Trẻ bị hôi miệng do đâu? Làm thế nào cải thiện và ngăn ngừa?

Hôi miệng không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả trẻ em vẫn có thể mắc phải, nếu không có cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Vậy làm thế nào để khắc phục và ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp cho con trong bài viết dưới đây.

1. Hôi miệng ở trẻ em là như thế nào?

Hôi miệng ở trẻ em là tình trạng miệng trẻ phát ra mùi hôi mà người xung quanh dễ dàng nhận biết khi trẻ thở ra, nói chuyện hoặc cười. Ngoài hơi thở có mùi hôi, trẻ có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như khô miệng, lưỡi bẩn trắng, cảm giác có vị chua trong miệng, đôi khi chảy máu răng, nướu.

2. Điểm danh nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ bị hơi thở có mùi hôi, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan từ môi trường và những vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

2.1 Vệ sinh răng miệng sai cách

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến miệng trẻ bị hôi. Khi trẻ lười đánh răng hoặc đánh không đúng cách sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.

2.2 Bị khô miệng

Trẻ sơ sinh bị hôi miệng nhiều khả năng là hệ quả của tình trạng khô miệng. Theo đó, nếu trẻ được cho uống ít nước sẽ không tiết đủ nước bọt để làm sạch và làm ẩm khoang miệng, từ đó khiến vi khuẩn gây hôi miệng phát triển mạnh.

Hoặc trường hợp bé có thói quen thở bằng miệng trong khi ngủ sẽ khiến không khí lưu thông nhiều gây khô miệng, dẫn đến hiện tượng trẻ bị hôi miệng khi ngủ dậy.

trẻ bị hôi miệng
Khi trẻ hô hấp bằng miệng sẽ khiến không khí lưu thông nhiều, từ đó dẫn đến vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng hôi miệng.

2.3 Do bệnh lý răng miệng

Các vấn đề như viêm lợi, sâu răng, nhiều mảng bám trên lưỡi… cũng gây ra tình trạng hôi miệng. Bởi những bệnh lý này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Xem thêm: Các bệnh về răng miệng phổ biến và cách phòng tránh

2.4 Có dị vật ở mũi

Trẻ nhỏ đôi khi có thể vô tình đưa dị vật như hạt đậu, đồ chơi vào mũi mà không biết. Điều này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, nhiễm trùng và khiến hơi thở của con có mùi.

2.5 Trẻ ăn thức ăn nặng mùi

Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng cũng có thể do vừa ăn thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, phô mai… Bố mẹ không phải lo lắng nếu hơi thở trẻ có mùi có mùi ngay ăn các món kể trên, vì mùi hôi sẽ giảm dần khi thức ăn được tiêu hóa.

miệng trẻ bị hôi
Đôi khi miệng trẻ bị hôi có thể xuất phát từ chính thực phẩm vừa ăn như: tỏi, hành, phô mai…

2.6 Ngửi phải khói thuốc lá thường xuyên (Hút thuốc lá thụ động)

Nếu không biết vì sao trẻ bị hôi miệng, bố mẹ hãy kiểm tra lại xem môi trường sống của bé có ai đang hút thuốc ở gần đó hay không. Việc vô tình hít phải khói thuốc không chỉ khiến miệng trẻ bị hôi, mà về lâu dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hô hấp.

2.7 Mắc các bệnh lý khác

Một số trường hợp bé 1 tuổi bị hôi miệng, bé 2 tuổi bị hôi miệng… có thể là hệ quả do mắc bệnh liên quan đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, trào ngược dạ dày, dị ứng theo mùa. Với các bệnh lý này, phụ huynh cần điều trị kiểm soát bệnh tốt mới có thể cải thiện mùi hôi răng miệng triệt để cho trẻ.

3. Trẻ bị hôi miệng có sao không?

Hơi thở có mùi không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp của trẻ; mà còn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe răng miệng hoặc bệnh lý khác. Vì thế bố mẹ không nên chủ quan.

