Vì sao niềng răng bị sưng lợi? Có sao không và khắc phục thế nào?

Khi chỉnh nha, khách hàng có nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng cao hơn bình thường vì răng, nướu trở nên nhạy cảm. Trong đó, niềng răng bị sưng lợi là vấn đề khiến nhiều người lo ngại nhất, không biết có nguy hiểm không và khắc phục thế nào hiệu quả. Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Biểu hiện sưng lợi khi niềng răng

Lợi (nướu) là bộ phận bảo vệ cũng như nâng đỡ chân răng. Vậy nên, nếu lợi bị nhiễm trùng do mảng bám, vi khuẩn tích tụ thì bạn sẽ thấy phần lợi bị sưng tấy, đau nhức khi ăn nhai, chảy máu, răng hơi lung lay nhẹ… 

1. Nhận diện 5 tác nhân khiến niềng răng bị sưng lợi

Tình trạng sưng lợi khi niềng răng có thể đến từ những nguyên nhân phổ biến sau:

1.1 Niềng răng sai kỹ thuật gây tổn thương nướu

Nếu bác sĩ tay nghề kém, dán mắc cài sai cách, đặt dây cung định hình không chuẩn hoặc siết răng quá chặt thì đều khiến nướu bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn, nếu không kịp thời khắc phục thì có thể gây áp xe răng, tụt lợi… dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

niềng răng bị sưng lợi
Chỉnh nha không đúng kỹ thuật khiến nướu bị tổn thương, viêm nhiễm và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

1.2 Không điều trị viêm lợi triệt để trước khi chỉnh nha

Trước khi chỉnh nha, bác sĩ phải điều trị tất cả bệnh lý răng miệng và vệ sinh khoang miệng kỹ lưỡng, mới đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến kết quả dịch chuyển răng sau này. Do vậy, nếu bạn bị viêm nướu khi niềng răng thì có thể xuất phát từ việc không chữa trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng hoặc vệ sinh trước khi chỉnh nha không kỹ càng.

1.3 Vệ sinh răng không sạch sẽ, không đúng cách

Dù niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt, bạn đều cần vệ sinh răng miệng tại nhà cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp không chăm sóc thật kỹ, mảng bám thức ăn, vi khuẩn có cơ hội tích tụ trên bề mặt răng và trong kẽ răng và về lâu dài dẫn đến hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…

1.4 Chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng

Sau khi niềng xong, răng, chân răng và nướu cực kỳ nhạy cảm, nên khi tiêu thụ thực phẩm quá cay hoặc quá nóng, bạn dễ cảm nhận sự đau buốt vì nướu bị kích thích mạnh. Nguy hiểm hơn, phần lợi có thể bị sưng đỏ, kích ứng và gây khó chịu khi ăn nhai.

1.5 Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Sưng nướu khi niềng răng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như sâu răng, trào ngược dạ dày, viêm nướu… Nếu không đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, điều trị dứt điểm thì có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả chỉnh nha. 

Bên cạnh đó, những ai mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ bị sưng viêm nướu khi niềng răng cao hơn người bình thường. Bởi khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu xung quanh chân răng dễ bị phá vỡ dẫn tới sưng tấy, chảy máu…

2. Niềng răng bị sưng nướu có sao không?

Hậu quả dễ dàng nhận thấy nhất khi bị sưng lợi là gây đau nhức, khó chịu dai dẳng nên người bệnh không thể ăn uống ngon miệng như bình thường. 

Hơn nữa, lợi bị sưng cũng khiến người bệnh gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng – không thể thực hiện kỹ lưỡng như bình thường, tạo điều kiện cho mảng bám, vôi răng hình thành nhanh chóng và vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Từ đó, bệnh nhân sẽ bị hôi miệng, sâu răng… và phát triển thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm nha chu, tiêu chân răng…

Có thể bạn quan tâm: Các bệnh về răng miệng phổ biến và cách phòng ngừa
niềng răng bị sưng nướu
Sưng nướu lúc đang chỉnh nha để lại nhiều hậu quả như ảnh hưởng tới việc ăn uống, hôi miệng, viêm nha chu…

3. Sưng lợi khi niềng răng: Nên làm gì để nhanh khỏi?

Tùy theo mức độ viêm nướu khi niềng răng mà bạn có hướng xử trí thích hợp. Trong đó:

– Với trường hợp sưng lợi nhẹ, có thể cải thiện hiệu quả bằng cách:

  • Dùng nước súc miệng/nước muối khử trùng

Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sau mỗi lần đánh răng xong giúp loại bỏ hết các vụn thức ăn còn sót lại và hạn chế xuất hiện mảng bám trên răng. Đồng thời hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn tồn tại ở vị trí nướu răng sưng viêm, tránh lây lan sang các răng khác.

