Niềng răng bị tiêu xương là biến chứng chỉnh nha nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc xương hàm và sức khỏe răng miệng. Để sớm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng này, hãy tham khảo ngay những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tiêu xương hàm khi niềng răng: Chớ nên chủ quan!
Tiêu xương khi niềng răng thường diễn ra thầm lặng, gây nên hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt nếu không được điều trị sớm. Cùng tìm hiểu nội dung sau để hiểu rõ hơn về tình trạng tiêu xương.
1.1 Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm răng là tình trạng xương ổ răng và xương chân răng suy giảm cả về mật độ, số lượng, chiều cao và thể tích, có thể xuất hiện ở bất cứ răng nào. Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm răng thường do mất răng trong thời gian dài, viêm nha chu, khớp cắn bị sang chấn, lực siết răng quá mạnh trong quá trình chỉnh nha,…
1.2 Hậu quả do tiêu xương hàm gây ra
Tiêu xương hàm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của răng miệng và thẩm mỹ gương mặt, cụ thể là:
- Sai lệch khớp cắn: Khi răng bị mất sẽ để lại khoảng trống. Nếu bạn tiếp tục ăn, nhai trong thời gian dài, các răng liền kề sẽ có xu hướng dồn về khoảng trống. Điều này gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn, răng trở nên yếu hơn và dễ bị lung lay, từ đó tăng nguy cơ gãy rụng.
- Tụt nướu: Tiêu xương làm giảm mật độ răng, phần xương không còn đủ khả năng để chống đỡ vùng nướu, dẫn đến tụt bờ nướu, phần thân răng trở nên dài hơn, lộ ra ngoài. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào chân răng gây viêm nhiễm, ê buốt.
- Biến dạng gương mặt: Tình trạng tiêu xương khiến hàm bị ngắn do thể tích xương thay đổi. Thời gian dài, phần má bị hóp lại, miệng móm, các dấu hiệu lão hóa gương mặt xuất hiện rõ ràng hơn. Từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn bộ gương mặt.
2. Nguyên nhân khiến niềng răng bị tiêu xương hàm
Tiêu xương khi niềng răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
2.1 Niềng răng sai kỹ thuật
Bác sĩ nha khoa thực hiện niềng răng không đúng kỹ thuật, các mắc cài và dây cung đặt ở vị trí không chuẩn xác làm giảm hiệu quả khi chỉnh nha và có thể gây tổn thương răng. Đặc biệt, khi bác sĩ dùng lực siết răng không đồng đều, có thể gây tổn thương đến xương hàm, thậm chí lệch khớp cắn làm tăng nguy cơ niềng răng bị tiêu xương.
2.2 Không điều trị bệnh lý răng miệng triệt để trước khi chỉnh nha
Việc không điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… trước khi niềng răng làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập ổ răng. Điều này làm ảnh hưởng đến tổ chức xương hàm, mô nướu, từ đó dẫn đến tình trạng tiêu xương khi niềng răng.
Xem thêm: Các bệnh lý về răng miệng phổ biến và cách phòng tránh
2.3 Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chăm sóc răng miệng không đúng cách trong quá trình niềng răng có thể dẫn đến tình trạng viêm nha chu, viêm nướu,… Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công chân răng, dẫn đến tình trạng tụt lợi, nghiêm trọng hơn có thể bị tiêu xương.
3. Nên làm gì nếu bị tiêu xương hàm khi niềng răng?
Trong quá trình niềng răng, nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu như sưng nướu, chảy máu chân răng, tụt lợi, răng lung lay,… thì nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Qua thăm khám cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác có tình trạng tiêu xương xảy ra hay không, nếu có bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục phù hợp.
Thông thường, trước khi niềng răng, bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng sức khỏe răng miệng, chụp phim để quan sát cấu tạo xương hàm. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ tạm dừng việc niềng răng và tập trung điều trị.
Với trường hợp tiêu xương nhẹ do bệnh lý, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm bệnh lý để kiểm soát tình trạng tiêu xương tiếp diễn, sau đó mới tiến hành niềng răng.
