Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi ở trẻ em tuy phổ biến, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gây biến chứng tổn thương răng vĩnh viễn. Để có cách điều trị giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, hãy cùng Elite Dental tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu khi trẻ bị viêm lợi trong bài viết dưới đây.

1. Viêm lợi ở trẻ em là như thế nào?

Viêm lợi là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng phần nướu của răng, còn các mô khác trong hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement gốc răng thì không bị ảnh hưởng.

Bệnh lý viêm lợi ở trẻ nhỏ được chia làm hai giai đoạn.

1.1 Giai đoạn đầu

Thời điểm này lợi bị sưng đỏ dễ chảy máu, nhất là khi trẻ đánh răng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu, tình trạng này có thể được chữa khỏi nhanh chóng.

1.2 Giai đoạn hai

Đây là giai đoạn trẻ bị viêm lợi sưng đỏ, chảy máu, đau nhức, sưng má và hơi thở có mùi. Nếu không loại bỏ mảng bám, viêm lợi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sâu răng, viêm tủy và viêm quanh cuống răng.

viêm lợi ở trẻ em
Viêm nướu răng giai đoạn hai gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt của bé.

2. Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ

Bệnh viêm nướu ở trẻ em xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, cụ thể là:

2.1 Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm nướu. Bởi không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến vi khuẩn, thức ăn thừa tích tụ, lâu ngày tạo thành mảng bám. Các mảng bám có chứa vi khuẩn bám chắc bề mặt răng và nướu sẽ sản sinh độc tố gây kích ứng và làm hỏng nướu xung quanh răng của trẻ.

2.2 Trẻ mọc răng

Lợi trẻ bị sưng đỏ khi mọc răng là tình trạng có tính chất tạm thời, thường gặp ở giai đoạn trẻ mọc răng sữa vào khoảng 6 tháng tuổi. Điều này là do khi mầm răng nhú lên sẽ tạo áp lực lên mô nướu, khiến nướu bị sưng và đỏ.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ mấy tháng mọc răng sữa? Cha mẹ cần lưu ý gì?

2.3 Do lực tác động vào răng

Mô nướu của trẻ khá mềm và dễ bị tổn thương. Vì thế khi có lực tác động như nhai thức ăn cứng, trẻ có tật cắn móng tay… sẽ làm nướu bị sưng đỏ và đôi khi gây đau nhức.

2.4 Nhiễm khuẩn Herpes

Nguyên nhân viêm lợi ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi có thể do miệng bị nhiễm trùng cấp tính bởi virus Herpes. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, sau đó xuất hiện mụn nước ở vùng má, lưỡi, mô lợi khiến bé bị viêm lợi loét miệng gây đau nhức, khó nuốt, ăn uống kém…

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm lợi

Đa phần viêm lợi ở trẻ em sẽ có các biểu hiện chung như:

  • Bé bị sưng phồng nướu răng và rất dễ chảy máu khi đánh răng.
  • Lợi có màu sắc nhợt nhạt hoặc đậm màu, không được tươi tắn.
  • Nướu xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng bất thường.
  • Bé bị viêm nướu hôi miệng do lợi sưng có mủ.
  • Trong má, lợi có dấu hiệu lở loét.
  • Trẻ em bị sưng lợi chân răng, tăng nguy cơ tụt lợi gây lung lay răng.
trẻ bị viêm lợi
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ có phần nướu răng bị sưng tấy, phồng to.

4. Tác hại khi trẻ bị viêm lợi

Bé bị sưng nướu răng tiến triển thành viêm gây đau âm ỉ, khiến bé khó khăn khi vệ sinh răng và ăn không ngon, lâu ngày ảnh hưởng tới sức khỏe. Viêm lợi còn tác động xấu đến chất lượng men răng, khiến răng thường có màu ngà và dễ gây ra sâu răng.

Ngoài ra một số trường hợp viêm lợi có mủ ở trẻ em khiến miệng trẻ có mùi hôi lạ gây ngại ngùng khi giao tiếp. Do đó khi trẻ có triệu chứng của viêm lợi, cha mẹ nên sớm đưa con đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

5. Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em hiệu quả, an toàn

Để chữa viêm lợi cho trẻ hiện có các phương pháp như sau:

5.1 Loại bỏ mảng bám và cao răng

Đây là việc cần thiết khi trẻ bị viêm lợi, giúp loại bỏ mảng bám, cao răng và vi khuẩn gây hại ở dưới lợi và trên bề mặt răng. Trong quá trình thực hiện bác sĩ có thể sử dụng thêm tia laser làm sạch bề mặt chân răng, ngăn chặn cao răng hình thành và vi khuẩn tích tụ gây viêm.

viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi
Tùy vào trường hợp viêm nướu răng bị sưng ở trẻ em, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp.

5.2 Dùng thuốc kháng sinh

Trường hợp viêm nướu răng có mủ ở trẻ kèm triệu chứng chảy máu lợi, bên cạnh loại bỏ mảng bám, bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc uống kháng sinh. Điều này nhằm tiêu diệt tối đa vi khuẩn gây hại, ngăn nhiễm trùng lợi lan rộng.

5.3 Phương pháp cải thiện viêm lợi nhẹ ở nhà

Bên cạnh các phương pháp kể trên tại nha khoa, trẻ có thể súc miệng bằng nước muối tại nhà 2 lần/ ngày. Nước muối sẽ giúp làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và thúc đẩy quá trình chữa lành nướu.