  • Chườm nóng/lạnh

Người bệnh cân nhắc luân phiên chườm nóng và chườm lạnh lên má, ở vị trí bị đau nhức 2 – 3 lần/ngày. Qua đó giúp làm dịu phần lợi bị sưng đỏ và giảm đau nhanh chóng.

  • Dùng thuốc kháng viêm

Bạn hãy liên hệ bác sĩ nha khoa để được thăm khám, kê thuốc giảm đau nhức và kháng viêm thích hợp. Nhờ thế giảm thiểu sưng viêm cho phần lợi nhanh chóng cũng như kiểm soát, tiêu diệt vi khuẩn để không gây hại cho răng, nướu. 

– Với trường hợp sưng nướu kèm mủ, phần lợi bọc quanh chân răng có khuynh hướng tách ra làm răng bị lung lay nhẹ hoặc cơn đau kéo dài hơn 2 tuần

Lúc này, giải đáp tốt nhất là đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị toàn diện, triệt để nhằm hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, nướu sau này.

4. Cách phòng ngừa sưng lợi khi niềng răng

Chắc hẳn niềng răng bị sưng nướu là điều không ai mong muốn nên ngay từ đầu, khách hàng nên thực hiện chỉnh nha tại nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu. Qua đó đảm bảo quá trình dịch chuyển răng về đúng vị trí, ít xâm lấn răng thật và điều trị triệt để các vấn đề răng miệng (nếu có).

Elite Dental – Trung tâm chỉnh nha chuyên sâu uy tín tại TP.HCM

Với kinh nghiệm thực chiến trên 12 năm, đã hỗ trợ chỉnh nha cho hàng nghìn ca từ đơn giản đến phức tạp, nha khoa Elite sẽ giúp khách hàng lấy lại khớp cắn chuẩn, nụ cười duyên một cách an toàn, nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài. 

Tin chọn niềng răng tại Elite Dental, khách hàng an tâm bởi:

  • Được đội ngũ bác sĩ chỉnh nha dày dặn kinh nghiệm thăm khám, phác họa lộ trình điều trị và niềng răng đúng kỹ thuật, chuẩn xác đến từng thao tác nhỏ nhất. 
  • Nhận kết quả sau cùng là một hàm răng đều, đẹp, hài hòa với gương mặt cũng như đảm bảo toàn diện về khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng lâu dài.
  • Có bác sĩ đồng hành sát sao, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt hành trình chỉnh nha từ lúc thăm khám, điều trị các vấn đề răng miệng (nếu có) đến khi chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà.
sưng lợi khi niềng răng
Bác sĩ nha khoa Elite sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình trong suốt quá trình chỉnh nha.
  • Được niềng răng bằng những trang thiết bị, máy móc hỗ trợ hiện đại nhất hiện nay (máy scan 3D Trios, máy chụp phim Sirona…) giúp rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế đau nhức và chảy máu.
  • Toàn bộ khu vực điều trị, phòng lab tại Elite Dental đều tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc vô trùng, vô khuẩn nên đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối, tránh lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.
  • Chi phí hợp lý, công khai minh bạch trên website để bạn dễ dàng tham khảo. Cũng như chỉ chọn dịch vụ thực sự cần thiết, không chèo kéo và tư vấn chi tiết trước khi làm. 

Nha khoa Elite thực sự hạnh phúc khi có cơ hội đồng hành cùng hành trình niềng răng của nhiều khách hàng:

(1) Trước kia, chị Thùy Linh vô cùng tự ti về tình trạng răng hô xương nặng và cười hở lợi nhiều. Sau khi được bác sĩ tư vấn phương án niềng răng mắc cài sứ và cắt nướu một cách tỉ mỉ, chị đã dần lấy lại tự tin với gương mặt trẻ trung hơn, nụ cười rạng rỡ. 

viêm nướu khi niềng răng
Hình ảnh trước – sau niềng răng của chị Linh cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong nụ cười, thần thái.

