Là cha mẹ, đừng bao giờ vứt đi răng sữa của con nếu không muốn sau này phải hối hận. Vì sao lại nói thế? Bởi vì hầu hết các bậc cha mẹ đều đã quen thuộc với khái niệm về lưu trữ máu cuống rốn con. Nhưng nếu chưa kịp làm điều đó, bạn vẫn có thể lưu trữ các tế bào gốc của con mình bằng một cách khác: răng sữa.
Mục lục
1. Là cha mẹ, đừng bao giờ vứt đi răng sữa của con nếu không muốn sau này phải hối hận
Khi trẻ rụng răng sữa để thay răng mới, hầu hết cha mẹ Việt thường có thói quen ném răng xuống gầm giường hoặc đơn giản chỉ là vứt bỏ bởi chuyện trẻ thay răng cũng “bình thường thôi”.
Tuy nhiên ít ai ngờ, bên trong chiếc răng sữa tưởng như bỏ đi ấy lại có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt diệu, có thể cứu mạng một đứa trẻ nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai.
>> Giải đáp: Răng sữa rụng bao lâu thì mọc răng vĩnh viễn? XEM NGAY
2. Tại sao lại là răng sữa?
Năm 2003, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Songtao Shi với Viện Nghiên cứu Răng Sọ phát hiện ra rằng trong một chiếc răng sữa có chứa từ 10-20 tế bào gốc có giá trị, có thể được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo sau này.
Sau khi nghiên cứu từ răng sữa của những em bé 7-8 tuổi, tiến sĩ Shi và đồng nghiệp phát hiện ra rằng tế bào gốc có trong răng sữa của trẻ hoàn toàn khác so với những gì họ tìm thấy trong răng người lớn.
Các tế bào gốc trong răng sữa có thể được sử dụng để sửa chữa các tế bào bị hư hại ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ.
Tế bào gốc từ răng sữa là một trong những tế bào gốc mạnh nhất trong cơ thể con người. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh hơn, nhiều và lâu hơn so với các tế bào gốc từ các khu vực khác. Nếu có tế bào gốc từ răng sữa trong tay, bệnh nhên sẽ không phải chờ đợi người hiến tủy, cũng không phải lo trường hợp cơ thể không thích ứng với tủy của người hiến tặng.
Cách chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ tốt nhất, giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp và nụ cười tươi vui trải nghiệm tương lai, Ba Mẹ cần tìm hiểu những kiến thức cần thiết về chăm sóc răng sữa. Cùng với những chăm sóc trong từng…
3. Em bé đầu tiên được lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa
Vào năm 2012, một cô bé người Anh tên Becca Graham đã trở thành em bé đầu tiên ở Anh lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa, khi em mới 7 tuổi. Bố của Becca vốn là nha sĩ nên anh đã cùng vợ nhổ hai chiếc răng sữa cửa trước khi chúng lung lay, sau đó trích lấy tủy răng rồi gửi đông lạnh, cất trữ để trong tương lai, con gái mình có thể sẽ được hưởng những tiến bộ y học trong nghiên cứu tế bào gốc. Theo các chuyên gia, chúng có thể giữ được hơn 30 năm.
Có thể bạn quan tâm: > Quy trình thay răng của trẻ từ 6 - 12 tuổi > Những lưu ý khi trẻ thay răng bố mẹ cần lưu ý > Trẻ sâu răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn? > Răng sữa lung lay có nên nhổ răng không?