Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm nha chu ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của bé. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng răng miệng của con để sớm phát hiện dấu hiệu bé bị viêm nha chu hoặc các bệnh lý răng miệng nói chung.
Mục lục
1. Viêm nha chu ở trẻ em là như thế nào? Các giai đoạn phát triển
Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu cấp độ nặng. Khi các túi nha chu hình thành sẽ làm tổn thương và phá hủy dần các bộ phận nâng đỡ răng như: nướu (lợi), dây chằng quanh răng, xương ổ răng và chân răng.
Tương tự người trưởng thành, bệnh nha chu ở trẻ em cũng phát triển theo các giai đoạn:
1.1 Giai đoạn 1: Bề mặt răng xuất hiện mảng bám và cao răng
Ở giai đoạn đầu tiên, bề mặt răng của bé sẽ xuất hiện các mảng bám và cao răng – lớp màng dính có màu vàng sậm, đen hoặc nâu. Điều này không chỉ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nướu.
1.2 Giai đoạn 2: Bị viêm nướu
Khi bị viêm, nướu của sẽ có màu đỏ thẫm hoặc tím, đồng thời trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị chảy máu chân răng trong khi ăn hoặc đánh răng.
1.3 Giai đoạn 3: Túi nha chu hình thành
Nếu không kịp thời phát triển và điều trị ở giai đoạn 2, nướu của trẻ sẽ trở nên mềm, sưng phồng và không còn ôm chắc lấy răng. Lúc này, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công và hình những ổ vi khuẩn. Đây là những túi cha chu có chứa mủ và vi khuẩn nên miệng bé sẽ bắt đầu xuất hiện mùi hôi rất khó chịu.
1.4 Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng làm răng lung lay
Về lâu dài, bệnh sẽ khiến các mô nha chu bị tổn thương trầm trọng và gây phá hủy khung xương ổ răng. Do mất đi lớp bảo vệ và chống đỡ nên răng của bé rất dễ lung lay, xô lệch và có nguy cơ rụng đi.
2. Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm nha chu
Ở giai đoạn 1, viêm nha chu ở trẻ em rất khó để cha mẹ phát hiện do chưa có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên từ giai đoạn 2 trở đi, bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
- Vôi và cao răng bám rất nhiều xung quanh chân răng.
- Nướu không còn màu hồng khỏe mạnh mà dần chuyển sang màu đỏ hoặc tím sậm.
- Hơi thở của con bắt đầu có mùi hôi tanh rất khó chịu.
- Chân răng dễ bị chảy máu mỗi khi vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống.
- Ở giai đoạn 3, cha mẹ còn có thể thấy nướu của con dần bị tách khỏi răng, kéo dài sẽ gây ra tụt nướu răng.
3. Nguyên nhân thường gặp gây viêm nha chu ở trẻ
Nhiều người cho rằng viêm nha chu chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Thực tế, trẻ em cũng rất dễ bị viêm nha chu bởi:
3.1 Ăn uống không khoa học
Trẻ em rất thích ăn bánh, kẹo, nước có gas,… Những thức ăn này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, khiến cho lớp men răng non nớt của trẻ dễ bị ăn mòn và tổn thương. Do vậy nếu không có sự kiểm soát chế độ ăn từ cha mẹ, trẻ rất dễ bị viêm nha chu và các bệnh lý về răng miệng nói chung.
3.2 Không vệ sinh răng sạch sẽ
Trẻ nhỏ chưa đủ ý thức để nhận biết về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Thế nhưng nếu không vệ sinh răng kỹ lưỡng, các mảng bám sẽ lưu lại trên răng rất lâu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm nha chu.
3.3 Thói quen thở bằng miệng
Thở bằng miệng là thói quen xấu bởi làm giảm lượng nước bọt và khô miệng. Điều này khiến các lợi khuẩn dần bị tiêu diệt và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng, từ đó gây ra các bệnh lý về răng miệng.
