Trẻ bị sún răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử trí

Sún răng là bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, răng sún có thể khiến trẻ bị đau nhức, nhiễm trùng và thậm chí là gây mất răng. Trong bài viết sau, Elite Dental sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về răng sún, nguyên nhân gây ra tình trạng này, cách điều trị và phòng ngừa. Qua đó, bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ bảo vệ nụ cười khỏe mạnh cho trẻ.

1. Hiện tượng sún răng là gì?

Cấu tạo răng gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng và ngà răng. Ở trẻ em, lớp men và ngà răng tương đối mỏng, có mức độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên dễ bị sâu cũng như tổn thương. Các tổn thương men răng làm cho răng của trẻ bị sâu nghiêm trọng và tiêu dần, khiến thể tích thân răng bị giảm. Đây chính là hiện tượng răng sún, thường gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi.

Dấu hiệu sún răng ở trẻ nhận biết khá dễ, khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy:

  • Thể tích răng bị hao mòn dần và ăn mòn đến tận chân răng.
  • Răng cửa bị mủn, xỉn màu, ố vàng và ngày càng tối màu.
  • Bề mặt răng không trắng bóng mà đổi màu dần.
  • Lớp men răng bị ăn mòn để lộ lớp ngà răng khiến con đau nhức khi nhai.

Men răng của trẻ bị tổn thương do hiện tượng răng sún.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Có nhiều nguyên nhân khiến răng trẻ bị sún, thường gặp có thể kể đến như:

Chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt

Trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ sấy khô nhiều đường,… đồng thời không vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sún răng.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Nến đánh răng không đủ thời gian, không sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập khiến răng bị sún.

Thiếu sản men răng

Thiếu sản men răng là tình trạng lớp men răng không được hình thành đầy đủ, làm răng dễ bị tổn thương. Nguyên nhân thiếu sản men răng có thể do cơ thể thiếu hụt canxi, sinh non, lạm dụng thuốc kháng sinh,…

Bị sâu răng toàn hàm

Răng sâu toàn hoàn là tình trạng tất cả các răng đều bị sâu, tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân của sâu răng toàn hàm có thể do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, flour nên răng dễ bị tổn thương.

Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ dùng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển răng của thai nhi. Theo đó, sau sinh răng của trẻ có độ cứng và chất lượng men răng thấp, dễ bị tổn thương gây răng sún.

3. Phân biệt tình trạng sún răng và sâu răng

Tuy đều là tình trạng men răng bị tổn thương, nhưng răng sún và sâu răng hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là cách phân biệt 2 bệnh lý về răng miệng này:

3.1 Độ tuổi

  • Răng sún: Tình trạng trẻ 1 – 3 tuổi hay gặp phải.
  • Sâu răng: Thường xảy ra ở trẻ trên 3 tuổi, thậm chí là người lớn.

3.2 Biểu hiện

  • Răng bị sún: Lợi của trẻ hơi cứng, chảy máu, răng tiêu nhỏ dần so với răng bình thường và hơi thở có mùi khó chịu. Tình trạng răng sún không gây đau nhức, phần chân răng bị sún cứng và xuất hiện đốm đen nông gần phần nướu.
  • Sâu răng: Trẻ bị đau răng hoặc ê buốt răng, hơi thở có mùi hôi. Đồng thời, trên răng trẻ xuất hiện đốm trắng ngà hoặc chấm đen sâu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
sún răng
Hình ảnh răng sún (bên trái) và sâu răng (bên phải) thường gặp ở trẻ.

4. Răng sún ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ đến tuổi thay răng vĩnh viễn thì tình trạng răng sún cũng sẽ hết. Nên khi phát hiện bệnh thường có tâm thế chủ quan, không tìm hướng điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế nếu răng sún không được điều trị sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Cụ thể:

Khó khăn khi nhai thức ăn

Khi bị răng bị sún, chân răng nằm sát vào lợi khiến việc ăn uống của trẻ gặp khó khăn, đặc biệt là khi nhai thức ăn dai hoặc cứng. Trường hợp răng sún ảnh hưởng đến tủy sẽ làm cho ngà răng lộ ra ngoài nên khi nhai con sẽ thấy đau nhức, dần trở nên sợ ăn và biếng ăn.

