Tráng men răng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa. Vì phương pháp này không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn cải thiện thẩm mỹ nụ cười. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ tráng răng là gì và có nên thực hiện hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các băn khoăn trên. Cùng tìm hiểu ngay.
Mục lục
1. Tìm hiểu tráng men răng là gì?
Tráng men cho răng là kỹ thuật phủ một lớp men nhân tạo được làm từ hydroxyapatite (hay còn gọi là canxi photphat) bao phủ lên mặt ngoài của răng. Qua đó giúp che đi các khuyết điểm của lớp men cũ, tái tạo lại cấu trúc răng do bị mòn và mất khoáng men răng. Bên cạnh đó, tráng men giúp răng đều màu, trắng sáng và thẩm mỹ hơn.
Men răng là bộ phận cứng bao bọc bên ngoài mỗi chiếc răng. Bộ phận này có vai trò bảo vệ ngà răng, tủy răng khỏi tác động của nhiệt độ hoặc axit từ thức ăn gây đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên, lớp men vẫn có thể bị mòn theo thời gian do thói quen ăn uống và chăm sóc răng không đúng cách. Khi men răng bị tổn thương thì không thể tự phục hồi lại như ban đầu. Do đó, phương pháp tráng men cho răng ra đời để khắc phục các tổn thương ở men răng.
2. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật tráng men răng
Nếu muốn tráng men cho răng thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ về ưu và nhược điểm của phương pháp, để đưa ra quyết định có nên thực hiện không.
2.1. Ưu điểm
Phương pháp tráng lớp men nhân tạo cho răng sở hữu các ưu điểm nổi bật như sau:
2.1.1. Cải thiện cảm giác ê buốt do mòn men răng
Lớp men răng nhân tạo giúp che đi các tổn thương của lớp men cũ, đồng thời tái tạo cấu trúc răng bị mòn. Điều này giúp cải thiện cảm giác ê buốt, mang lại cho bạn cảm giác thoải mái khi ăn nhai thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua.
2.1.2. Khôi phục lại màu răng
Vật liệu phủ men răng nhân tạo có màu trắng ngà tương tự màu răng thật. Do đó, phương pháp này sẽ giúp che đi các vết ố vàng, xỉn màu ở trên bề mặt răng, giúp răng đều màu và trắng sáng trở lại.
2.1.3. Phòng ngừa sâu răng
Sự kết hợp giữa kỹ thuật tráng men răng cùng công nghệ tái khoáng bổ sung thành phần florua giúp tái tạo men răng bị tổn thương do mài mòn, mất khoáng. Qua đó hình thành một lớp men răng mới bền chắc, ngăn chặn được sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.
2.1.4. Bảo vệ ngà răng
Lớp men răng nhân tạo mới đóng vai trò như một lớp bảo vệ răng, ngăn chặn các tác nhân có hại như thực phẩm, axit, vi khuẩn,… xâm nhập và gây hại đến ngà răng. Nhờ đó, ngà răng luôn khỏe mạnh để bảo vệ tủy, các mạch máu và dây thần kinh cảm giác tối ưu hơn.
2.1.5. Cải thiện các vấn đề nha khoa
Tráng răng có thể cải thiện một số vấn đề nha khoa thường gặp như mòn men răng, thiếu sản men răng. Ngoài ra, kỹ thuật này còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, răng nhạy cảm,… giúp răng luôn chắc khỏe và duy trì tuổi thọ lâu dài.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những lợi thế kể trên, tráng men răng vẫn có những hạn chế sau:
2.2.1. Độ bền không cao, bị xỉn màu theo thời gian
Lớp men được tráng ở rìa răng dễ bị sứt mẻ khi cắn thực phẩm quá cứng, khiến men răng bị vỡ và bong tróc. Hơn nữa, chất liệu của lớp men răng nhân tạo sẽ nhanh bị xỉn màu sau một thời gian sử dụng. Nếu người tráng men thường xuyên uống nước ngọt, sử dụng chất kích thích thì răng sẽ bị xỉn màu nhanh hơn.
2.2.2. Độ che phủ không cao
Lớp phủ men răng nhân tạo khá mỏng, nên đối với tình trạng răng bị nhiễm ố vàng quá nặng lớp men này không thể che phủ hoàn toàn. Với trường hợp này, bạn cần thực hiện tẩy trắng răng, dán veneer,… để cải thiện màu răng tối ưu hơn.
2.2.3 Tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến dạ dày
Nếu lớp tráng men không may bị nứt vỡ thì rất khó phát hiện và dễ nuốt vào bụng. Lúc này, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn do vật liệu tráng rất khó tiêu hóa. Điều này có thể gây ra một số bệnh lý như đau dạ dày, loét dạ dày,… ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
3. Có nên tráng men răng không?
Tùy vào tình trạng răng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có nên tráng men cho răng hay không. Cụ thể, bác sĩ chỉ tư vấn bạn thực hiện tráng răng trong các trường hợp sau:
- Mòn men răng do thiếu sản men răng bẩm sinh.
- Răng ố vàng, xỉn màu nhẹ do thực phẩm ăn hàng ngày.