3.4 Hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch yếu khiến cơ thể trẻ khó khăn trong việc chống lại sự tấn công vi khuẩn có hại. Vì thế một số trường hợp, trẻ có thể bị bệnh nha chu nặng hơn do không thể kiểm soát được sự lan rộng của hại khuẩn trong khoang miệng.
3.5 Di truyền
Không ít trường hợp cha mẹ từng bị viêm nha chu thì khả năng rất cao là trẻ cũng sẽ bị. Vì thế nếu cha mẹ bị viêm nha chu thì cần hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và khám răng định kỳ để phòng ngừa tình trạng này cho con.
4. Tác hại khi bé bị viêm nha chu
Bệnh nha chu ở trẻ em ảnh hưởng đến cả sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của con, cụ thể:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Một trong những biến chứng nghiêm trọng của viêm nha chu là mất răng. Trường hợp mất răng sữa sớm sẽ gây khó khăn cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Còn với răng vĩnh viễn nếu mất thì không thể mọc lại mà có thể cần can thiệp bằng các phương pháp phục hình hoặc niềng răng.
- Ảnh hưởng sức khỏe toàn thân: Viêm nha chu khiến trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu, dẫn đến việc ăn không ngon miệng hoặc chán ăn, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng. Ngoài ra, vi khuẩn từ các túi cha chu còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn thân của bé.
5. Cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em an toàn, hiệu quả cao
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị viêm nha chu, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Tuỳ vào từng trường hợp các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu bé bị viêm nha chu ở mức độ nhẹ, tức nướu của con hơi sưng và nhạy cảm, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách cạo sạch vôi răng và loại bỏ những mảng bám trên răng, sau đó sẽ kê đơn thuốc để trẻ điều trị ngay tại nhà. Ngược lại nếu tình trạng viêm nha chu ở trẻ đã xuất hiện túi mủ, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật nha khoa để loại bỏ các túi mủ này.
Có thể thấy, việc điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ không hề đơn giản bởi điều này đòi hỏi trình độ chuyên môn, sự tỉ mỉ và cả kinh nghiệm của bác sĩ. Chính vì thế, khi nghi ngờ trẻ bị viêm nha chu, cha mẹ nên cho trẻ đến các nha khoa uy tín để được thăm khám.
Khi điều trị viêm nha chu ở trẻ tại Elite Dental, phụ huynh có thể an tâm bởi nha khoa sở hữu các ưu điểm nổi bật như:
- Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em sẽ thăm khám kỹ lưỡng, từ đó đưa ra những chỉ định đúng để bảo tồn răng thật tối đa của bé.
- Bác sĩ tâm lý, nhẹ nhàng giúp trẻ hợp tác trong quá trình điều trị. Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ ân cần trao đổi để các bé hiểu và có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng.
- Cập nhật những công nghệ điều trị mới nhất cùng máy móc tiên tiến đem đến kết quả tối ưu cùng trải nghiệm điều trị thoải mái, nhẹ nhàng cho các bé.
- Đặc biệt, Elite Dental còn có khu vực vui chơi dành riêng cho các bé, nhờ đó giúp con giảm căng thẳng hiệu quả trong quá trình điều trị.
6. Làm thế nào phòng ngừa bệnh nha chu ở trẻ em?
Viêm nha chu rất dễ tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách. Sau đây là những cách để phòng ngừa bệnh viêm nha chu ở trẻ nhỏ:
- Cần xây dựng thói quen chải răng 2 lần/ngày cho bé.
- Nên cho trẻ dùng bàn chải có lông mềm và hướng dẫn trẻ đánh răng nhẹ nhàng để tránh gây mòn men răng.
- Đối với trẻ lớn, phụ huynh có thể cho con dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa sau khi đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những điều cần biết về viêm nha chu ở trẻ em. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm nha chu, cha mẹ có thể liên hệ Elite Dental để đặt hẹn khám cho bé. Tránh để cho bệnh diễn biến nghiêm trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân của của bé trong tương lai.