(2) Cùng nỗi lo lắng tương tự, chị Lan Anh mong muốn khắc phục vấn đề hàm răng chen chúc, màu sắc răng không đồng đều nhanh chóng để không ảnh hưởng đến công việc. Bác sĩ Elite Dental gợi ý phác đồ nhổ răng khôn, mài kẽ các răng cửa và nới rộng cung hàm, niềng răng trong suốt, tẩy trắng răng để sắp xếp lại toàn bộ răng sao cho thẳng đều, giải hẹp hàm và nụ cười đẹp, sáng.

sưng nướu khi niềng răng
Chị Lan Anh hoàn toàn hài lòng với phác đồ điều trị của bác sĩ Elite Dental khi sở hữu nụ cười đẹp, khớp cắn chuẩn.

(3) Không chỉ may mắn đồng hành cùng các ca niềng răng cho người lớn, nha khoa Elite cũng có cơ hội niềng răng thẩm mỹ cho trẻ em – trường hợp của bạn Minh Huy (13 tuổi) với các răng mọc không đều, riêng răng hàm trên bị đẩy ra ngoài rất nhiều; khớp cắn sâu; khe thưa nhiều giữa các răng cửa hàm trên.

Sau khi thăm khám kỹ càng, bác sĩ chỉ định cho bạn nới rộng hàm trên bằng Quad helix, dùng cung tiện ích UA vừa kéo lui, vừa lún răng cửa hàm trên và hàm dưới để giải khớp cắn sâu cũng như không thể thiếu niềng răng mắc cài nhằm sắp xếp lại các răng thẳng đều. Kết thúc 5 năm, công sức kiên trì của Huy được đền đáp xứng đáng bằng một nụ cười tươi tắn, đều đẹp.

Sau hành trình 5 năm chỉnh nha đáng nhớ tại Elite Dental, Minh Huy đã có được nụ cười tươi tắn như mong ước.

Để nhìn nhận tình trạng răng miệng hiện tại của mình một cách chuẩn xác, đừng chần chờ, hãy đặt hẹn cùng bác sĩ Elite Dental để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, tiết kiệm nhé!

Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng phòng tránh viêm nướu khi niềng răng bằng những phương pháp đơn giản như:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách

Bạn nên chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm mỗi ngày (tối thiểu 2 lần) và súc miệng cùng nước muối sinh lý. Thói quen này giúp làm sạch tất cả mảnh thực phẩm, mảng bám còn sót lại, hạn chế gây kích ứng cho lợi.

  • Ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm nhiều đường

Khi mới niềng xong, bạn nên ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt (như cháo, súp…) để tránh kích ứng nướu quá nhiều. Đồng thời hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường (như bánh, kẹo…) vì có thể tăng sản sinh axit, gây sâu răng và thực phẩm cay nóng bởi có khả năng kích ứng lợi mạnh mẽ.

Xem thêm: Mới niềng răng nên ăn gì và nên kiêng gì?
  • Lấy cao răng định kỳ

Thực hiện làm sạch cao răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần là cách chăm sóc răng miệng rất cần thiết, giúp loại bỏ hết mảng bám gây hôi miệng và làm xỉn màu răng. Thêm nữa, lấy cao răng đều đặn cũng sẽ hỗ trợ phòng ngừa viêm nướu, viêm nha chu… hiệu quả.

  • Thăm khám răng miệng theo lịch hẹn bác sĩ

Tương tự lấy cao răng, bạn đừng quên đến địa chỉ nha khoa tin cậy để bác sĩ thăm khám, tầm soát nguy cơ mắc bệnh răng miệng (nếu có) cứ 6 tháng/lần. Qua đó, khi có nguy cơ viêm sưng lợi, bác sĩ sẽ tìm hướng khắc phục, chăm sóc phù hợp.

Như vậy, niềng răng bị sưng lợi là biến chứng sau chỉnh nha mà tất cả khách hàng đều nên chú ý. Để có thể phòng tránh hiệu quả, ngay từ đầu, bạn nên lựa chọn nơi thực hiện đáng tin cậy để được bác sĩ thăm khám và lên kế hoạch điều trị tối ưu, an toàn nhé!

Bài Viết Liên Quan