Khi đến thời điểm thay mới, những chiếc răng sữa sẽ có dấu hiệu lung lay. Vậy khi nào cần nhổ răng sữa cho bé và làm thế nào để bé không bị đau? Bài viết sau sẽ cung cấp đến phụ huynh những kinh nghiệm nhổ răng cho bé trong giai đoạn thay răng này.
Mục lục
1. Vì sao cần nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách?
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của bé, thường mọc từ tháng thứ 6 đến hơn 2 tuổi. Không chỉ giúp trẻ tập ăn hiệu quả, răng sữa còn hỗ trợ trẻ phát âm chuẩn xác trong quá trình tập nói. Hơn nữa, răng sữa còn giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, cơ mặt trong tương lai của con.
Nhổ răng sữa cho bé đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Loại bỏ nhanh chiếc răng đã lung lay nhưng không rụng gây khó khăn khi ăn uống.
- Ngăn chặn vi khuẩn từ răng sữa bị sâu lây lan sang răng khác, hạn chế tối đa hôi miệng và các bệnh lý nha khoa khác.
- Giúp răng vĩnh viễn có khoảng trống để mọc lên đúng vị trí, đều và đẹp.
2. Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?
Thông thường 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hành trình thay răng, song song với việc mọc các răng vĩnh viễn. Lúc này răng sữa sẽ rụng tự nhiên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn và không cần phải nhổ.
Việc nhổ răng sữa thường được chỉ định cho các trường hợp như:
- Răng sữa chưa có dấu hiệu rụng dù bé đã 7 tuổi: Nếu răng sữa không rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thì răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, không đúng vị trí.
- Răng sữa đã bị răng vĩnh viễn đẩy ra khỏi vị trí: Đây trường hợp răng sữa rụng không kịp thời, khiến cho răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc lệch lạc.
- Răng sữa đã lung lay quá lâu (hơn 2 tháng): Lúc này cần can thiệp để răng vĩnh viễn có khoảng trống mọc lên đúng vị trí.
- Răng sữa bị sâu, mẻ và không thể phục hồi hay điều trị nội nha: Trường hợp này cần loại bỏ răng sữa để tránh ảnh hưởng những răng xung quanh và răng vĩnh viễn sau này.
3. Có nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà không?
Thông thường các bậc phụ huynh thường tự tìm cách nhổ răng cho bé tại nhà bằng một vài phương pháp như dùng chỉ buộc răng, dùng tay nhổ răng, dùng vật gì đó kẹp vào răng rồi nhổ… Thế nhưng điều này không được khuyến khích vì có thể khiến trẻ bị chảy máu, đau nhức nhiều. Nếu không xử lý đúng cách còn có thể gây biến chứng nhiễm trùng, sót chân răng, ảnh hưởng quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau.
Tốt nhất khi thấy răng sữa của trẻ đã lung lay nhiều, phụ huynh nên theo dõi và để răng của con tự rụng. Trường hợp răng sữa không tự rụng, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi chuyên môn để thao tác nhổ đúng cách và có biện pháp giảm đau, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nhổ răng trẻ em bằng phương pháp “tay nắm cửa” được không?
Hiện nay có nhiều hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé được nhiều truyền tai nhau. Trong đó nổi tiếng là cách nhổ răng không đau cho bé bằng tay nắm cửa.
Cách này sẽ dùng một sợi chỉ để buộc quanh răng sữa, đầu kia của sợi chỉ sẽ được buộc vào tay nắm cửa. Khi đóng cửa mạnh và nhanh chóng sẽ tạo một lực khiến chiếc sữa bung ra.
Mặc dù đơn giản và tiết kiệm chi phí, thế nhưng phụ huynh không nên áp dụng cách này bởi có thể gây ra nhiều đau đớn và chảy máu nhiều cho bé.
4. Cách nhổ răng cho bé không đau, an toàn bạn nên biết
Mẹo giúp nhổ răng trẻ em không đau chính là dùng lưỡi làm lung lay răng. Cụ thể, cha mẹ hãy hướng dẫn con dùng lưỡi để tác động nhẹ nhàng vào răng sữa mỗi ngày. Khi đến thời điểm thích hợp nhổ răng, cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc mỡ do bác sĩ kê đơn hoặc chườm đá lạnh để làm tê nướu, sau đó đưa trẻ đến nha khoa để tiến hành nhổ bỏ răng sữa.
Tại Elite Dental, quy trình nhổ răng sữa bài bản cần trải qua bước thăm khám, chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng trưởng thành mọc đầy đủ và tốt hơn.
Khi cho trẻ nhổ răng tại Elite Dental phụ huynh an tâm an toàn, không đau vì:
- Bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em lâu năm nên nắm rõ trình tự thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn, sự phát triển của xương hàm, từ đó có những chỉ định phù hợp.