Nhìn chung, viêm lợi ở trẻ em mới khởi phát, còn nhẹ có thể sẽ cải thiện khi áp dụng những cách trên. Tuy nhiên tình trạng hoàn toàn có thể tái phát nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách. Do vậy, phụ huynh không nên chủ quan, cần đưa con đến cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị dứt điểm.

Chữa viêm lợi ở trẻ em tại Elite Dental – An tâm bác sĩ giỏi, điều trị nhẹ nhàng

Thành lập từ năm 2012 đến nay, Elite Dental tự hào là trung tâm nha khoa chuyên sâu được đông đảo khách hàng tín nhiệm không chỉ để chăm sóc nụ cười khỏe đẹp, mà còn là nơi chữa trị các bệnh lý nha khoa uy tín.

Cho trẻ đến Elite Dental chữa viêm lợi, cha mẹ hoàn toàn an tâm bởi phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tổng quát giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám kỹ lưỡng, tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng, mức độ bệnh của răng, tuổi của trẻ… mà đưa ra cách điều trị tối ưu. Đặc biệt bác sĩ rất thấu hiểu tâm lý, trò chuyện giúp trẻ hợp tác và chia sẻ nhẹ nhàng để các bé hiểu và có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng, hạn chế các bệnh lý răng miệng khiến viêm nướu tái phát.

viêm lợi có mủ ở trẻ em
Các bác sĩ tại Elite luôn đồng hành cùng trẻ xuyên suốt quá trình điều trị viêm nướu và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tận tình.

Đặc biệt, Elite Dental hoạt động với mô hình All-in-1, triển khai tất cả dịch vụ chẩn đoán và điều trị đều được thực hiện tại một phòng khám mà không phải di chuyển nhiều nơi, mang lại sự thuận tiện tối đa cho quý phụ huynh. Hơn hết trung tâm áp dụng quy trình khử khuẩn nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Châu Âu, đảm bảo môi trường điều trị vô trùng, an toàn cho trẻ. Đồng thời còn có khu vui chơi chuyên biệt với nhiều màu sắc vui tươi cùng các hoạt động thể chất, đọc sách thú vị để trẻ thoải mái tinh thần và sẵn sàng cho các điều trị.

Ngoài ra, Elite cũng thường xuyên cập nhật các thông tin nha khoa cho bé, giúp phụ huynh theo dõi để hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Để đặt hẹn thăm khám và điều trị viêm lợi cho trẻ, mời cha mẹ liên hệ Elite Dental qua Hotline 0902 661 100 hoặc 0902 559 888!

6. Bác sĩ Elite cho lời khuyên giúp phòng ngừa viêm lợi ở trẻ

Để ngăn ngừa bệnh viêm sưng lợi ở trẻ em tái phát, cha mẹ hãy lưu ý một số điều sau:

  • Cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  • Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường và các loại thực phẩm gây mảng bám. Thay vào đó, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức khỏe nướu.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ những vật dụng mà trẻ hay cho vào miệng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm lợi.
  • Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.

7. Câu hỏi thường gặp

Xoay quanh vấn đề trẻ bị viêm lợi, nhiều cha mẹ cũng có những thắc mắc như:

7.1 Viêm lợi ở trẻ em bao lâu khỏi?

Viêm sưng nướu răng ở trẻ em dạng nhẹ có thể khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp viêm lợi do nhiễm trùng nặng hoặc do virus như Herpes, quá trình phục hồi có thể kéo dài hơn khoảng vài tuần hoặc vài tháng.

7.2 Trẻ em bị viêm lợi uống thuốc gì?

Để cải thiện tình trạng viêm lợi do nhiễm trùng, trẻ có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm… Lưu ý, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ.

7.3 Trẻ bị viêm lợi sưng đỏ nên ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp trẻ nhận được các dưỡng chất phù hợp để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục viêm nướu. Theo đó, khi trẻ bị bệnh nướu răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, cá hồi hoặc các loại cá béo khác (cá trích, cá thu…), nước hầm xương, thịt gà, bông cải xanh, trà xanh…

Tránh thức ăn cứng, cay nóng hoặc có nhiều đường, vì có thể làm tình trạng viêm nặng hơn, gây đau đớn và kích ứng nướu.

bé bị sưng nướu răng
Thêm ớt chuông, bông cải xanh vào chế độ ăn uống của trẻ để tăng cường vitamin C giúp cải thiện bệnh viêm nướu răng.

7.4 Viêm nướu răng có mủ ở trẻ nguy hiểm không?

Viêm lợi có mủ ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm và chuyển biến nặng dẫn đến bệnh nha chu, gây mất răng; nướu sưng mủ có thể phát triển quá mức, tắc nghẽn đường hô hấp; nướu và lưỡi bị lở loét nghiêm trọng, gây đau rát… Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Trên đây là những thông tin cần biết về viêm lợi ở trẻ em để phụ huynh hiểu rõ. Hãy theo dõi tình trạng răng miệng của bé thường xuyên, nếu có vấn đề bất thường cần sớm đưa đến nha khoa để có hướng xử lý kịp thời, tránh những tác động xấu ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ.

Xem thêm:
>> Trẻ bị sún răng phải làm sao? Nguyên nhân và biện pháp xử lý
>> Những lưu ý khi trẻ thay răng để con có một hàm răng đẹp
>> Tác hại của sâu răng trẻ em, cách dẫn điều trị và phòng tránh hiệu quả

Bài Viết Liên Quan