Phát âm không rõ

Nếu răng cửa bị sún thì không chỉ khiến thẩm mỹ nụ cười giảm mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Trẻ có răng bị sún có nguy cơ nói ngọng cao hơn trẻ có răng khỏe mạnh.

Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Trẻ trong độ tuổi 5 – 6 tuổi bắt đầu thay răng sữa và đến 12 – 13 tuổi sẽ hoàn tất quá trình này. Mỗi vị trí răng sữa mất đi sẽ được thay bằng một chiếc răng vĩnh viễn. Nếu răng bị sún quá sớm thì răng bên cạnh có xu hướng di chuyển đến vị trí mất răng. Điều này khiến cung hàm không còn đủ không gian cho chiếc răng vĩnh viễn mọc lên, dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm, mọc chen lấn,…

Răng sún có mọc lại được không?

Điều này còn tùy vào loại răng bị sún. Nếu răng sún là răng sữa thì sau khi thay răng sẽ mọc lại. Còn trường hợp răng sún là răng vĩnh viễn thì không thể mọc lại được. Hơn nữa, răng vĩnh viễn bị sún còn tiềm ẩn nguy cơ mất răng, tiêu xương hàm, khó ăn nhai và giám thẩm mỹ nụ cười. Vậy nên, phụ huynh cần hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày để tránh trường hợp răng vĩnh viễn bị sún.

5. Bố mẹ nên làm gì khi em bé sún răng?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu răng sún, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có hướng xử trí phù hợp. Tùy vào sức khỏe răng miệng, mức độ răng sún, tuổi của trẻ,… mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị sún răng cho trẻ phù hợp.

  • Răng sún nhẹ: Áp dụng phương pháp trám răng để ngăn chặn sự phát triển của răng sún. Theo đó, răng bị sún nếu được trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng, đảm bảo tốt cho hoạt động ăn nhai.
  • Răng sún nặng: Nếu tình trạng răng bị sún làm mòn gần hết răng của trẻ thì tùy vào độ tuổi thay răng mà bác sĩ sẽ chỉ định giữ hay nhổ bỏ răng sún.

Đối với răng sữa bị sún, việc bảo tồn hay nhổ răng cần được bác sĩ thăm khám và cân nhắc kỹ lưỡng. Vì nếu nhổ răng sữa trước 6 tuổi thì răng vĩnh viễn của trẻ có thể gặp tình trạng mọc lệch.

Tại Elite Dental, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám kỹ lưỡng, tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng, mức độ bệnh của răng, tuổi của trẻ… mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị răng sún cho trẻ tốt nhất. Hai phương pháp điều trị bệnh lý răng miệng này tại Elite Dental gồm có trám (răng sún nhẹ) hoặc nhổ (răng sún nặng, không thể bảo tồn được nữa).

Hơn nữa, đưa trẻ đến Elite điều trị răng bị sún bố mẹ hoàn toàn an tâm bởi:

  • Bác sĩ thấu hiểu tâm lý, nhẹ nhàng có thể trò chuyện và thuyết phục trẻ hợp tác điều trị hiệu quả. Hơn nữa, bác sĩ còn trao đổi để các bé hiểu và có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng.
em bé sún răng
Đội ngũ bác sĩ tại Elite Dental có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm thực hành điều trị các vấn đề về răng miệng cho trẻ giúp cha mẹ yên tâm.
  • Elite hoạt động với mô hình All-in-1, triển khai tất cả dịch vụ chẩn đoán và điều trị đều được thực hiện tại một phòng khám. Nhờ đó, phụ huynh và bé không phải di chuyển nhiều nơi để khám và điều trị, mang lại sự thuận tiện tối đa.
  • Elite Dental còn đầu tư khu vui chơi nhiều màu sắc và nhiều trò chơi thể chất độc sách,… để các bạn nhỏ có trải nghiệm thăm khám nha khoa thoải mái. Hơn hết, phòng khám cam kết sử dụng dụng cụ điều trị chính hãng, chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Kết hợp trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình điều trị răng sún thuận lợi, an toàn.
  • Bác sĩ sẵn sàng chia sẻ ngân hàng điều trị với các ca tương tự trẻ để ba mẹ tham khảo, hiểu hơn về quá trình điều trị. Nhờ đó, phụ huynh có thể an tâm hơn khi cho trẻ tiến hành chữa trị răng bị sún tại Elite Dental.