- Bác sĩ thấu hiểu tâm lý, ân cần, nhẹ nhàng giúp trẻ hợp tác tốt trong quá trình nhổ răng.
- Quy trình nhổ răng đạt chuẩn, tiến hành gây tê nhẹ nhàng cùng thao tác thuần thục giúp trẻ có trải nghiệm nhổ răng sữa không đau và đảm bảo an toàn tối đa.
- Xây dựng khu vui chơi riêng biệt cho trẻ vui chơi thoải mái, không áp lực khi thăm khám và điều trị.
Ngay hôm nay, cha mẹ hãy liên hệ với Elite Dental để được tư vấn hoặc đặt hẹn khám răng sữa cho bé.
5. Bác sĩ Elite chia sẻ cách chăm sóc răng của trẻ sau khi nhổ
Để vết thương sau khi nhổ răng sữa nhanh lành, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo cầm máu sau khi nhổ: Sau khi nhổ răng xong, nha sĩ thường cho bé ngậm bông gạc để cầm máu trong 5 – 10 phút. Cha mẹ nên hướng dẫn bé để con tuân thủ khoảng thời gian này.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Ổ răng sữa sau khi nhổ cần khoảng 1 – 2 tuần phục hồi để chuẩn bị cho răng vĩnh viễn mọc. Trong thời gian này, cha mẹ cần nhắc nhở bé chải răng thường xuyên để giữ vệ sinh răng miệng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho răng: Cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều bánh, kẹo, nước ngọt,… vì dễ gây sâu răng. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, váng sữa,…) để bổ sung canxi, giúp răng vĩnh viễn mọc lên được chắc khỏe.
- Cho trẻ đến nha khoa khám răng định kỳ: Sau khi nhổ răng sữa, cha mẹ cần cho trẻ đi khám răng định kỳ. Theo đó, bác sĩ sẽ theo dõi tiến trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ và có giải pháp can thiệp kịp thời nếu có bất thường.
6. Câu hỏi thường gặp
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về nhổ răng sữa cho bé và lời giải:
6.1 Có nên nhổ răng sữa trẻ em sớm không?
Không nên nhổ răng sữa sớm cho trẻ. Việc nhổ răng sữa sớm không chỉ khiến trẻ có nguy cơ bị đau kéo dài mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát âm và tình trạng mọc của răng vĩnh viễn về sau.
6.2 Trẻ bị lung lay răng sữa bao lâu nhổ?
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Câu trả lời là khoảng 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách.
6.3 Nhổ răng sữa trẻ em có nguy hiểm không?
Nhổ răng sữa là thủ thuật đơn giản, không nguy hiểm, chân răng sữa khá ngắn nên việc nhổ bổ cũng dễ hơn răng vĩnh viễn. Quan trọng là phụ huynh cần đưa con đến nha khoa uy tín để được nhổ đúng cách, hạn chế biến chứng nhiễm trùng, sót chân răng.
6.4 Trường hợp nào bé không nên nhổ răng sữa?
Một số trường hợp có thể hoãn nhổ răng sữa như trẻ có dấu hiệu viêm cấp hoặc nhiễm khuẩn răng miệng, tổn thương Candida trong khoang miệng (tưa miệng), viêm amidan và ho gà gây co thắt đường thở,… Với những trường hợp này. bác sĩ sẽ thăm khám kỹ và có lộ trình điều trị phù hợp.
6.5 Bé không chịu nhổ răng phải làm sao?
Kinh nghiệm nhổ răng cho bé cho những trường hợp này là cần có sự phối hợp của cả phụ huynh và bác sĩ. Phụ huynh nên trò chuyện để trẻ cảm thấy thoải mái hơn trước khi nhổ và khen ngợi và động viên con vì đã dũng cảm hợp tác nhổ với bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý nhổ răng tại nhà vì có thể gây đau nhức nhiều làm ảnh hưởng tâm lý của con.
Trong khi đó, bác sĩ và y tá/ điều dưỡng cần trang bị một số kỹ năng cần thiết để dễ gần gũi và tạo thiện cảm cho bé. Chẳng hạn như không chào đón trẻ với áo blouse, găng tay và khẩu trang bởi vẻ ngoài này sẽ khiến trẻ căng thẳng; đánh lạc hướng trẻ bằng đồ chơi cho trẻ ở ngoài phòng đợi; gắn màn hình có chiếu phim hoạt hình trên ghế điều trị để con thoải mái…
Trên đây là những điều cần biết khi nhổ răng sữa cho bé. Thay răng là một trong những cột mốc quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tương lai của con. Chính vì thế, phụ huynh và bé cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả như mong muốn.