Răng mọc lẫy là tình trạng mà trẻ nhỏ độ tuổi thay răng thường gặp phải, gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai và sức khỏe răng miệng về sau. Vậy răng bị mọc lẫy phải làm sao và khắc phục như thế nào? Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
1. Răng mọc lẫy là gì?
Răng mọc lẫy là tình trạng răng sữa chưa kịp rụng nhưng răng vĩnh viễn lại mọc lên, chen lấn với các răng khác, dẫn tới sai lệch vị trí tiêu chuẩn trên cung hàm. Điều này thường xảy ra ở bé trong độ tuổi 5 – 7 tuổi và đang trong quá trình thay răng vĩnh viễn.
Răng bị mọc lẫy phổ biến nhất ở những vị trí sau:
Răng mọc lẫy hàm trên
Bé bị mọc lẫy ở hàm trên thường vì kích thước răng cửa vĩnh viễn to hơn răng sữa ban đầu nên không có đủ khoảng trống để răng phát triển bình thường, vì lẽ đó phải chen chúc với răng kề cạnh.
Răng mọc lẫy hàm dưới
Tương tự hàm trên, răng hàm dưới mọc lẫy cũng bởi kích thước răng vĩnh viễn lớn hơn răng sữa. Tuy nhiên ngoài mất thẩm mỹ, tình trạng này còn ảnh hưởng lớn đến cấu trúc khung hàm, khớp cắn và giảm khả năng ăn nhai.
Răng mọc lẫy vào trong
Một số trường hợp do cung hàm nhỏ, không đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc thẳng lên như bình thường nên răng sẽ bị mọc lẫy về phía nướu bên trong, khiến hàm răng trở nên lộn xộn, chen chúc.
Bên cạnh đó, một số trường hợp xuất hiện răng mọc lẫy ở người lớn đến từ việc có răng thừa hoặc răng mọc dư ra so với số lượng răng bình thường.
2. Dấu hiệu nhận biết răng mọc lẫy
Tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ em và người lớn dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện sau:
- Hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức khiến cho hai hàm răng bị lệch, không ăn khớp với nhau.
- Răng vĩnh viễn mọc bị hô, móm hoặc quá cách xa nhau.
- Khi răng bé mọc lẫy thường cảm giác đau nhức âm ỉ, khó nhai nuốt.
- Trẻ em đến thời điểm thay răng vĩnh viễn nhưng răng sữa chưa có dấu hiệu lung lay.
- Răng vĩnh viễn mọc đúng thời gian nhưng lại bị hô, móm, mọc vào trong…
- Kích thước răng vĩnh viễn to hơn bình thường, chen chúc với những răng kề cạnh.
>> Xem thêm: Răng sữa trẻ mọc lệch có sao không? Ba mẹ nên làm gì?
3. Nguyên nhân khiến răng bị mọc lẫy
Các nguyên do làm cho răng mọc lẫy khỏi vị trí tiêu chuẩn là:
- Cung hàm hẹp: Cung hàm quá hẹp dẫn đến răng vĩnh viễn không đủ chỗ để mọc thẳng nên mọc lệch ra ngoài cung hàm.
- Răng sữa mất quá sớm hoặc muộn: Răng sữa thay quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến thời điểm răng vĩnh viễn mọc lên sau này, gia tăng nguy cơ răng mọc lệch ra khỏi vị trí đúng.
- Di truyền: Nếu tiền sử gia đình có người gặp tình trạng răng mọc lẫy xấu thì trẻ cũng có khả năng bị tương tự.
- Thói quen xấu: Các thói quen không tốt từ bé như mút ngón tay, ngủ nghiến răng, ngậm ti giả quá lâu… có thể tác động đến cấu trúc khung hàm và tốc độ, vị trí mọc răng vĩnh viễn.
- Cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất: Chế độ ăn uống thiếu chất (nhất là vitamin D và Canxi) sẽ làm chậm quá trình rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, dẫn đến các răng chen chúc nhau.
- Một số nguyên nhân khác: Những nguyên do va đập, chấn thương, răng sữa bị sâu, kích thước răng vĩnh viễn quá lớn… đều có khả năng làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch.
>> Dành cho mẹ: Khi nào nên cai bú bình cho bé? Mẹo giúp bé cai sữa hiệu quả
4. Răng mọc lẫy có nguy hiểm không?
Nếu không khắc phục kịp thời thì tình trạng răng bị mọc lẫy sẽ dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn như:
- Gây mất thẩm mỹ: Răng lệch lạc làm cho cấu trúc khung hàm thay đổi bất thường theo, không còn hài hòa với tổng thể khuôn mặt như trước. Vì thế, trẻ dễ cảm thấy tự ti, khó hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa.