- Răng nhạy cảm hoặc ê buốt, đau nhức do men răng bị mài mòn.
- Cải thiện độ cứng chắc của răng.
4. Quy trình tráng men răng như thế nào?
Quy trình tráng men cho răng thực hiện đơn giản và nhanh chóng gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ làm sạch và chuẩn bị bề mặt răng ở vị trí cần tráng men.
- Bước 2: Bác sĩ tiến hành phủ men răng nhân tạo lên từng bề mặt răng.
- Bước 3: Thực hiện tạo hình, chỉnh màu lớp men răng nhân tạo để đảm bảo bề mặt láng mịn, bằng phẳng và không bị cộm khi ăn uống.
- Bước 4: Bác sĩ chiếu đèn laser để làm cứng lớp men nhân tạo, giúp bám chắc hơn vào răng thật.
5. Cách chăm sóc răng sau khi tráng men
Để duy trì kết quả tráng men lâu dài, bạn cần chăm sóc răng đúng cách như sau:
- Sau tráng răng 2 – 3 giờ, bạn tránh ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng để lớp men răng mới bám vào răng thật tốt hơn.
- Ăn các món chín mềm, tránh đồ ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến lớp men bị vỡ hoặc bóc tách khỏi răng thật.
- Vệ sinh răng bằng bàn chải lông mềm, tránh cọ xát mạnh trong quá trình đánh răng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày kết hợp với biện pháp như súc miệng, tăm chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch răng, giữ lớp men răng nhân tạo luôn trắng sáng.
- Bạn tránh sử dụng tăm xỉa răng vì có thể làm rộng chân răng, làm xước hoặc vỡ lớp tráng men răng nhân tạo.
- Bạn không tự ý dùng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ ổn định của răng và xử lý phát sinh nếu có.
6. Câu hỏi thường gặp
Để hiểu rõ hơn về phương pháp tráng men cho răng, bạn có thể tham khảo các câu hỏi thường gặp và giải đáp tương ứng dưới đây:
6.1. Lớp tráng men có độ bền bao lâu?
Lớp men răng nhân tạo có độ bền khoảng 6 tháng. Sau thời gian này, bạn nên thực hiện tráng lại men răng để duy trì răng chắc khỏe, màu sắc trắng sáng.
6.2. Thời gian tráng men răng là bao lâu?
Quy trình tráng men cho răng được thực hiện trong khoảng 15 phút/răng. Tuy nhiên, thời gian này có thể dài hơn nếu răng cần xử lý các vấn đề khác trước khi thực hiện như lấy cao răng.
6.3. Tráng men có khắc phục các vấn đề nha khoa nghiêm trọng không?
Câu trả lời là Không. Tráng men cho răng chỉ khắc phục răng bị mòn men, thiếu sản men, ố vàng không điều trị các vấn đề nghiêm trọng như sâu răng, viêm tủy răng,… Nếu gặp vấn đề răng miệng nghiêm trọng thì bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Elite Dental – địa chỉ nha khoa chuyên sâu, chăm dưỡng nụ cười khỏe đẹp
Elite Dental là nha khoa chuyên sâu về nội nha, nha khoa tổng quát, tự hào có đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm thực tế. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng và đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng răng phù hợp, đạt kết quả tối ưu.
Với tình trạng men răng mòn nhiều hay răng nhiễm tetracycline, nhiễm fluor hoặc xỉn màu nặng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp như dán sứ Veneer, bọc sứ,… Elite Dental cam kết tất cả quy trình điều trị chuẩn Y khoa, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vô trùng, tránh các tổn thương không cần thiết. Đặc biệt, trong suốt quá trình điều trị bác sĩ Elite luôn theo sát, xử lý vấn đề phát sinh (nếu có) đảm bảo mang lại kết quả bền vững và toàn diện cho nụ cười khỏe đẹp, tươi sáng.
Bên cạnh đó, chi phí điều trị tại Elite Dental công khai rõ ràng ngay từ đầu, bác sĩ cam kết tư vấn đúng – đủ với tình trạng, không phát sinh thêm trong quá trình thực hiện. Do đó, khách hàng có thể an tâm hoàn toàn khi tiếp nhận điều trị. Hơn nữa, Elite Dental triển khai mô hình All-in-1 với tất cả khâu thăm khám – điều trị đều được thực hiện tại một cơ sở duy nhất. Nhờ đó, bạn không phải di chuyển nhiều nơi, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.
>> Đừng ngại LIÊN HỆ Elite Dental để đặt lịch khám răng với bác sĩ giỏi, điều trị vấn đề răng miệng chuẩn Y khoa hiệu quả và an toàn nhé!
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết rõ tráng men răng là gì và có nên thực hiện phương pháp này hay không. Nhìn chung, khi gặp tình trạng men răng bị tổn thương bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn tráng men răng nếu cần thiết nhé!
Bài viết xem thêm: >> Khi nào cần trám răng cửa? Có bền không và bao nhiêu tiền? >> Trám răng thưa có được không? Giá trám răng thưa bao nhiêu? >> Trám răng xong bị nhức: Nguyên nhân và cách khắc phục