Trong giai đoạn mang thai, nhiều mẹ có thể gặp các vấn đề về răng miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Trong một vài trường hợp, mẹ gặp tình trạng như sâu răng nặng, viêm nha chu, nhiễm trùng chân răng,… không thể điều trị bảo tồn mà bắt buộc phải nhổ răng. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng không biết khi có bầu nhổ răng có được không? Theo dõi bài viết sau đây để có đáp án chi tiết mẹ nhé!
Mục lục
1. Vì sao mẹ dễ mắc các bệnh lý về răng miệng khi mang thai?
Sự thiếu hụt canxi, thay đổi hormone, ăn nhiều quà vặt,… là những nguyên nhân khiến các mẹ thường gặp các bệnh lý răng miệng khi mang thai. Cụ thể là:
1.1 Thiếu hụt canxi
Mang thai ở tuần thứ 24 – 25, thai nhi phát triển mạnh mẽ hệ xương, lúc này lượng canxi bé cần từ cơ thể mẹ lớn hơn. Điều này có thể khiến hàm lượng canxi trong cơ thể mẹ bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến mô xương ở hàm trên và hàm dưới, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
1.2 Ăn vặt nhiều
Phụ nữ mang thai thường có cảm giác nhanh no và nhanh đói, do đó thường sẽ chia thành nhỏ bữa ăn trong ngày. Trong những bữa xế, các mẹ có thể ăn nhiều món đồ ăn vặt khác nhau, đa phần là các món ngọt như bánh kẹo ăn kiêng, nước ép, bánh ngọt,… Lâu dần đường trong đồ ngọt có thể bám răng, có thể phá hủy lớp men răng, khiến mẹ tăng nguy cơ bị sâu răng.
1.3 Nội tiết tố thay đổi
Khi mang thai, nội tiết tố (estrogen và progesterone) sẽ thay đổi, dẫn đến răng miệng tăng sự tích tụ chất vôi, vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mẹ bầu. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố còn khiến các mẹ dễ bị viêm lợi, tuy không gây đau nhưng dễ gặp tình trạng chảy máu chân răng.
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, các mẹ thường gặp trong giai đoạn mang thai. Nó có thể gây khó chịu, đau nhức, khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Tình trạng sâu răng trong thai kỳ nếu không được xử lý kịp thời, khiến răng sâu nặng, bác sĩ chỉ định nhổ răng để điều trị.
2. Có bầu nhổ răng được không? Đâu là thời điểm thích hợp?
Mẹ bầu có thể nhổ răng, nhưng thường không được khuyến khích. Bởi trạng thái tinh thần căng thẳng và thuốc tê sử dụng trong quá trình nhổ răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Nhổ răng là biện pháp điều trị cuối cùng khi chiếc răng bị sâu, hư hỏng, nhiễm trùng hoặc viêm lợi nghiêm trọng mà không thể khắc phục hay bảo tồn bằng phương pháp phục hình nha khoa khác. Và thời điểm nhổ răng thích hợp cho mẹ bầu là vào tam cá nguyệt thứ 2 (tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) vì:
Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu)
Thai nhi đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, việc chụp X – quang kiểm tra hàm răng, tiêm thuốc tê khi nhổ răng, có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Tam cá nguyệt cuối (3 tháng cuối)
Đây là giai đoạn thai nhi lớn hơn, tạo áp lực lớn lên cơ thể của mẹ. Trong suốt quá trình nhổ răng cần nằm trên ghế phẫu thuật, điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu khi phải nằm ngửa trong thời gian dài.
Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng, mẹ bầu cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị tân tiến, nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Điều trị nha khoa tại Elite Dental, mẹ có thể an tâm với dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị nha khoa chuyên sâu, được nhiều khách hàng tin chọn. Để hỗ trợ thăm khám nha khoa an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu, Elite Dental sở hữu các thế mạnh như:
- Bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về nha khoa tổng quát sẽ thăm khám kỹ lưỡng và chỉ chỉ định nhổ răng cho mẹ bầu khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, tùy vào tình trạng răng của khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị khác nhau, đảm bảo hiệu đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
- Các bác sĩ tâm lý và thao tác nhổ răng khéo léo. Đối với trường hợp nhổ răng khó hay răng khôn, tại Elite ứng dụng thêm các trang thiết bị hiện đại như: máy siêu âm Piezotome hỗ trợ giảm sang chấn, giảm sưng; công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRF giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giúp hạn chế tối đa căng thẳng và khó chịu cho mẹ bầu,…
- Quá trình nhổ răng được tiến hành trong phòng tiểu phẫu riêng biệt, đảm bảo vô trùng tuyệt đối, hạn chế lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Sau nhổ răng bác sĩ chỉ dẫn mẹ bầu chi tiết rõ ràng cách chăm sóc, vệ sinh và ăn uống tại nhà, để mang lại hiệu quả hồi phục tốt nhất.