- Ảnh hưởng chức năng ăn nhai: Răng mọc lẫy, chen chúc bên trong sẽ làm giảm hiệu quả ăn nhai, tạo cảm giác ăn uống không ngon miệng.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Răng sắp xếp sai vị trí khiến việc vệ sinh hàng ngày trở nên khó khăn (nhất là làm sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng). Về lâu dài, điều này dẫn đến một số vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu…
5. Cách xử lý răng mọc lẫy hiệu quả
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu răng bị mọc lẫy, cha mẹ nên đưa con đến phòng khám uy tín để bác sĩ kiểm tra. Tùy theo mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục răng mọc lẫy thích hợp:
5.1 Nhổ răng mọc lẫy
Nhiều cha mẹ quan tâm không biết liệu răng mọc lẫy có nhổ được không. Câu trả lời là được, nhưng chỉ phù hợp với trường hợp răng lẫy mức độ nhẹ (thường ở trẻ em, chưa mọc hết răng vĩnh viễn). Bởi lẽ, sau khi nhổ răng xong, trẻ có thể đưa răng vĩnh viễn đang mọc lệch về vị trí đúng trên khung hàm (vì răng chưa mọc ổn định như người lớn) bằng cách dùng lưỡi để đẩy răng hàng ngày.
5.2 Niềng răng
Đối với răng vĩnh viễn mọc lẫy mức độ nặng, gây sai khớp cắn (thường gặp ở trẻ vị thành niên hoặc người lớn, khi răng vĩnh viễn đã mọc xong), bác sĩ sẽ chỉ định chỉnh nha bằng khí cụ chuyên dụng (*). Qua đó giúp cùng lúc khắc phục những vấn đề răng mọc lẫy, sai khớp cắn hiệu quả, từ đó khôi phục chức năng ăn nhai bình thường và tạo thẩm mỹ nụ cười tự nhiên.
(*) Kỹ thuật và thời gian niềng răng tùy thuộc vào cấu trúc răng miệng của từng người nên dựa theo trường hợp thực tế, bác sĩ tư vấn chính xác.
Nhìn chung, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ bị mọc răng lẫy, mà cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để biết rõ nguyên nhân và can thiệp kịp thời. Vì đa phần răng mọc lẫy ở người châu Á đều liên quan đến hẹp hàm, có nguy cơ gây ra hô xương, móm xương, răng mọc ngầm, chen chúc trầm trọng ở bộ răng vĩnh viễn sau đó rất cao. Chỉ có rất ít trường hợp bé không có vấn đề về xương, bác sĩ mới có thể thực hiện phương pháp nhổ răng sữa.
Trung tâm Nha khoa chuyên sâu Elite Dental – Nơi chăm chút nụ cười xinh cho trẻ tự tin tỏa sáng
Hiểu rằng bác sĩ giỏi là nhân tố quan trọng quyết định đến kết quả khắc phục vấn đề răng miệng nói chung, mọc răng lẫy nói riêng, đội ngũ bác sĩ Elite liên tục cập nhật kiến thức, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo quốc tế, qua đó đưa ra phương án cải thiện tình trạng tối ưu.
Trong trường hợp phải niềng răng, Elite Dental tự hào sở hữu các Bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu, bề dày kinh nghiệm niềng răng mắc cài lẫn trong suốt cho nhiều ca phức tạp cả trẻ em và người lớn. Vì thế giúp lập kế hoạch chỉnh nha chính xác, chỉ định đúng phương pháp và thao tác đúng kỹ thuật.
Hơn hết, khi đưa trẻ đến chỉnh nha tại Elite phụ huynh hoàn toàn hài lòng, bởi bác sĩ luôn đồng hành sát sao suốt quá trình chỉnh nha và hướng dẫn cách chăm sóc tận tình, nhằm đảm bảo răng dịch chuyển đúng kế hoạch và kịp thời xử lý vấn đề. Phòng khám còn có khu vui chơi chuyên biệt giúp trẻ thoải mái mỗi khi thăm khám.
6. Mẹo phòng tránh răng mọc lẫy
Tình trạng răng mọc lẫy có thể phòng ngừa bằng cách:
- Tập cho trẻ bỏ các thói quen xấu có hại cho răng: Cha mẹ nên giúp con thay đổi thói quen mút ngón tay, nghiến răng, cắn móng tay… từ sớm để hạn chế tình trạng răng mọc lệch, mọc lẫy.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất: Chế độ dinh dưỡng khoa học (đặc biệt là giàu Canxi, vitamin D) giúp xương, răng chắc khỏe. Trong đó, một số thực phẩm tốt cho hệ xương – răng của con là trứng, cá, sữa, phô mai…
- Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách: Khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh có thể hướng dẫn con cách đánh răng bằng bàn chải lông mềm tối thiểu 2 lần/ngày (mỗi sáng và tối), lấy thức ăn còn sót lại bằng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối để làm sạch răng, khoang miệng hiệu quả.
- Thăm khám răng miệng định kỳ: Khi bé bắt đầu 6 tuổi, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chỉnh nha để tầm soát thay răng, phát hiện sớm các vấn đề sai lệch răng – xương hàm bất thường và xử lý kịp thời.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho bé
Từ những chia sẻ trong bài viết, hy vọng cha mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng răng mọc lẫy cũng như nắm rõ cách xử trí thế nào cho từng trường hợp. Nếu trẻ đang gặp bất kỳ vấn đề răng miệng nào, hãy liên hệ Elite để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương án điều trị phù hợp!