Trên thực tế hôi miệng ở trẻ vẫn có thể chữa được, cha mẹ nên chú ý theo dõi để xác định đúng nguyên nhân, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

4. Biện pháp cải thiện và ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả

Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng trẻ bị hôi miệng hiệu quả, bố mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây:

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Phụ huynh nên đánh răng cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt sau các bữa ăn. Hãy hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách và chú trọng đến cả lưỡi vì vi khuẩn thường tích tụ trên đó. Ngoài ra, bố mẹ nên sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng phù hợp mà trẻ yêu thích sẽ giúp con yêu thích việc vệ sinh răng miệng hơn.

hôi miệng ở trẻ em
Khi phụ huynh cùng thực hiện, trẻ sẽ cảm thấy việc vệ sinh răng miệng thú vị hơn, đồng thời giúp đảm bảo bé thực hiện đúng các bước.

Điều trị sớm các vấn đề sức khỏe

Nếu bé bị viêm họng hôi miệng hoặc nghi ngờ bị trào ngược dạ dày, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị dứt điểm. Không nên để lâu vừa ảnh hưởng hơi thở, vừa tác động xấu đến sự phát triển của trẻ.

Cho trẻ uống nhiều nước

Cho trẻ uống đủ nước trong ngày để giữ ẩm miệng và ngăn ngừa khô miệng là một trong những cách trị hôi miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả. Bởi nước bọt giúp làm sạch khoang miệng và ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Tránh thức ăn có mùi mạnh

Những món ăn có nhiều gia vị hành, tỏi, hay các loại thức ăn cay nóng có thể làm hơi thở nặng mùi. Vì thế để tránh tình trạng bé bị hôi miệng biếng ăn, bố mẹ nên hạn chế cho con sử dụng các món kể trên.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ, đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức khỏe răng miệng. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vì dễ gây sâu răng.

Đảm bảo môi trường sống cho bé

Phụ huynh lưu ý không hút thuốc lá gần/xung quanh bé, không cho bé tiếp xúc với các nguồn hút thuốc thụ động.

Khám răng định kỳ

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng, tránh tình trạng bé bị sâu răng hôi miệng hoặc mắc các bệnh lý viêm lợi, hay mảng bám.

bé 2 tuổi bị hôi miệng
Khi đi khám định kỳ, trẻ sẽ được hướng dẫn các biện pháp giúp giữ răng sáng đẹp và hơi thở thơm mát để tự tin trong giao tiếp.

Trẻ bị hôi miệng có nên dùng nước súc miệng thường xuyên không?

Với những trẻ lớn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng hôi miệng. Nhưng nên thực hiện dưới sự giám sát của phụ huynh và không dùng quá thường xuyên, vì nước súc miệng có thể gây khô miệng, làm giảm lượng nước bọt tự nhiên, khiến tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Khi nào nên đưa trẻ bị hôi miệng đến nha khoa?

Khi đã áp dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng mà tình trạng vẫn không cải thiện, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để được thăm khám và có hướng xử trí tốt nhất.

Elite Dental – Địa chỉ khám răng cho bé chất lượng hàng đầu tại TP.HCM, tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực hành nha khoa trẻ em sẽ thăm khám kỹ lưỡng, xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng và đưa giải pháp điều trị phù hợp.

Phụ huynh an tâm các bác sĩ rất thấu hiểu tâm lý sẽ nhẹ nhàng trao đổi, trò chuyện giúp bé hợp tác và có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng. Sau khi kết thúc quá trình điều trị hôi miệng ở trẻ em, Elite Dental sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin nha khoa cho bé đến phụ huynh. Bố mẹ tham khảo để hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà, giúp duy trì nụ cười khỏe đẹp, thơm mát cho con tự tin hơn.

trẻ 7 tuổi bị hôi miệng
Không chỉ mang đến các giải pháp điều trị tối ưu, các bác sĩ tại Elite còn tận tình giải đáp cho phụ huynh mọi thắc mắc về sức khỏe răng miệng và tổng quát của bé.

>> Đặt hẹn với Elite Dental TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline 0902 661 100 để được tư vấn chi tiết cách trị hôi miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả.

Trên đây bài viết đã chia sẻ nguyên nhân trẻ bị hôi miệng và cách khắc phục & phòng ngừa cho phụ huynh tham khảo. Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ để kịp thời phát hiện vấn đề bất thường và khuyến khích trẻ tự chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ, qua đó hình thành thói quen tốt và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng về sau.

Xem thêm:
>> Thói quen thở bằng miệng và những tác động đến sức khỏe răng miệng
>> Trẻ bị sún răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý
>> Sâu răng sữa ở trẻ: Nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục

Bài Viết Liên Quan