Với các trường hợp nặng, sau khi điều trị dứt điểm bệnh lý, bác sĩ còn chỉ định thực hiện ghép xương, đợi sau khi xương tích hợp, tái tạo tốt mới tiến hành niềng răng.
4. Bí quyết ngăn ngừa tiêu xương hàm khi niềng răng
Nguyên nhân niềng răng bị tiêu xương hàm chủ yếu đến từ việc thực hiện sai kỹ thuật và cơ sở nha khoa chưa điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi chỉnh nha. Vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng trên và đảm bảo hành trình niềng răng an toàn, việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là yếu tố tiên quyết.
Được thành lập từ năm 2012, Elite Dental là địa chỉ cung cấp dịch vụ nha khoa chuyên sâu. Bên cạnh các dịch vụ như trồng răng Implant, bọc răng sứ thẩm mỹ, tẩy trắng răng… dịch vụ chỉnh nha tại Elite Dental được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi:
- Trung tâm chỉnh nha chuyên sâu có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, thao tác chuẩn xác và xây dựng kế hoạch tối ưu. Trước khi niềng răng, bác sĩ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng sức khỏe răng miệng, chụp phim xương hàm đầy đủ cho khách hàng. Nếu phát hiện các bệnh lý răng miệng hoặc dấu hiệu tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định tạm dừng chỉnh nha và điều trị dứt điểm theo phác đồ chuẩn y khoa.
- Theo đuổi triết lý ‘xâm lấn tối thiểu, bảo tồn tối đa, kết quả bền vững và ổn định’, bác sĩ Elite Dental sẽ luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe răng miệng của khách hàng. Nhờ đó mang đến kết quả chỉnh nha sau cùng đảm bảo toàn diện về cả thẩm mỹ, ăn nhai và sức khỏe răng miệng lâu dài.
- Bác sĩ đồng hành chăm sóc sức khỏe răng miệng trong suốt hành trình chỉnh nha. Ngoài việc tái khám định kỳ, bác sĩ còn hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà, chế độ ăn uống, theo dõi sát sao quá trình siết răng, hiệu quả siết răng qua các tháng,…
- Elite Dental có hệ thống trang thiết bị, máy móc hỗ trợ chỉnh nha hiện đại, nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Nhờ đó hỗ trợ thực hiện niềng răng được chính xác, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Chi phí niềng răng hợp lý, hỗ trợ khách hàng trả góp, nhờ đó giúp bạn tự tin thực hiện chỉnh nha, lấy lại nụ cười tự tin mà không phải lo về tài chính.
>> Liên hệ đặt lịch hẹn với bác sĩ Elite Dental để được tư vấn và xây dựng kế hoạch chỉnh nha an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh đó, để quá trình niềng răng diễn ra an toàn và thuận lợi cũng phải có sự hợp tác từ phía khách hàng:
- Chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, nhằm ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nên bệnh lý răng miệng.
- Ăn uống khoa học khi niềng răng, đặc biệt hạn chế ăn món ngọt, thức ăn nhanh,… vì có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng.
- Thăm khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc có sự đồng hành của bác sĩ trong suốt hành trình chỉnh nha sẽ giúp bạn luôn an tâm niềng răng thuận lợi, xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh.
Niềng răng bị tiêu xương là biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ khuôn mặt, đồng thời mang đến cảm giác đau nhức, khó chịu. Do vậy, khi gặp các dấu hiệu bất thường kéo dài hoặc tái diễn thường xuyên khi chỉnh nha, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm, bảo vệ hàm răng khỏe mạnh.
Bài viết xem thêm: >> Vì sao niềng răng bị sưng lợi? Có sao không và khắc phục thế nào? >> Niềng răng bị lệch mặt, nhân trung phải làm sao? >> Niềng răng xong bị hóp má, hóp thái dương – Biện pháp khắc phục >> Niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu tiền? Có niềng được không?