>> Liên hệ Elite Dental để được tư vấn và thăm khám chi tiết tình trạng răng miệng trong thai kỳ.
3. Trường hợp hoãn nhổ răng khi mang thai và cách giảm đau răng
Một số trường hợp có thể trì hoãn việc nhổ răng cho đến sau khi sinh: Nếu sâu răng chỉ mới tiến triển, ít bị đau nhức và có thể điều trị bảo tồn.
Với những trường hợp trên, để giảm đau răng tại nhà thì mẹ bầu có thể có thể áp dụng các mẹo như chườm đá lạnh, ngậm nước muối ấm, massage nhẹ nhàng quanh vùng răng bị đau,… hoặc nhờ bác sĩ tư vấn cách giảm đau nhức răng an toàn.
Mẹ lưu ý rằng, tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau nào nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu nhổ răng 8 (răng khôn) thì không cần phải trồng lại. Tuy nhiên, nếu nhổ các răng còn lại, có chức năng ăn nhai và thẩm mỹ thì nên thực hiện các biện pháp nha khoa phục hồi sau khi sinh để hạn chế biến chứng do mất răng gây nên. Điều này rất quan trọng với phụ nữ mang thai, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ cần đến bác sĩ thăm khám kỹ càng để được tư vấn phương án điều trị cụ thể, an toàn.
4. Cách chăm sóc răng miệng trong thai kỳ đúng cách
Để có hàm răng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, hạn chế gặp bệnh lý răng miệng, mẹ bầu nên: hạn chế ăn đồ ngọt; ăn nhiều trái cây tươi, uống sữa chua, các loại hạt; ăn ít muối; tiêu thụ thức ăn có chất béo vừa phải; đánh răng 2 lần/ngày; sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn;… Đặc biệt, việc khám răng miệng định kỳ với mẹ bầu là rất quan trọng để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, phát hiện và điều trị bất thường (nếu có).
5. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu có bầu nhổ răng được không:
5.1 Có bầu 7 – 8 tháng nhổ răng được không?
Nếu mẹ đang thắc mắc bầu 37 tuần nhổ răng được không thì câu trả lời là nên hạn chế nhổ. Bởi 37 tuần tương đương thai kỳ trong tháng thứ 7 – 8 thuộc tam cá nguyệt thứ 3 (tam cá nguyệt cuối). Lúc này, thai nhi lớn nên mẹ bầu khó có thể nằm ngửa lâu, do đó, mẹ chỉ nên nhổ khi có sự chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện ở những nơi uy tín.
5.2 Bầu 5 tháng có nhổ răng được không?
Bầu 5 tháng tương đương với tam cá nguyệt thứ 2. Thời điểm này, bác sĩ có thể chỉ định nhổ nếu không thể điều trị bảo tồn răng.
5.3 Có bầu có nên nhổ răng khôn không?
Việc nhổ răng khôn không được khuyến khích khi mang thai, vì chụp X – quang, sử dụng gây tê, thuốc kháng sinh,… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhổ răng khôn được xem là biện pháp điều trị cuối cùng với trường hợp như răng khôn bị sâu đến tủy, răng khôn mọc gây đau nghiêm trọng,…
5.4 Nên làm gì khi bị sâu răng trong quá trình mang thai?
Nếu bị sâu răng khi mang thai, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi có bầu nhổ răng khôn được không cùng các lưu ý hữu ích. Nếu mẹ gặp các vấn đề về răng miệng nghiêm trọng như răng sâu, viêm nha chu, răng khôn mọc lệch gây đau,… thì nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Bài viết liên quan: >> Nhổ răng tại nhà có nên không? Lưu ý gì trước khi thực hiện? >> Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp >> Nhổ răng có ảnh hưởng gì không? Những lưu ý để nhổ răng an toàn