>> Nếu răng của trẻ có dấu hiệu sún, bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ Elite Dental để đặt hẹn khám răng với bác sĩ chuyên môn giỏi ngay!

6. Chia sẻ cách phòng ngừa sún răng ở trẻ

Để phòng ngừa răng sún ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng các bí quyết dưới đây:

6.1 Vệ sinh răng cho trẻ đúng cách

Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho con bằng khăn gạc mềm vào buổi sáng và sau khi ăn. Khi được 2 tuổi, hàm răng của trẻ tương đối hoàn chỉnh và con bắt đầu ăn nhiều thức ăn hơn. Lúc này, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ chải răng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa flour, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt để ngừa sún và sâu răng.

Khi được 3 tuổi, phụ huy huynh nên cho trẻ tập tự chải răng đúng cách. Cụ thể, chải răng dọc từ chân răng xuống, đủ 3 mặt răng ngoài – trên – trong ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

hình ảnh răng sún
Khi trẻ mọc răng sữa, phụ huynh nên vệ sinh răng miệng cho con bằng khăn gạc mềm để phòng ngừa răng bị sún.
Xem thêm: Cách chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ

6.2 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ

Trong thời gian trẻ thay răng, phụ huynh nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, flour tốt cho răng như cá biển, trứng, sữa tươi,… Đặc biệt, thực đơn của con cũng nên có cà rốt – thực phẩm giúp răng chắc khỏe, lợi mau liền khi tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng khi thay răng. Bên cạnh đó, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như nước ngọt, thức uống có ga, nước đá, bánh kẹo,…

6.3 Loại bỏ các thói quen xấu

Phụ huynh không nên cho trẻ ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Đồng thời, phụ huynh cũng không để trẻ dùng răng cắn vật cứng, hạn chế uống nước có ga, kẹo vào ban đêm. Với những bé có thói quen ngậm cơm, bố mẹ cần kiểm tra miệng con sau khi ăn để tránh thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây sún răng. 

6.4 Chú ý khi cho trẻ sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân chính gây hỏng men răng, đổi màu răng, thậm chí là sún và sâu răng. Do đó, để bảo vệ răng của trẻ, phụ huynh không nên cho con uống các loại thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

6.5 Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Ngay từ khi trẻ mọc răng sữa, phụ huynh nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lý răng miệng và xử lý kịp thời. Với những trẻ có răng bị sún, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng. Sau đó, bác sĩ đưa ra biện pháp cần thiết để điều trị bệnh, giúp trẻ có được hàm răng khỏe mạnh, sáng đẹp.

Khi điều trị răng sún tại Elite Dental, bác sĩ tận tâm tư vấn cách chăm sóc răng kỹ lưỡng và thường xuyên cập nhật các thông tin nha khoa cho bé đến phụ huynh. Hơn nữa, bác sĩ còn theo dõi, kiểm soát trình tự mọc răng để phát hiện và điều trị sớm bất thường khác (nếu có), đảm bảo bé có nụ cười sáng khỏe.

sún răng ở trẻ
Cho trẻ khám răng định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị kịp thời những bất thường của răng miệng, từ đó con có hàm răng sáng khỏe và tự tin.

Nhìn chung, sún răng là bệnh lý răng miệng của trẻ nhỏ mà bố mẹ cần chú trọng hàng đầu. Bởi việc phát hiện và điều trị răng sún từ sớm sẽ giúp trẻ ăn nhai thoải mái, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho răng vĩnh viễn.

Bài viết xem thêm:
>> Răng mọc lẫy: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và biện pháp xử lý
>> Chia sẻ các cách nhổ răng sữa cho bé an toàn, nhẹ nhàng, ít đau
>> Những lưu ý khi trẻ thay răng để con có một hàm răng đẹp

Bài Viết Liên Quan