâu răng triệt trước nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất cho việc niềng răng và duy trì kết quả lâu dài.
Tóm lại, sâu răng cửa ở người lớn, trẻ em không quá hiếm gặp và có thể khắc phục dễ dàng, tiết kiệm nếu kịp thời phát hiện, lựa chọn nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn vững vàng. Do đó, bạn hãy chủ động thăm khám định kỳ hàng năm để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
Bài viết liên quan: >> Hôi miệng do sâu răng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả >> Cần làm gì khi răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng? >> Đau răng sâu: Nguyên nhân và cách chữa đau hiệu quả